Hiện nay, không ít ông bố bà mẹ đang đau đầu và lo lắng vì trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu hơn các bạn cùng trang lứa. Vậy nên “dạy trẻ chậm hiểu sao cho đúng” là chủ đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ các bậc phụ huynh. Nếu con bạn đang có những biểu hiện này, 6 phương pháp dạy trẻ trong bài viết này chính là chìa khóa giúp bạn đồng hành cùng con tiến bộ.
Cách nhận biết trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu
Ở độ tuổi đến trường, nếu trẻ chậm hiểu và khả năng tiếp thu bị hạn chế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và sự phát triển của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh và giáo viên cần phối hợp chặt chẽ để sớm phát hiện ra các dấu hiệu trẻ chậm hiểu từ sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là các biểu hiện ở trẻ chậm hiểu theo từng cấp học.
Dấu hiệu trẻ mầm non chậm hiểu
– Trẻ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian khi làm theo các nhiệm vụ gồm nhiều bước hướng dẫn.
– Trẻ trả lời chậm hoặc khó trả lời các câu hỏi, đặc biệt là khi được hỏi qua điện thoại.
– Thường xuyên nhìn chằm chằm vào khoảng không xung quanh.
– Cần nhiều thời gian hơn các trẻ đồng tuổi để có thể dùng các vật dụng như: bút chì, sách vở, bảng thước…
– Làm mọi việc đều với tốc độ chậm hơn, ví dụ mặc quần áo, đánh răng…
Dấu hiệu trẻ tiểu học chậm hiểu
– Chép bài chậm và thường chép sót bài trên lớp
– Không thể hoàn thành bài tập về nhà trong khoảng thời gian hợp lý
– Gặp khó khăn và bị rối khi tiếp thu nhiều thông tin cùng một lúc
– Không thể đưa ra quyết định nhanh chóng dù là với những vấn đề đơn giản như là muốn ăn gì, thích bút màu gì…, cần suy nghĩ lâu
– Thường gặp khó khăn và mắc lỗi sai trong những bài kiểm tra dạng câu đố tính toán theo từng phút hoặc trong một khoảng thời gian ngắn
– Không theo kịp mạch trò chuyện, khó trả lời khi được đặt câu hỏi
Dấu hiệu não chậm hiểu là trẻ chép chậm, chép sót bài trên lớp
Dấu hiệu trẻ trung học cơ sở chậm hiểu
– Không kịp ghi chép khi giáo viên giảng bài
– Khó theo dõi các cuộc trò chuyện có nhịp độ nhanh, kể cả là trò chuyện trực tiếp hay qua điện thoại, máy tính; cười lệch nhịp với mọi người
– Bị choáng ngợp và không thể tiếp thu cùng lúc nhiều thông tin
– Thường không hoàn thành được bài kiểm tra đúng thời gian quy định, đặc biệt là bài kiểm tra cần tính toán nhiều bước
– Thường do dự, cần nhiều thời gian để đưa ra câu trả lời và các quyết định
– Tốc độ nói chậm và gặp khó khăn trong việc tìm các từ ngữ thích hợp để diễn tả suy nghĩ của bản thân
Dấu hiệu trẻ trung học phổ thông chậm hiểu
– Không theo kịp bài giảng trên lớp và gặp khó khăn khi ghi chép bài
– Không tham gia đóng góp ý kiến vào các cuộc thảo luận trên lớp
– Thường im lặng trong các cuộc trò chuyện với bạn bè vì không thể bắt nhịp được khi chuyển chủ đề câu chuyện.
– Gặp khó khăn đối với những môn học đòi hỏi tư duy nhanh về hình ảnh như: địa lý, sinh học,…
– Kể chuyện chậm, và có thể đang kể thì lại quên nội dung cần kể, kể chuyện không liền mạch, không logic, không có trước sau.
– Kỹ năng quản lý thời gian kém và thường làm bài tập muộn.
– Gặp khó khăn khi thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ dài hạn, thường mất kiên nhẫn và bỏ dở các dấu mốc quan trọng.
Vì sao trẻ chậm hiểu, tiếp thu kém, học hành kém?
Khi kết quả học tập hoặc các mốc phát triển của trẻ kém các bạn đồng trang lứa, nhiều phục huynh và thầy cô thường nghĩ có thể do trẻ lười biếng. Tuy nhiên, thực chất tình trạng này thường liên quan đến vấn đề trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu. Và thường thì chính những trẻ này thì lại càng muốn cố gắng để bắt kịp các bạn, tuy nhiên khả năng bị giới hạn nên trẻ lại càng dễ bị căng thẳng, áp lực nếu cha mẹ không thấu hiểu và hỗ trợ kịp thời.
Bởi vậy, thay vì xấu hổ, tức giận khi con có kết quả học tập chưa tốt, điều mà cha mẹ cần làm là tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân khiến con chậm hiểu, chậm tiếp thu để có hướng xử lý phù hợp.
Theo các chuyên gia thần kinh Nhi và chuyên gia giáo dục, tâm lý học, việc trẻ chậm hiểu, tiếp thu kém có liên quan đến sự thiếu hụt dinh dưỡng cho não bộ, rối loạn tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn lo âu, căng thẳng…
Bởi vậy, cha mẹ cần có biện pháp tác động trực tiếp đến các nguyên nhân này thì mới có thể giúp con cải thiện và bắt kịp đà phát triển.
Nếu bạn đang đau đầu vì con chậm hiểu, chậm tiếp thu, học hành ngày càng thụt lùi. Đừng chần chừ hãy gọi ngay cho chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266 để được tư vấn giải pháp tối ưu giúp con cải thiện và học hành tiến bộ nhanh.
Cần làm gì khi con chậm hiểu, chậm tiếp thu?
Để giúp con cải thiện tình trạng chậm hiểu, chậm tiếp thu, cha mẹ cần tác động song song 2 liệu pháp, một là bổ sung dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường chức năng não bộ, hai là giáo dục hành vi đúng cách.
Egaruta Platinum – Giải pháp bổ sung vi chất giúp trẻ tăng tiếp thu, hiểu bài nhanh
Để giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não và tăng khả năng tập trung, tiếp thu, ghi nhớ, giúp con hiểu bài nhanh và nhớ sâu hơn, các chuyên gia Nhi khoa thường khuyên cha mẹ nên cho con bổ sung sớm các sản phẩm hỗ trợ trí não có chứa Phosphatidylserine và DHA.
Bởi nhiều nghiên cứu đã cho thấy đây là hai dưỡng chất rất cần thiết giúp duy trì cấu trúc, chức năng dẫn truyền của hàng triệu tế bào thần kinh, là yếu tố quyết định trực tiếp đến trí thông minh, nhận thức, ghi nhớ và khả năng học tập phát triển của trẻ, cụ thể:
– Phosphatidylserine giúp cải thiện rõ rệt khả năng nhận thức, tăng cường sự tập trung chú ý và phản xạ nhanh nhạy, chính xác của trẻ. Ngoài ra theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Bethesda (Hoa Kỳ), việc bổ sung Phosphatidylserine còn giúp giảm căng thẳng, lo lắng, giải tỏa tinh thần và xua tan áp lực học hành ở trẻ.
– DHA là dưỡng chất chiếm tỉ lệ cao trong chất xám, giúp tăng cường phản xạ của các neuron thần kinh và đảm bảo quá trình dẫn truyền thông tin nhanh nhạy và chính xác. Bổ sung DHA giúp trẻ phát triển IQ, cải thiện tư duy và khả năng xử lý vấn đề.
Hiện nay cốm Egaruta Platinum là sản phẩm hỗ trợ trí não đầu tiên và duy nhất có chứa đồng thời cả Phosphatidylserine, DHA kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA cùng thảo dược An tức hương, Câu đằng. Đây chính là giải pháp tối ưu cho trẻ chậm hiểu, chậm phát triển, chậm tiếp thu mà cha mẹ nên lựa chọn để giúp con mau tiến bộ.
Thực tế có nhiều trẻ tiếp thu kém, chậm hiểu nhờ sử dụng cốm Egaruta Platinum đã cải thiện đáng kể khả năng học hành chỉ sau 1 – 3 tháng và cu Bin – con trai chị Phạm Thị Hường (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chính là một ví dụ điển hình. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ thực tế của chị qua video sau:
Bí quyết giúp trẻ chậm hiểu, kém thông minh học hành tiến bộ
6 cách dạy trẻ chậm hiểu giúp con học nhanh nhớ lâu tại nhà
Việc giáo dục trẻ chậm hiểu, chậm tiếp thu chắc chắn sẽ nan giải hơn các bé bình thường, tuy nhiên nếu cha mẹ biết áp dụng sớm 6 cách dạy trẻ chậm hiểu dưới đây kết hợp dùng cốm Egaruta Platinum, chắc chắn chỉ sau thời gian ngắn, con sẽ có những tiến bộ vượt bậc.
1. Chia nhỏ và lặp lại thông tin nhiều lần
Thay vì cố gắng nhồi nhét một lượng lớn kiến thức lớn cho trẻ trong thời gian ngắn thì hãy chia nhỏ thành từng phần quan trọng và dạy lại nhiều lần để trẻ hiểu rõ về nội dung đó. Sự lặp lại chính là chìa khóa kết hợp giúp trẻ hiểu được điều gì là cần thiết.
Nếu trẻ học nhanh quên, hãy nhắc lại nhiều lần và kích thích sự quan tâm của trẻ bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu chúng trả lời.
2. Thiết kế bài học dạng đề cương và tóm tắt
Ngoài giảng dạy chi tiết toàn bộ các bài học, thầy cô và cha mẹ nên cung cấp cho trẻ chậm hiểu đề cương tóm tắt các ý chính của bài học để trẻ nắm rõ vấn đề và có thể ghi nhớ tốt hơn.
3. Cung cấp từng câu hỏi một
Khi trẻ làm bài tập hoặc bài kiểm tra, hãy hướng dẫn trẻ tập trung trả lời từng câu hỏi một và có thể lấy giấy che đi các câu hỏi còn lại. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị rối và căng thẳng khi cảm thấy có quá nhiều vấn đề cần tiếp nhận xử lý.
4. Cho trẻ thời gian để hoàn thành công việc
Những trẻ chậm hiểu không hề lười biếng mà chỉ xử lý thông tin với tốc độ chậm hơn. Điều này có nghĩa là trẻ cần nhiều thời gian hơn để hiểu bài học, làm bài kiểm tra và hoàn thành bài tập về nhà. Do đó cha mẹ và giáo viên nên phối hợp, tạo điều kiện tối ưu về mặt thời gian để trẻ chậm hiểu có thể hoàn thành các công việc được giao.
5. Giảm thiểu tiếng ồn xung quanh môi trường học
Khi não chậm hiểu, tiếp thu chậm, để trẻ có thể tập trung chú ý và tiếp nhận thông tin một cách tốt nhất thì cần giảm thiểu tối đa tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Ở nhà các cha mẹ cần lưu ý để phòng học của con cách xa phòng khách, phòng sinh hoạt chung hoặc làm tường cách âm để đảm bảo yên tĩnh khi con học. Ở trường thì cần hạn chế thông báo ở loa phát thanh khi không thực sự cần thiết, thiết kế khu vực sân thể dục cách xa các phòng học.
6. Dạy học bằng kích thích đa giác quan
Cha mẹ hoặc thầy cô có thể thay thế những câu chữ dài dòng bằng hình ảnh trực quan, biểu đồ, sơ đồ để tạo hứng thú cho trẻ. Đồng thời cần tạo điều kiện để trẻ được cảm nhận và trải nghiệm qua nhiều giác quan một cách chân thực nhất để trẻ có thể ghi nhớ tốt và hiểu rõ vấn đề hơn.
Ví dụ có thể thiết kế các tiết học về sinh vật ở ngoài công viên, thủy cung với các sinh vật thực sống động; đưa trẻ tới triển lãm tranh, phòng tranh khi muốn trẻ hiểu hơn về hội họa…
Dạy trẻ chậm hiểu bằng hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ sẽ giúp con tiếp thu tốt hơn
Nuôi dạy một em bé bình thường cũng đã là một hành trình đòi hỏi biết bao công sức và tâm huyết của cha mẹ, thế nên đối với một em bé chậm hiểu, chậm tiếp thu thì hành trình này lại càng thêm gian nan gấp bội. Mong rằng qua những thông tin trên, cha mẹ đã hiểu hơn về tình trạng của con và có hướng giúp con ngày càng tiến bộ và có một tương lai rực rỡ.
Xem thêm:
Egaruta Platinum – Giải pháp phát triển trí não toàn diện cho trẻ
Áp lực học hành: Làm sao để giúp con vượt qua?
Nguồn tham khảo: understood.org, readandspell.com