Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển có thể ảnh hưởng đến khả năng thành công của trẻ ở trường học cũng như các mối quan hệ xã hội. Các dấu hiệu của trẻ bị tăng động đôi khi rất khác nhau và cũng khó nhận biết. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm nhận định được tình trạng của con em mình từ đó có hướng can thiệp thích hợp.
14 dấu hiệu của trẻ bị tăng động giảm chú ý
Hiếu động, nghịch ngợm quá mức
Dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất ở trẻ tăng động giảm chú ý là sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch luôn tay luôn chân, không bao giờ chịu ngồi yên, thích leo trèo, chạy nhảy khắp nơi. Trong lớp học, trẻ thường tự do đi lại, không thể ngồi yên 5 – 10 phút để nghe giảng, tự ý ra ngoài mà không xin phép giáo viên.
Dấu hiệu của trẻ bị tăng động là nghịch ngợm luôn tay, luôn chân
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện của tăng động giảm chú ý hãy thực hiện ngay bài test chẩn đoán chính xác cho trẻ TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại/Zalo tới số 0963048266, các chuyên gia sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn.
Thiếu tập trung chú ý
Triệu chứng điển hình thứ hai mà đa phần trẻ tăng động đều gặp phải đó là sự thiếu tập trung chú ý, ngay cả khi cha mẹ, thầy cô, bạn bè đang trò chuyện trực tiếp với chúng. Trẻ có thể nói dối rằng mình vẫn đang nghe nhưng khi được yêu cầu nhắc lại, trẻ dường như không thể lặp lại câu chuyện bạn vừa kể. Sự thiếu tập trung ảnh hưởng khá lớn với những trẻ trong độ tuổi đi học, bởi trẻ dễ dàng bỏ lỡ những bài học quan trọng, dẫn đến kết quả học tập kém, không thể theo kịp bạn bè đồng trang lứa.
Bốc đồng, nóng nảy
Là biểu hiện thường thấy ở trẻ tăng động, trẻ không suy nghĩ trước khi hành động, thích là làm, chẳng hạn như trèo lên cao rồi nhảy xuống hoặc lao nhanh ra đường mà không hề biết sự nguy hiểm của các hành động đó. Trẻ cũng rất nóng nảy, dễ cáu gắt và hay giận hờn vô cớ.
Ồn ào, nói nhiều
Trẻ nói nhiều, nói chen ngang vào câu chuyện của người khác, đôi khi nói những câu vô nghĩa và không ý thức được trong hoàn cảnh nào cần sự yên lặng. Trẻ cũng khó có thể giữ bình tĩnh khi tham gia các hoạt động giải trí.
Trí nhớ kém
Cũng vì sự thiếu tập trung, chú ý nên trẻ bị tăng động rất dễ bỏ quên nhiệm vụ của mình trong ngày, chẳng hạn như: làm bài tập về nhà, dọn dẹp đồ chơi,… Điểm dễ nhận biết ở trẻ tăng động nữa là thường xuyên làm mất đồ như sách vở, bút, thước, đồ chơi,…
Không chỉ hay bỏ sót các nhiệm vụ trong ngày, trẻ còn thường “học trước, quên sau”. Con chị Thúy (TP HCM) trong video sau là một ví dụ điển hình. Cùng theo dõi câu chuyện của chị Thúy để hiểu rõ hơn về những biểu hiện của trẻ tăng động và cách mà chị Thúy đã giúp con thoát khỏi chứng bệnh này:
Chị Thúy chia sẻ bí kíp giúp con tập trung và ghi nhớ tốt hơn
Quậy phá người khác
Trẻ bị tăng động rất khó hòa nhập với mọi người nhưng lại thường xuyên quậy phá, chen ngang khi người khác đang nói chuyện hoặc chơi các trò chơi.
Khó khăn khi chờ đến lượt
Khi trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chúng thường gặp nhiều khó khăn khi chờ đến lượt của mình, đồng thời cũng khó tuân thủ luật lệ của trò chơi.
Trẻ bị tăng động thường quậy phá, khó chờ tới lượt mình khi chơi cùng người khác
Rối loạn cảm xúc
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, trẻ rất dễ giận dữ, thường xuyên lo lắng, bồn chồn quá mức khiến chúng hay phải đứng dậy, chạy xung quanh hoặc vặn vẹo người khi ngồi trên ghế.
Rối loạn giấc ngủ
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường kèm theo tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không tròn giấc. Trẻ thường ngủ khá muộn, thậm chí 1,2 giờ sáng vẫn lăn lộn trên giường, có trẻ lại hay bị tỉnh giấc giữa đêm và quấy khóc khiến cha mẹ vất vả, mệt mỏi.
Bỏ dở công việc giữa chừng
Một dấu hiệu của trẻ tăng động mà nhiều cha mẹ nhận thấy, đó là trẻ rất dễ bỏ dở công việc giữa chừng, đặc biệt là những nhiệm vụ yêu cầu tư duy logic. Ví dụ như đang chơi trò này, trẻ lại bỏ đi chơi trò khác hoặc đang học toán chưa xong lại nhảy qua học văn…
Tránh các nhiệm vụ phải nỗ lực tinh thần
Những nhiệm vụ đòi hỏi tinh thần bền vững, lâu dài như hoàn thành một bài tập lớn, hoặc chú ý nghe giảng trong suốt một tiết học… đều gây khó khăn cho trẻ bị tăng động. Trẻ sẽ cố gắng lảng tránh thực hiện hoặc tự ý lựa chọn những thứ đơn giản hơn.
Gặp nhiều sai lầm
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều thách thức trong việc làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện theo một kế hoạch nhất định, khiến trẻ khó tránh khỏi những sai lầm, bất cẩn, thậm chí là lặp đi lặp lại nhiều lần một lỗi sai dù đã được nhắc nhở. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ lười biếng và thiếu thông minh.
Không quan tâm sự việc xung quanh
Có những lúc bạn thấy trẻ trở nên yên tĩnh, ít quậy phá hơn, thay vào đó là tình trạng mơ màng, nhìn trong vô thức và bỏ qua mọi thứ đang diễn ra xung quanh.
Kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc kém
Đa phần trẻ tăng động giảm chú ý gặp khó khăn trong việc quản lý thời gian, sắp xếp tổ chức công việc. Khi có quá nhiều nhiệm vụ cùng một lúc, trẻ sẽ không biết nên ưu tiên việc nào trước, việc nào sau. Đồng thời, trẻ cũng thường không để ý đến khoảng thời gian đã trôi qua, điều này có thể khiến trẻ mải mê và quên mất rằng mình đang làm các bài kiểm tra, test trình độ… đó là lí do kết quả học tập thường kém hơn trẻ khác.
Hướng dẫn cha mẹ cách nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Việc nuôi dạy trẻ tăng động không phải chỉ một sớm, một chiều mà cần sự kiên trì, quyết tâm và tin tưởng tới cùng. Cha mẹ có thể thực hiện theo một số gợi ý sau:
Tạo lập thời gian biểu cụ thể: Cha mẹ nên thiết lập một thời gian biểu thật chi tiết, cụ thể, trong đó có các mốc thời gian cho từng nhiệm vụ trong ngày của trẻ từ thức dậy, đi học, chơi thể thao,… cho đến thời gian đi ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý và rèn luyện kĩ năng tổ chức, sắp xếp công việc.
Dành lời khen ngợi đúng lúc: Khi trẻ có những hành động đúng đắn, bạn nên dành những lời khen như “con làm tốt lắm, cha mẹ rất tự hào về con”,… để khích lệ trẻ tiếp tục cố gắng hơn nữa. Ngoài ra bạn cũng có thể khuyến khích trẻ bằng những món quà nhỏ như một buổi đi chơi cùng gia đình, một cuốn sách, một món đồ chơi trẻ thích,…
Cha mẹ nên dành những lời khen ngợi khi trẻ làm điều đúng đắn
Đưa ra những hậu quả khi trẻ làm sai: Mỗi khi trẻ làm sai, bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng, tránh dùng đòn roi, đồng thời đưa ra các hình phạt cụ thể và áp dụng ngay như “vì con không ngoan ngoãn nên con sẽ không được đi chơi với bố mẹ trong chiều nay nữa”…
Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ: Thường xuyên tâm sự, trò chuyện và khuyến khích trẻ kể về những khó khăn của bản thân là cách để cha mẹ thêm thấu hiểu trẻ, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp trẻ xử lý mọi vấn đề tốt hơn.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể: Nhằm tạo cơ hội để con được kết giao bạn bè, rèn luyện sự kiên nhẫn, học cách chờ tới lượt của mình… cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi như đá bóng, đạp xe, cầu lông, bóng chuyền, tập võ… cũng bạn bè và người thân.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về các “mẹo” hay để nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý được chia sẻ bởi Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành tại video sau:
Chuyên gia hướng dẫn cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Tăng động có thể khó nhận biết nhưng nếu chú ý hơn về những dấu hiệu hành vi, cảm xúc của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể nhận định sớm tình trạng của con từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Chào bạn Phạm Hoàng,
Với bé 3,5 tuổi bị tăng động giảm chú ý, để điều trị bệnh hiệu quả thì bạn nên cho bé sử dụng cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong khoảng 3 – 6 tháng để cải thiện tình trạng của bé. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó giúp giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung chú ý cho bé.
Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của những phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý đã trị bệnh cho con hiệu quả nhờ sản phẩm này qua bài viết dưới đây: https://roiloantangdong.com/bai-viet/mach-cha-me-bi-quyet-dieu-tri-tang-dong-giam-chu-y-cho-con-ngay-tai-nha
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Nguyệt
4 Năm Trước
Be nhà em 5t ko tập trung hoc ở lớp ít chơi voi bạn nhiều câu nói trươc quên sau nhưng về bảng chử cai màu săc động vật về cả tiêng anh tiếng việt đều biết nhưng ở lớp thì nhút nhát về vs bố mẹ dậy thì lại nhanh nhẹn vậy có pải con bị giảm chú ý ko ạ
Chào bạn Nguyệt,
Trẻ bị giảm khả năng tập trung do dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, phương pháp giáo dục, thiếu ngủ, sử dụng các thiết bị điện tử,… hoặc cũng có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý. Bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp.
Để giúp bé tập trung chú ý hơn, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn trong bài viết sau: https://roiloantangdong.com/bai-viet/12-bi-bip-giup-tre-tang-dong-cai-thien-kha-nang-tap-trung-chu-y
Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Đỗ Thị Quyên
4 Năm Trước
Chào bs, bé nhà e nay đc 12 tháng 19 ngày thì đã có thể thăm khám và xác định đúng đc bệnh tăng động chưa ạ? E cám ơn !
Chào bạn Đỗ Thị Quyên,
Trẻ từ 3 tuổi trở lên được đánh giá là độ tuổi vàng để chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Do vậy, nếu phát hiện con có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, khó ngủ, dễ nổi cáu, nóng giận hoặc không tập trung, hay phân tâm, không thể kiên trì lâu trong bất cứ công việc gì và tình trạng này đã kéo dài trên 6 tháng, lúc này bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Còn trong trường hợp bé dưới 3 tuổi thì gia đình nên theo dõi và giáo dục con thêm một thời gian, đợi đến khi con đủ 3 tuổi mà các biểu hiện bệnh vẫn không cải thiện thì hãy đưa con đi khám. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám tăng động giảm chú ý trong bài viết: https://roiloantangdong.com/bai-viet/danh-sach-dia-chi-tham-kham-tang-dong-giam-chu-y
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
đỗ hoa
4 Năm Trước
chào bác sĩ.Con e năm nay đc gần 4 tuổi. trước đây bé cũng rất nghịch ngợm nhưng e chỉ nghĩ là do bé hiếu động nhưng thời gian gần đây e thấy bé nghịch ngợm luôn tay, nhiều khi mẹ quát mắng hay đánh đòn bé vẫn không bớt nghịch, nói trước quên sau, còn có biểu hiện chống đối lại người khác khi bị mắng, đi học hay đánh bạn, cô giáo tách riêng ra ngồi 1 chỗ thì lại ra trêu các bạn. Bác sỹ cho e hỏi như thế có phải bé bị bệnh tăng động giảm chú ý không? nếu đúng thì e nên cho e đi khám ở bệnh viện nào để có kết quả chính xác ạ
Chào bạn Đỗ Hoa,
Qua mô tả của bạn, những biểu hiện như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, hoạt động chân tay liên tục, nói trước quên sau, chống đối, hay trêu chọc, đánh bạn, không chú tâm trên lớp,… mà bé đang gặp có khả năng cao là do mắc chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, để đánh giá bệnh một cách chính xác nhất, bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Bạch Mai… thăm khám, từ đó kịp thời có hướng khắc phục phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám và điều trị tăng động giảm chú ý uy tín trong bài viết sau: https://roiloantangdong.com/bai-viet/danh-sach-dia-chi-tham-kham-tang-dong-giam-chu-y
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện thêm một bài test đánh giá bệnh cho con theo hướng dẫn tại đường link sau: https://bit.ly/2mMqZnM
Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện tốt hơn các biểu hiện đang gặp, bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động; giúp bé biết kiểm soát hành vi, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, chú ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây: https://roiloantangdong.com/bai-viet/com-egaruta-lua-chon-toi-uu-nhat-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
bị tăng động giảm chú ý thì cần bổ xung cốm này như thế nào , bé 3,5 tuổi rồi ah
Chào bạn Phạm Hoàng,
Với bé 3,5 tuổi bị tăng động giảm chú ý, để điều trị bệnh hiệu quả thì bạn nên cho bé sử dụng cốm Egaruta với liều 2 gói/ngày chia 2 lần trong khoảng 3 – 6 tháng để cải thiện tình trạng của bé. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh; từ đó giúp giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung chú ý cho bé.
Bạn có thể tìm hiểu chia sẻ của những phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý đã trị bệnh cho con hiệu quả nhờ sản phẩm này qua bài viết dưới đây:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/mach-cha-me-bi-quyet-dieu-tri-tang-dong-giam-chu-y-cho-con-ngay-tai-nha
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
Be nhà em 5t ko tập trung hoc ở lớp ít chơi voi bạn nhiều câu nói trươc quên sau nhưng về bảng chử cai màu săc động vật về cả tiêng anh tiếng việt đều biết nhưng ở lớp thì nhút nhát về vs bố mẹ dậy thì lại nhanh nhẹn vậy có pải con bị giảm chú ý ko ạ
Chào bạn Nguyệt,
Trẻ bị giảm khả năng tập trung do dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, phương pháp giáo dục, thiếu ngủ, sử dụng các thiết bị điện tử,… hoặc cũng có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý. Bạn nên sớm đưa bé đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhi Đồng 1… hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt để thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp.
Để giúp bé tập trung chú ý hơn, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn trong bài viết sau:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/12-bi-bip-giup-tre-tang-dong-cai-thien-kha-nang-tap-trung-chu-y
Nếu cần bất cứ sự hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ tới số điện thoại 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!
Chào bs, bé nhà e nay đc 12 tháng 19 ngày thì đã có thể thăm khám và xác định đúng đc bệnh tăng động chưa ạ? E cám ơn !
Chào bạn Đỗ Thị Quyên,
Trẻ từ 3 tuổi trở lên được đánh giá là độ tuổi vàng để chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Do vậy, nếu phát hiện con có những dấu hiệu bất thường như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, khó ngủ, dễ nổi cáu, nóng giận hoặc không tập trung, hay phân tâm, không thể kiên trì lâu trong bất cứ công việc gì và tình trạng này đã kéo dài trên 6 tháng, lúc này bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi như bệnh viện Nhi Trung ương hoặc một số trung tâm hỗ trợ chuyên biệt khám. Tại đây bác sĩ sẽ thực hiện các bài test đánh giá từ đó giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng khắc phục phù hợp. Còn trong trường hợp bé dưới 3 tuổi thì gia đình nên theo dõi và giáo dục con thêm một thời gian, đợi đến khi con đủ 3 tuổi mà các biểu hiện bệnh vẫn không cải thiện thì hãy đưa con đi khám. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về địa chỉ khám tăng động giảm chú ý trong bài viết:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/danh-sach-dia-chi-tham-kham-tang-dong-giam-chu-y
Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần và hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho con. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!
chào bác sĩ.Con e năm nay đc gần 4 tuổi. trước đây bé cũng rất nghịch ngợm nhưng e chỉ nghĩ là do bé hiếu động nhưng thời gian gần đây e thấy bé nghịch ngợm luôn tay, nhiều khi mẹ quát mắng hay đánh đòn bé vẫn không bớt nghịch, nói trước quên sau, còn có biểu hiện chống đối lại người khác khi bị mắng, đi học hay đánh bạn, cô giáo tách riêng ra ngồi 1 chỗ thì lại ra trêu các bạn. Bác sỹ cho e hỏi như thế có phải bé bị bệnh tăng động giảm chú ý không? nếu đúng thì e nên cho e đi khám ở bệnh viện nào để có kết quả chính xác ạ
Chào bạn Đỗ Hoa,
Qua mô tả của bạn, những biểu hiện như nghịch ngợm, hiếu động quá mức, hoạt động chân tay liên tục, nói trước quên sau, chống đối, hay trêu chọc, đánh bạn, không chú tâm trên lớp,… mà bé đang gặp có khả năng cao là do mắc chứng tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, để đánh giá bệnh một cách chính xác nhất, bạn nên sớm đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Bạch Mai… thăm khám, từ đó kịp thời có hướng khắc phục phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ khám và điều trị tăng động giảm chú ý uy tín trong bài viết sau:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/danh-sach-dia-chi-tham-kham-tang-dong-giam-chu-y
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện thêm một bài test đánh giá bệnh cho con theo hướng dẫn tại đường link sau:
https://bit.ly/2mMqZnM
Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện tốt hơn các biểu hiện đang gặp, bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động; giúp bé biết kiểm soát hành vi, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, chú ý. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết dưới đây:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/com-egaruta-lua-chon-toi-uu-nhat-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!