Là phụ huynh chắc hẳn ai cũng cảm thấy vô cùng lo lắng khi con học tập sa sút, liên tục bị điểm kém, ở lớp thầy cô phàn nàn nhiều. Lúc này thay vì la mắng con, cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khiến con không tập trung học, từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Dấu hiệu trẻ học tập sa sút
Nếu chú ý quan sát, cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra những biểu hiện trẻ học tập sa sút như sau:
Thường xuyên bị điểm kém
Điểm số là một trong những yếu tố phản ánh trực tiếp kết quả và hành trình học tập của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu cha mẹ thấy con thường xuyên bị điểm kém hoặc giảm thứ hạng trong các bài kiểm tra trên lớp và các kỳ thi, tình trạng này kéo dài trên 2 tháng thì chứng tỏ phong độ học tập của con đang bị sa sút.
Giảm hứng thú học tập
Các con thường tỏ ra chán nản khi học, không muốn đi học, thường làm việc riêng trong giờ học như đọc truyện, chơi game,… Đây là dấu hiệu các con đang dần mất đi niềm đam mê với việc học nên không thể tập trung vào bài giảng của thầy cô, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Giảm cường độ, thời gian học tập
Trẻ không còn chăm chỉ học hành như trước và thường lảng tránh việc làm bài tập về nhà hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao, thậm chí làm bài cẩu thả để rút ngắn thời gian.
Gặp nhiều khó khăn với bài tập về nhà
Nếu như trước đây con có thể dễ dàng giải quyết bài tập về nhà thì giờ con thường tỏ ra loay hoay và khó khăn với các nhiệm vụ, mất nhiều thời gian hơn để làm bài và gần như không thể hoàn thành nếu không có sự trợ giúp từ cha mẹ.
Với các học sinh khá giỏi, tình trạng học tập sa sút có thể nhận thấy thông qua việc con không thể giải được các bài tập nâng cao như trước, thay vào đó chỉ là các bài tập ở mức độ trung bình.
Thường giấu diếm kết quả học tập của mình
Đây là tâm lý chung của 80% các trẻ có kết quả học tập sa sút. Vì kết quả học tập, thi cử không được như mong đợi nên trẻ thường sẽ lảng tránh khi cha mẹ hỏi về kết quả các bài thi. Nhiều trẻ còn tỏ thái độ mạnh mẽ như cáu gắt, giận dỗi, đập phá sách vở, đồ dùng.
Trẻ tách biệt với tập thể
Những trẻ có kết quả học tập sa sút thường có tâm lý tự ti, ngại giao lưu với bạn bè trong những hoạt động tập thể. Trẻ có xu hướng muốn khép mình, ít giao tiếp với mọi người xung quanh và rất nhạy cảm khi có người nhắc đến mình hoặc việc học hành.
Trẻ chán học là dấu hiệu trẻ học tập sa sút cần nhận biết sớm
Nguyên nhân nào khiến trẻ học tập sa sút
Khả năng tiếp thu, tập trung, ghi nhớ quyết định đến 80 – 90% kết quả học tập của các con nên phần lớn các trẻ học tập sa sút đều do thiếu tập trung, ghi nhớ kém liên quan đến những nguyên nhân sau:
– Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Trẻ thường không thể duy trì sự tập trung cao độ trong bất kỳ việc gì, đặc biệt là thường bỏ qua những chi tiết nhỏ. Ngoài ra trẻ thường tăng hoạt động quá mức, chân tay ngọ nguậy liên tục, khó kiểm soát cảm xúc, thường hung hăng, dễ cáu gắt,…
– Khả năng tư duy kém: thường liên quan đến yếu tố di truyền hoặc trẻ có những tổn thương về não bộ do nhiễm độc, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc… Những trẻ gặp vấn đề về tư duy nên thường tiếp thu chậm hơn bạn bè, đặc biệt là các môn học đòi hỏi sự tư duy, logic như toán học, vật lý, hóa học,….
– Trẻ căng thẳng, áp lực học hành: Áp lực từ gia đình và thầy cô sẽ khiến trẻ lo lắng quá mức và bị ảnh hưởng đến khả năng học tập, nếu kéo dài vừa khiến trẻ học hành sa sút vừa có nguy cơ bị rối loạn tâm lý, thậm chí là trầm cảm học đường.
– Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn mất cân đối, không cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cấu tạo cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ sẽ khiến trẻ có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, kém tập trung học hành.
– Ngủ không đủ giấc: Trẻ nhỏ cần ngủ tối thiểu 8 – 10 tiếng mỗi đêm, nếu không đủ giấc các con thường có biểu hiện ngủ gà ngủ gật vào sáng hôm sau, uể oải, không tập trung học được.
– Ảnh hưởng từ các thiết bị điện tử: Việc sử dụng máy tính, điện thoại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, một số chương trình có nội dung tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và hành vi của trẻ.
– Môi trường và phương pháp học không phù hợp: Góc học tập quá ồn ào, có nhiều yếu tố khiến trẻ phân tâm hoặc phương pháp giảng dạy không hấp dẫn khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, không hứng thú với bài học.
– Thiếu sự quan tâm của cha mẹ: Sự lơ là, thiếu quan tâm của cha mẹ cũng có thể khiến con học tập sa sút. Điều này khiến trẻ có suy nghĩ không xem trọng việc học, không có ý thức tự giác. Trẻ khó khăn khi hoàn thành việc hoàn thành bài tập về nhà nhưng lại không nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ cha mẹ.
Tình trạng học tập sa sút nếu không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp giúp con học hành tiến bộ, cha mẹ hãy liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0962.048.266.
Trẻ học tập sa sút đối mặt với những khó khăn gì?
Kết quả học tập là một trong những tiêu chí phản ánh năng lực của trẻ. Ở những trẻ có kết quả học tập sa sút thường gặp nhiều áp lực từ cả hai phía gia đình và nhà trường.
Điều này rất dễ khiến trẻ dần hình thành những cảm xúc tiêu cực như chán nản, mất động lực, tự ti, ngại chia sẻ hoặc cô lập với tập thể. Thực tế đã có những trường hợp trẻ học tập sa sút trong thời gian dài có nguy cơ trầm cảm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Biện pháp giúp con tăng cường tập trung, giảm căng thẳng, học tập tiến bộ
Để giúp con yêu học hành tốt, cha mẹ có thể áp dụng theo những biện pháp sau đây để hỗ trợ cho con:
– Xây dựng môi trường học tập tốt: Con sẽ khắc phục được tình trạng học tập sa sút nếu có một góc học tập thật yên tĩnh, thoáng đãng và thoải mái. Phòng học của con cần đảm bảo đủ ánh sáng, bàn ghế thoải mái, phù hợp với chiều cao của con, không có ti vi, máy tính, điện thoại, đồ chơi… gây phân tâm.
– Xây dựng lịch học cân đối: Hãy thiết lập một lịch học tập cố định hàng ngày, cân bằng giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, nhờ đó con sẽ ý thức được rằng vào một thời gian cố định con sẽ cần tập trung tối đa cho việc học.
– Khuyến khích con đọc sách thay vì sử dụng thiết bị điện tử: Đọc là một phần quan trọng của việc học giúp con cải thiện khả năng tập trung tốt. Cha mẹ hãy rèn cho con thói quen đọc sách ngay từ nhỏ và khuyến khích con đọc sách mỗi ngày.
– Hỗ trợ con giải quyết bài tập về nhà: Nếu con gặp khó khăn với bài tập về nhà, cha mẹ hãy hướng dẫn con một cách tỉ mỉ và cùng con tìm ra cách giải quyết.
– Khuyến khích tư duy độc lập: Hãy khuyến khích con tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Điều này sẽ phát triển kỹ năng tự học của con rất tốt.
– Thúc đẩy việc học nhóm: Học nhóm có thể giúp con nắm bắt kiến thức tốt hơn thông qua trao đổi thông tin và thảo luận với bạn bè.
– Tạo động lực cho con: Cha mẹ hãy dành cho con những lời khen và phần thưởng nhỏ khi con có những thành tích tốt trong học tập hoặc đơn giản là khi con có ý thức tự giác học tập.
– Thường xuyên theo dõi tiến trình học tập của con: Hãy cùng con trao đổi và thảo luận để cùng con giải quyết những khó khăn trong quá trình học.
Một điều quan trọng cha mẹ cần nhớ rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và có phong cách học tập riêng nên cần có những điều chỉnh phù hợp dựa trên nhu cầu và sở thích của con mình.
Cha mẹ cần quan tâm đúng mức tình trạng trẻ học tập sa sút
Egaruta Platinum – cốm bổ não hàng đầu giúp trẻ thông minh, tăng tập trung ghi nhớ
Song song với những biện pháp kể trên, việc bổ sung những sản phẩm bổ não là giải pháp được hàng triệu phụ huynh lựa chọn để giúp khắc phục tình trạng học tập sa sút, tăng cường tư duy và cải thiện khả năng tập trung ghi nhớ tốt hơn.
Giữa rất nhiều các sản phẩm bổ não trên thị trường thì cốm Egaruta Platinum vẫn là thương hiệu nổi bật được đông đảo phụ huynh tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” giúp con yêu vượt qua tình trạng học tập sa sút để tiến bộ hơn mỗi ngày.
Lý do là bởi cốm Egaruta Platinum là sản phẩm cải tiến ưu việt từ công thức của cốm Egaruta – đã có uy tín gần 10 năm trên thị trường trong dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Sản phẩm đã được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép lưu hành và nhiều chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao.
Egaruta Platinum đặc biệt bổ sung thêm 2 thành phần là Phosphatidylserine & DHA chính là những vũ khí lợi hại giúp chăm sóc và phát triển trí não toàn diện. Như vậy, với công thức hoàn hảo từ 7 thành phần gồm Phosphatidylserine, DHA, GABA, Taurine, Magie, Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta Platinum mang hỗ trợ đắc lực với những trẻ đang gặp các vấn đề về tập trung, ghi nhớ và tiếp thu dẫn đến học tập sa sút, cụ thể như sau:
– Bổ sung dưỡng chất thiết yếu giúp não bộ phát triển khỏe mạnh
– Tăng cường sự tập trung và tiếp thu giúp trẻ học nhanh nhớ lâu hơn
– Tăng trí nhớ giúp trẻ liên kết thông tin và tăng tốc độ phản xạ trước mọi tình huống
– Giảm bớt căng thẳng, áp lực học hành
– Cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn, giúp phục hồi và phát triển não bộ.
Egaruta Platinum – Giải pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng học tập sa sút
Đánh giá về tác dụng của cốm Egaruta Platinum, các chuyên gia Nhi khoa đã dành nhiều lời khen về sự kết hợp của bộ đôi gồm Phosphatidylserine và DHA, trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành) khẳng định:
“Dòng sản phẩm cải tiến là cốm Egaruta Platinum bổ sung 2 dưỡng chất bổ não ưu việt là Phosphatidylserine và DHA hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như nâng cao khả năng tư duy, ghi nhớ một cách tích cực, mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào.”
Lợi ích của cốm Egaruta Platinum qua đánh giá của chuyên gia Nhi khoa
Với những ưu điểm này, cốm Egaruta Platinum ngày càng được nhiều phụ huynh tin chọn để giúp con khắc phục tình trạng học tập sa sút, căng thẳng học hành. Điền hình như chia sẻ của chị Phạm Thị Hường (ở quận Tây Mỗ, phường Nam Từ Liêm, Hà Nội) qua video dưới đây:
Bí quyết giúp con học hành tiến bộ chỉ sau 2 tháng
Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ học tập sa sút, từ đó có những hỗ trợ tốt nhất cho con. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, cha mẹ đừng ngần ngại liên hệ đến tổng đài 0963.048.266 để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
Áp lực học hành – Làm sao để giúp con vượt qua
Cách mua Egaruta Platinum giúp con tăng tập trung
Nguồn tham khảo: www.webmd.com, www.ncbi.nlm.nih.gov