Chương trình học ngày càng nặng nề khiến nhiều trẻ phải đối mặt với áp lực học hành, căng thẳng, lo âu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ dần mất đi niềm vui, sự hào hứng trong học tập kèm theo nhiều rối loạn về thể chất và tinh thần. Vậy áp lực học hành là gì? Làm sao để giúp con vượt qua những khó khăn này? Câu trả lời sẽ có tại bài viết này!
Áp lực học hành là gì?
Áp lực học hành (áp lực học tập) là những căng thẳng, mệt mỏi xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Nói cách khác là việc học tập quá sức so với khả năng, dẫn đến sự căng thẳng, kèm theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng về thể chất và tinh thần.
Thực trạng áp lực học hành của trẻ em Việt Nam
Theo khảo sát thực tế:
– Cứ 10 học sinh thì có đến 7 – 8 trẻ gặp các vấn đề về căng thẳng, áp lực và tỷ lệ trẻ bị trầm cảm do việc học hành ngày càng gia tăng.
– Có gần 80% học sinh và sinh viên chỉ được ngủ dưới 8 tiếng/ngày trong khi khuyến cáo dưới 18 tuổi cần ngủ tối thiểu 8 – 10 tiếng/ngày để phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Có nhiều trẻ phải thức đến 11 – 12 giờ đêm để học bài và hôm sau lại phải dậy sớm từ 5 – 6 giờ để ôn luyện.
– Kết quả khảo sát ở TP Hồ Chí Minh tại 74 trường THPT và 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác thì có >50% học sinh cảm thấy thiếu động lực học tập, hơn 30% trẻ thường xuyên cảm thấy stress căng thẳng, áp lực học hành và có một tỷ lệ trẻ cảm thấy bất lực và có ý định tự tử vì quá nhiều áp lực từ gia đình và nhà trường.
Như vậy có thể thấy, tình trạng áp lực học hành ở trẻ ngày càng trở nên đáng báo động và rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và nhà trường.
Áp lực học hành ở trẻ ngày càng phổ biến
Nguyên nhân nào dẫn đến áp lực học hành ở trẻ?
Trẻ gặp phải áp lực học hành có thể do rất nhiều nguyên nhân như:
– Kỳ vọng quá lớn từ gia đình: Ông bà, bố mẹ nào cũng mong muốn con cháu mình học thật giỏi, thành tích cao; đồng thời luôn so sánh hay la mắng khi con đạt kết quả chưa tốt sẽ khiến các con bị áp lực ngay từ nhỏ.
– Kỳ vọng và áp lực từ xã hội: Xã hội thường có các tiêu chuẩn và kỳ vọng đối với thành tích học tập. Trẻ có thể cảm thấy áp lực từ bạn bè, đồng trang lứa hoặc môi trường học tập, với sự so sánh và cạnh tranh trong việc đạt được thành tích cao.
– Thời gian học quá nhiều: Việc học tập phải song hành với nghỉ ngơi thư giãn để giúp con tái tạo năng lượng và duy trì sự hứng thú lâu dài. Do đó nếu học hành căng thẳng trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ mất đi sự hứng thú và cảm thấy chán nản.
– Tư duy giáo dục “đặt nặng” thành tích: Hệ thống giáo dục chỉ chú trọng vào điểm số và thành tích để xếp hạng học sinh, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, mặc cảm, tự ti.
– Thiếu sự hỗ trợ và quan tâm của gia đình: Một số trẻ gặp khó khăn trong việc tự quản lý thời gian và lập kế hoạch học tập nhưng cha mẹ lại không chú ý và hỗ trợ đúng cách, khiến trẻ bị căng thẳng, áp lực học tập.
– Lo lắng quá mức về tương lai: Những gánh nặng từ tương lai, thôi thúc trẻ phải giỏi giang, thành công với những mục tiêu phải thi đỗ vào những trường tốt, trường điểm mà vượt quá khả năng của mình.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị áp lực học hành
Nếu chú ý quan sát, cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu con đang bị áp lực học hành như sau:
– Tâm trạng thay đổi thất thường: Trẻ thường căng thẳng, lo lắng, tức giận hoặc thậm chí trầm cảm. Trẻ tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh, thường cảm thấy tự ti và bản thân yếu kém hơn người khác
– Giảm hiệu suất học tập: Trẻ khó khăn trong việc tập trung, hoàn thành bài tập đạt điểm số thấp hơn so với trước, kết quả học tập sa sút.
– Thay đổi hành vi: Trẻ có xu hướng khép mình, tách biệt với xã hội, ngại giao tiếp với người khác, trở nên cảnh giác và nhạy cảm hơn với ý kiến và phê phán từ người khác.
– Rối loạn giấc ngủ: Trẻ thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể dẫn tới sụt cân, đau đầu, rối loạn tiêu hóa,…
– Tâm lý sợ đi học: Việc sợ đến trường, không muốn gặp gỡ thầy cô, bạn bè chính là dấu hiệu dễ nhận biết trẻ đang bị áp lực học hành. Trẻ luôn cảm thấy lo lắng và thường viện cớ để không phải đi học.
– Có hành vi chống đối: Trẻ không nghe lời, không hợp tác và hay phản kháng lại thầy cô và gia đình; lâu dần trẻ dễ có xu hướng nổi loạn hoặc sa đà vào các tệ nạn xã hội.
– Mất hứng thú với những đam mê của bản thân: Trẻ nhỏ thường có đam mê và sở thích riêng nhưng khi bị căng thẳng, áp lực học hành kéo dài sẽ khiến trẻ bỗng nhiên mất hứng thú và không còn yêu thích bất kỳ điều gì.
Dấu hiệu áp lực học hành ở trẻ
Hậu quả đáng báo động khi trẻ bị áp lực học hành
Áp lực học hành có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực với trẻ, đặc biệt là:
– Tinh thần sụt giảm: Trẻ bị căng thẳng, stress, hay tự ti, chán ghét bản thân, rối loạn thần kinh, thậm chí trầm cảm dẫn đến một sốt hành vi tiêu cực cho bản thân, điển hình như tự tử.
– Thể chất suy yếu: Thời gian thư giãn, ngủ nghỉ, ăn uống không điều độ và không đảm bảo sẽ khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút, trẻ dễ ốm yếu, suy dinh dưỡng.
– Kết quả học hành giảm sút: Trẻ chịu áp lực học hành lâu ngày sẽ chán học, chống đối việc học, dẫn đến kết quả thấp.
– Trẻ dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội: Áp lực học hành chiếm hết thời gian khiến trẻ không được trải nghiệm tuổi thơ một cách lành mạnh và đúng hướng, khiến trẻ dễ bị rủ rê, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội như đánh nhau, trộm cướp, cờ bạc, sử dụng chất gây nghiện…; trờ thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Làm thế nào để giải tỏa áp lực học hành ở trẻ?
Hậu quả do áp lực học hành là rất lớn, thậm chí đã có rất nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra chỉ vì bố mẹ đặt kỳ vọng quá lớn lên con và không thấu hiểu con. Và để giúp con khắc phục những áp lực căng thẳng học hành, cha mẹ nên áp dụng ngay những phương pháp sau:
– Dành nhiều thời gian trò chuyện với con sau giờ học để biết hôm nay con đi học thế nào, có điều gì thú vị hay khó khăn.
– Khuyến khích con phát huy những thế mạnh và sở thích cá nhân, đừng ép con phải giỏi ở tất cả các lĩnh vực.
– Xây dựng thời gian học phù hợp, tránh việc dồn một lượng kiến thức quá lớn cùng một lúc, không nên ép bé học tập quá khuya.
– Không đặt áp lực quá lớn lên các con và không kỳ vọng quá mức vào điểm số, hãy đề cao sự cố gắng trong suốt quá trình học tập của con.
– Dành cho con những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi giờ học.
– Đừng so sánh con với những bạn bè trên lớp để tránh căng thẳng quá mức.
– Không la mắng hoặc trách phạt khi con bị điểm kém hoặc có thành tích học tập không như mong muốn, hãy cùng phân tích tìm nguyên nhân để giúp con cải thiện.
– Động viên, khích lệ và có những phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của con.
– Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, giải trí ngoài thiên nhiên giúp thư giãn tinh thần.
– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cho con và giúp não bộ làm việc tốt hơn.
– Đảm bảo con ngủ đúng giờ, tránh thức khuya.
– Kết nối với thầy cô ở trường để có những biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho con
Cha mẹ hãy đồng hành cùng con vượt qua áp lực học hành
Egaruta Platinum – Cốm trí não giúp xua tan áp lực học hành ở trẻ
Song song với những giải pháp kể trên, để giảm thiểu áp lực học hành cho con, cha mẹ nên bổ sung những sản phẩm hỗ trợ vừa giúp giải tỏa căng thẳng vừa hỗ trợ phát triển trí não toàn diện. Một trong những sản phẩm điển hình chính là cốm Egaruta Platinum.
Egaruta Platinum là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa bộ đôi Phosphatidylserine, DHA được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả tốt với những trường hợp trẻ căng thẳng, lo lắng, rối loạn lo âu do áp lực học hành, cụ thể:
– Kết quả nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Bethesda (Hoa Kỳ) cho thấy, bổ sung Phosphatidylserine bằng đường uống liên tục trong 42 ngày giúp cải thiện rõ rệt trạng thái tinh thần, giúp thư giãn thoải mái, giảm bớt lo âu, căng thẳng thần kinh, tránh trầm cảm.
– Phosphatidylserine còn giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng nhận thức, tăng tập trung chú ý, ghi nhớ, tăng khả năng suy luận giải quyết vấn đề, tăng khả năng giao tiếp; giúp trẻ học tập, làm việc đạt hiệu quả cao hơn, dễ dàng hơn và giảm được áp lực.
– Nghiên cứu cho thấy bổ sung DHA – giúp phát triển não bộ, giúp trẻ tăng cường khả năng tư duy, cải thiện phản xạ nhanh nhạy hơn, giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Ngoài ra, Egaruta Platinum còn chứa đồng thời các dưỡng chất tăng cường hoạt động não bộ như GABA, Taurine, Magie cùng hai thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp bình ổn tinh thần, xoa dịu những kích thích quá mức. Do đó đây chính là giải pháp hỗ trợ toàn diện cho những trẻ đang gặp tình trạng áp lực học hành kèm theo kết quả học tập sa sút:
– Giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, giảm bớt sự lo lắng, bồn chồn, bốc đồng, cáu giận, nghịch ngợm quá mức ở trẻ, chống trầm cảm
– Hỗ trợ phát triển trí não toàn diện, tăng cường khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức
– Giúp trẻ tập trung, ghi nhớ tốt hơn
Giảm tình trạng trằn trọc khó ngủ, giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc, phục hồi sức khỏe tốt.
Egaruta Platinum giúp trẻ giảm căng thẳng và học hành tiến bộ nhanh
Egaruta Platinum là sản phẩm bổ não chuyên biệt được cải tiến dựa trên công thức của cốm Egaruta truyền thống đã có uy tín gần 10 năm trên thị trường. Sản phẩm đã được Cục ATTP – Bộ y tế cấp phép lưu hành và chứng nhận an toàn cho trẻ nhỏ nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn cho con.
Có rất nhiều gia đình đã phải gánh chịu những mất mát lớn do không phát hiện ra tình trạng áp lực học hành của con trẻ. Bởi vậy, mong rằng các bậc cha mẹ hãy chú ý đến con và đồng hành để hỗ trợ con vượt qua những căng thẳng, áp lực học tập một cách hiệu quả, giúp con trở là những người con ngoan trò giỏi và có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và thành công.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0971.024.304, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
Phosphatidylserine – Dưỡng chất vàng giúp tăng cường chức năng não bộ
Egaruta Platinum – Giải pháp phát triển trí não toàn diện