Tết Nguyên Đán và lời khuyên hữu ích giúp trẻ bớt tăng động, nghịch ngợm

Rate this post

Tết Nguyên Đán đang đến gần mang theo sự háo hức của tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tết là dịp để trẻ được vui chơi thoải mái, được ăn những món ăn truyền thống và “tạm gác” bài vở sau một năm học hành chăm chỉ. Thế nhưng, nhiều phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý lại băn khoăn không biết dịp Tết này con cần chú ý gì trong sinh hoạt để không ảnh hưởng đến việc trị bệnh? Dưới đây là những bí quyết “bỏ túi” cho cha mẹ.

Tết, trẻ tăng động giảm chú ý nên kiêng gì?

Dù là thời xưa hay nay, trẻ nhỏ vẫn luôn háo hức với các món ăn hấp dẫn ngày Tết, nhưng cha mẹ nên nhắc trẻ hạn chế các thực phẩm sau để không làm trầm trọng hơn dấu hiệu tăng động:

Thực phẩm chứa nhiều đường

Bánh kẹo, mứt Tết… là món “khoái khẩu” của trẻ trong dịp Tết, thậm chí trẻ có thể bỏ bữa chính chỉ để ăn các loại đồ ngọt này. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ tăng động cần hạn chế loại thực phẩm này vì chúng chứa một lượng đường hóa học lớn không tốt với trẻ. Hơn nữa, việc ăn uống không đảm bảo sẽ khiến năng lượng cung cấp cho cơ thể không ổn định, gây rối loạn thêm hoạt động não bộ của trẻ, khiến các dấu hiệu bệnh tăng động trở lên trầm trọng hơn.

Nước giải khát, đồ uống có gas

Các bữa ăn, tiệc liên hoan trong ngày Tết thường không thể thiếu các loại nước này. Tuy nhiên, cũng giống như bánh kẹo Tết, các thức uống này thường chứa nhiều đường cùng các chất bảo quản, chất tạo màu… ảnh hưởng xấu đến trẻ tăng động giảm chú ý. Do đó bạn nên hạn chế cho con sử dụng các đồ uống này mà nên thay bằng nước lọc, các loại trà hoặc sữa đậu nành…

Xem thêm: Chất tạo màu thực phẩm có làm gia tăng chứng tăng động giảm chú ý?

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản

Bim bim, xúc xích, mì tôm… là những đồ ăn yêu thích của trẻ. Nhất là trong dịp Tết, khi cha mẹ quá bận rộn không để ý, trẻ thường ăn quá nhiều các đồ ăn này. Hàm lượng cao các chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi, chất phụ gia trong các thực phẩm này gây kích thích não bộ của trẻ khiến trẻ có xu hướng hiếu động hơn và khó tập trung chú ý.

Thực phẩm chứa nhiều Gluten

Theo nghiên cứu, các thực phẩm này làm gia tăng các biểu hiện tăng động ở trẻ. Do đó, trẻ nên hạn chế các thực phẩm như: bột mì, bánh mì trắng, mì căn, mì gói, lúa mạch (bia), bánh quy, bánh bông lan…

Trẻ tăng động nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường

Trẻ tăng động nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường

Bạn băn khoăn về chế độ chăm sóc và điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý trong dịp Tết này? Bạn liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Trẻ tăng động nên ăn gì trong dịp Tết? 5 nhóm dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Dù là ngày Tết hay ngày thường, cha mẹ cần duy trì bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho con từ các nhóm thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu protein: đây là nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và ổn định cho trẻ tăng động giảm chú ý. Nhu cầu protein cho trẻ thường từ 24 – 30 gram/ngày và nên bổ sung vào buổi sáng để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày dài hoạt động. Nhóm thực phẩm giàu protein bao gồm: phô mai, trứng, đậu, sữa, thịt nạc, hải sản,…

Thực phẩm giàu chất xơ: bổ sung đủ chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa đồng thời tránh hấp thu một cách ồ ạt các chất dinh dưỡng để không làm gia tăng quá mức lượng đường trong máu. Bên cạnh các thực phẩm giàu đạm, cha mẹ nên khuyến khích con ăn các loại rau, củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,…

Thực phẩm giàu Omega – 3: đây là chất béo thiết yếu đối với não bộ trẻ, đặc biệt là trẻ tăng động giảm chú ý. Do đó, Tết này bạn hãy cho trẻ ăn các loại quả hạch (quả hạnh nhân, óc chó,…), cá biển (cá hồi, cá thu), dầu thực vật (dầu oliu, dầu hạt nho, dầu hạt cải)

Thực phẩm giàu GABA: GABA (Gamma Aminobutyric Acid) là chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp ổn định các kích thích quá mức trong não bộ, giảm các hành vi hiếu động quá mức ở trẻ tăng động giảm chú ý. Do đó, bạn nên bổ sung GABA từ trứng, súp lơ xanh, rau chân vịt, cam, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,… cho trẻ tăng động giảm chú ý đặc biệt là trong dịp Tết bởi lúc này có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tăng động

Thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng ( Sắt, kẽm, Magie): đây là 3 nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh bình thường trong não bộ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Trẻ nên tăng cường các thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại đậu,…

Trẻ tăng động nên bổ sung đủ dưỡng chất trong dịp Tết này

Trẻ tăng động nên bổ sung đủ dưỡng chất trong dịp Tết này

Những lưu ý trong dịp Tết với trẻ tăng động giảm chú ý

Ngoài việc ăn uống điều độ, dưới đây là một số lời khuyên cho trẻ tăng động giảm chú ý:

– Tuân thủ điều trị: Cha mẹ nên nhắc nhở con ăn uống đầy đủ, dùng thuốc đúng giờ để không làm gián đoạn việc điều trị. Ngoài ra, bạn nên cho con kết hợp sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là giải pháp giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tăng động giảm chú ý. Trên thị trường hiện nay có thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với các thành phần thảo dược Câu đằng, An tức kết hợp cùng GABA, Taurin… giúp giảm bớt các biểu hiện hiếu động bốc đồng quá mức và tăng cường khả năng tập trung chú ý của trẻ tăng động. Chia sẻ của chị Hà (Điện Biên) cũng chính là kinh nghiệm hay dành cho cha mẹ khi muốn trị khỏi chứng tăng động cho con:

Kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý cho con thành công

Bạn có thể quan tâm:

Cốm Egaruta  và những lợi ích chuyên biệt với trẻ tăng động giảm chú ý

Hạn chế thức khuya: dịp Tết, trẻ được nghỉ và không phải đi học nên thường thức khuya hơn và ngủ dậy muộn vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, việc thay đổi giờ giấc sinh hoạt, ngủ không đủ giấc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị bệnh tăng động của trẻ. Do đó, sau một ngày dài hoạt động, cha mẹ nên nhắc con đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, căng thẳng.

Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài: các chương trình giải trí dịp Tết là niềm yêu thích của mọi trẻ. Trẻ có thể dành hàng giờ để chơi game, xem hoạt hình… mà không thấy chán. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để con tiếp xúc với ti vi, điện thoại, máy tính quá lâu bởi kích thích từ trò chơi và các thiết bị này có thể khiến các biểu hiện tăng động trầm trọng hơn.

Duy trì thời gian biểu khoa học: việc giáo dục hành vi và xây dựng các thói quen tốt với trẻ tăng động là cả một quá trình, do đó, trong thời gian nghỉ Tết, cha mẹ vẫn nên duy trì các thói quen này cho con. Ngoài ra, bạn nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng sự gắn kết và hiểu thêm về phong tục truyền thống ngày Tết Việt Nam.

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết trên, cha mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về việc chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý để cả gia đình có một kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán thật vui khỏe.

Bạn có thể quan tâm:

Dạy trẻ tăng động giảm chú ý như thế nào cho đúng?

Kinh nghiệm trị bệnh tăng động cho trẻ tại nhà

Ds. An Chu

Nguồn tham khảo:

https://www.everydayhealth.com/adhd-pictures/how-food-can-affect-your-childs-adhd-symptoms.aspx#08

———————–

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận