Tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu: Con bạn đang mắc chứng bệnh nào?

Có rất nhiều dấu hiệu chồng chéo khó nhận biết giữa rối loạn lo âu và tăng động giảm chú ý. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/4 trẻ tăng động giảm chú ý có sự rối loạn lo âu và ngược lại, trẻ bị rối loạn lo âu cũng có biểu hiện của tăng động. Vậy hai chứng bệnh này có liên quan gì với nhau? Bằng cách nào để có thể phân biệt và điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối quan hệ giữa hội chứng tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu

Tăng động giảm chú ý là sự rối loạn phát triển hành vi, hình thành từ thời thơ ấu và có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Trẻ thường hiếu động quá mức, không thể ngồi yên và gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi hay tập trung chú ý để hoàn thành nhiệm vụ.

Rối loạn lo âu không chỉ là cảm giác lo lắng mà đây là sự căng thẳng, stress, lo âu nghiêm trọng và kéo dài. Nó có thể gây ra cảm giác buồn bực, không thoải mái và sợ hãi quá mức trong các tình huống rất đỗi bình thường, điều này có thể làm giảm khả năng học tập, làm việc và tạo dựng các mối quan hệ bạn bè.

Lo âu hay tăng động giảm chú ý đều có thể khiến trẻ thiếu tập trung, dễ cáu gắt, khó ngủ, suy nghĩ tiêu cực hơn,… Đây chính là nguyên nhân khiến cha mẹ khó lòng nhận biết được chính xác tình trạng của con em mình.

Trẻ tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu đều có biểu hiện thiếu tập trung, chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu đều có biểu hiện thiếu tập trung, chú ý

Nếu con bạn hiếu động quá mức, kém tập trung chú ý, hay lo lắng, bồn chồn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để được tư vấn về cốm Egaruta – giải pháp hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

Cách phân biệt giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bảng phân loại triệu chứng dưới đây để sớm nhận biết tình trạng của trẻ và từ đó có hướng can thiệp thích hợp.

Ghi chú:

X: Có triệu chứng

XX: Triệu chứng rất rõ rệt

Dấu hiệu nhận biết

Tăng động giảm chú ý

Rối loạn lo âu

Khó tập trung, chú ý

XX

X

Khó khăn khi hoàn thành một nhiệm vụ bất kỳ

X

 

Hay quên

X

 

Không thể thư giãn hoặc luôn cảm thấy bồn chồn

X

XX

Khó nghe lời và làm theo hướng dẫn

X

 

Không thể tập trung trong một khoảng thời gian dài

X

 

Cảm giác lo lắng, căng thẳng

X

X

Sợ hãi không rõ nguyên nhân

 

X

Hay cáu gắt

X

XX

Khó ngủ hoặc mất ngủ

X

XX

Sợ phải thử những điều mới

 

X

Trẻ rối loạn lo âu có thể thiếu tập trung chú ý, nhưng chỉ trong một số tình huống khiến trẻ cảm thấy lo lắng. Còn trẻ tăng động giảm chú ý thì khó tập trung phần lớn thời gian và trong bất kỳ tình huống nào.

Sự lo lắng ở trẻ tăng động thường là do chúng cảm thấy khó khăn khi hòa nhập cộng đồng, thấu hiểu và chia sẻ với mọi người xung quanh. Còn ở chứng rối loạn lo âu thì lo lắng có thể xảy ra ở mọi hoàn cảnh, ngay cả những điều rất bình thường, thân quen.

Tại sao trẻ tăng động giảm chú ý lại dễ rơi với trạng thái rối loạn lo âu?

– Khó hòa nhập cộng đồng: Không thể tập trung để hoàn thành công việc được giao, cùng với sự bốc đồng, hiếu động quá mức đã khiến trẻ bị cô lập và xa lánh, khó kết giao cùng bạn bè. Bởi vậy, trẻ sẽ càng cảm thấy lo âu và căng thẳng.

Trẻ tăng động giảm chú ý dễ rơi vào tình trạng lo âu vì khó hòa nhập cộng đồng

Trẻ tăng động giảm chú ý dễ rơi vào tình trạng lo âu vì khó hòa nhập cộng đồng

– Khó kiểm soát cảm xúc: Có lúc tâm trạng trẻ rất vui, tâm lý thoải mái nhưng xúc cảm ấy có thể thay đổi rất nhanh, chúng buồn chán và suy nghĩ tiêu cực. Một khi đã lo âu, căng thẳng, trẻ tăng động sẽ khó lòng thoát khỏi ý nghĩ đó và cứ như vậy, buồn chán ngày càng trầm trọng hơn.

– Dư thừa năng lượng: Trẻ tăng động giảm chú ý thường dư thừa năng lượng trong cơ thể, và nếu những năng lượng này không được sử dụng hết nó sẽ phát triển thành sự lo lắng.

– Hay bị khiển trách: Sự khiển trách của cha mẹ với những hành vi không đúng có thể làm gia tăng nỗi lo lắng, sợ hãi, buồn bực bởi trẻ tăng động thường rất nhạy cảm.

– Ảnh hưởng từ tâm lý của cha mẹ: Cha mẹ thường tỏ ra lo lắng, mệt mỏi và đôi khi là tuyệt vọng khi chăm sóc, dạy dỗ một trẻ tăng động giảm chú ý. Thật không may là trẻ có thể bắt chước những cảm xúc, hành vi này, trong đó có cả sự lo âu.

Giải pháp giúp trẻ tăng động giảm chú ý hạn chế sự rối loạn lo âu

Các dấu hiệu sẽ trở nên trầm trọng hơn, khó trị hơn khi trẻ mắc đồng thời cả chứng tăng động giảm chú ý và rối loạn lo âu. Tuy nhiên, một số chiến thuật từ các chuyên gia tâm lý nêu ra dưới đây có thể giúp trẻ sớm kiểm soát được tình trạng bệnh lý này.

Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý

Giáo dục hành vi là biện pháp không dùng thuốc hiệu quả nhất hiện nay trong việc giải quyết sự rối loạn lo âu của trẻ tăng động giảm chú ý. Mục tiêu của liệu pháp này là thay đổi hành vi do sự lo lắng thay vì tập trung vào những xung đột nội tại của trẻ. Liệu pháp này sẽ giúp trẻ xác định được những phản ứng thái quá của bản thân trước nỗi lo âu, từ đó có những suy nghĩ tích cực để giải quyết vấn đề.

Sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ

Một số loại thuốc có thể được sử dụng với trẻ tăng động ở mức độ nặng, điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt những hành vi nghịch ngợm và chống rối loạn lo âu. Tuy nhiên, sẽ khó tránh khỏi những tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, nhất là nhóm thuốc an thần có thể khiến trẻ ngủ li bì và phản xạ kém hơn so với bình thường.

Nhiều chuyên gia cho rằng, thuốc tây có thể cải thiện phần nào triệu chứng, nhưng để kiểm soát bệnh lâu dài, cha mẹ nên tìm hiểu cho con sử dụng thêm các chế phẩm thảo dược uy tín chứa An tức hương, Câu đằng. Những thảo dược này có tính năng an thần tự nhiên, an toàn lành tính mà hiệu quả trị bệnh không kém gì tây y, vừa giúp điều chỉnh hành vi giảm tăng động, vừa ngăn ngừa các chứng rối loạn lo âu, cải thiện giấc ngủ cho trẻ.

Xem thêm:

Chế phẩm thảo dược chứa An tức hương, Câu đằng giúp hỗ trợ trị tăng động, rối loạn lo âu

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị tăng động giảm chú ý ngay tại nhà

Tập luyện thể dục, thể thao

Tập thể dục sẽ giúp trẻ loại bỏ những năng lượng dư thừa, giải phóng endorphin giúp xoa dịu tâm trạng, tránh lo âu quá mức. Các hoạt động ngoài trời cùng những môn thể thao mang tính đồng đội sẽ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ngủ đủ 7 đến 8 giờ mỗi đêm

Mệt mỏi có thể khiến tình trạng lo âu tiến triển nặng hơn, bởi vậy, hãy cố gắng giúp trẻ ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu khó ngủ, hướng dẫn trẻ ngồi thiền định hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ.

Kiểm soát sự lo âu qua thái độ tích cực của cha mẹ

Cảm xúc tiêu cực của cha mẹ có thể là căn nguyên cho những nỗi âu lo của trẻ tăng động giảm chú ý. Do vậy, trước khi giúp trẻ giải quyết vấn đề của chúng, cha mẹ nên kiểm soát sự lo âu của mình và thể hiện thái độ tích cực hơn với mọi việc.  

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/adhd-and-anxiety#treatment4

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/emotional-problems/Pages/Anxiety-Disorders-and-ADHD.aspx

https://www.calmclinic.com/anxiety/adhd-children

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      28 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Vang Nguyễn
      Vang Nguyễn
      2 Năm Trước

      bé 3 tuổi bị tăng động , nghịch luon chân luôn tay , ngồi học không tập chung , tư vấn giúp em cốm egaruta ah

      Khuyên Hoàng
      Khuyên Hoàng
      3 Năm Trước

      Bé 3,5 tuổi bị tăng động giảm chú ý , gia đình đã cho bé đi khám ở nhi đồng 1 và có tư vấn khi can thiệp , tôi đọc thấy cốm này nhiều người sử dụng thấy cũng cải thiện nên muốn hỏi mua về cho con uống .Tư vấn giúp tôi

      Thảo Trang
      Thảo Trang
      3 Năm Trước

      bé 4 tuổi bị Tăng động giảm chú ý và đang đi học can thiệp , cho tôi hỏi bé uống bổ xung thêm cốm này có được không?

      Phương Đàm
      Phương Đàm
      3 Năm Trước

      Bé nhà em 4 tuổi hay mất ngủ và nghịch luon chân luôn tay, không tập trung làm việc gì, chỉ những trò chơi bé thích thì bé tập trung lâu hơn một chút thôi

      Thúy Trần
      Thúy Trần
      3 Năm Trước

      bé ngủ không ngon giấc hay bị mộng mị ,học không tập trung . Tôi muốn mua 6 hộp về Bến tre

      Hải Thanh
      Hải Thanh
      3 Năm Trước

      Tăng động giảm chú ý dùng cốm egaruta thấy cải thiện , tôi muốn mua thêm 6 hộp nữa ah

      Thùy Như Nguyễn
      Thùy Như Nguyễn
      3 Năm Trước

      bé năm nay 5 tuổi đi nhi đồng khám thì bác sỹ chuẩn đoán bị tăng động giảm chú ý và có kê cốm egaruta về uống thì thấy có tiến bộ hơn, cho tôi hỏi tôi ở TP Thái Bình muốn mua cho chúa dùng tiếp thì mua ở đâu ah

      Kiều Hân,
      Kiều Hân,
      3 Năm Trước

      Bé 6 tuoi ko tập chung học bài bài, nghịch luon chân luôn tay , xin tư vấn giúp tôi

      Nguyễn Tâm,
      Nguyễn Tâm,
      4 Năm Trước

      Mình muốn mua 3 Hộp cho con , mình ở bình định

      Nguyên,
      Nguyên,
      4 Năm Trước

      E ở đà nẵng mua ở đâu ạ .bao nhiêu tiền 1 hộp

      Hong,
      Hong,
      5 Năm Trước

      Con mình cũng tăng động giảm chú ý vậy, đã chạy chữa nhiều nơi mà càng ngày càng nặng hơn, có cách nào khắc phục được không ah

      Thắm,
      Thắm,
      5 Năm Trước

      Mua cốm Egaruta tại Đà Nẵng thì mua ở đâu ah?

      Đoàn Quyết,
      Đoàn Quyết,
      6 Năm Trước

      Bé năm nay 9 tuổi , cháu học bài không tập chung, dạo gần đây lại hay sợ hãi lo âu , bs tư vấn giúp tôi với ah

      Viên
      Viên
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ! Con e được 5 tuổi bé hay nghịch phá suốt ngày mà ko mệt ko chịu ngủ trưa, bé chuẩn bị vào lớp 1 nên e có dạy bé học chữ nhưng bé học trước quên sao ko chịu tập trung học, mẹ nói lớn tiếng tí là khóc, kêu làm việc j cũng ko làm liền mà phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, vậy có phải bé bị mắc bệnh tăng động ko tập trung ko ạ. Cảm ơn bác sĩ!