Kỷ luật hay trừng phạt, nên làm gì với trẻ tăng động giảm chú ý?

5/5 - (2 bình chọn)

Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi con quá nghịch ngợm, luôn leo trèo chạy nhạy, nói nhẹ không nghe mà quát mắng cũng chẳng được. Nhất là khi con có dấu hiệu của tăng động giảm chú ý, thường khó kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Chắc hẳn bạn sẽ rất khó chịu, bực tức nhưng có nên hay không việc trừng phạt trẻ những lúc này? Hãy đọc bài viết sau để tìm ra lời giải đáp.

Thế nào là trừng phạt, điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng với trẻ tăng động?

Trừng phạt là hình thức can thiệp mang tính chất phạt trẻ khi chúng mắc lỗi. Việc trừng phạt thường bắt nguồn tự sự nóng nảy, tức giận, thất vọng của cha mẹ trong việc dạy bảo con. Mặc dù hình phạt bắt lỗi trẻ có thể làm nguôi cơn giận của bạn, nhưng chính điều này lại có thể gây phản tác dụng. Thay vì trở nên ngoan ngoãn và nghe lời, trẻ sẽ cảm thấy bản thân mình thật tồi tệ, dễ sinh ra tâm lý tiêu cực và hành động ngược lại những gì cha mẹ mong muốn.

Trừng phạt cũng khiến trẻ nghĩ rằng mình không thể kiểm soát được bản thân, khi phải tiếp nhận những hình phạt quá khắc nghiệt như đòn roi, đánh mắng, quát tháo, chúng sẽ trút sự tức giận lên cái khác hoặc tìm cách trả thù lên những người khiến trẻ bị đau thay vì cố gắng để giải quyết vấn đề.

Kỷ luật là gì, kỷ luật khác trừng phạt như thế nào?

Kỷ luật là sự tập trung vào việc dạy trẻ các kỹ năng mới, cách quản lý hành vi của trẻ, giải quyết vấn đề và hành xử một cách tích cực hơn. Qua điều này, trẻ sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm từ những sai lầm, tìm ra những cách giải quyết vấn đề để không phạm lỗi lần nữa.

Kỷ luật và trừng phạt khác nhau rất nhiều, kỷ luật dạy trẻ cách hành xử, còn trừng phạt thì không. Kỷ luật giúp trẻ hiểu rõ vấn đề và tìm cách giải quyết, còn trừng phạt thì lại gây tác dụng ngược lại. Kỷ luật nuôi dưỡng mối quan hệ gắn bó và tình cảm thân thiết giữa cha mẹ và con cái, còn trừng phạt thì chỉ khiến trẻ không thể hiểu được cha mẹ mong muốn gì và ngày càng xa cách cha mẹ hơn.

Hãy khuyên nhủ, nhắc nhở trẻ khi trẻ tăng động mắc sai lầm thay vì quát mắng

Hãy khuyên nhủ, nhắc nhở trẻ khi trẻ tăng động mắc sai lầm thay vì quát mắng

Bên cạnh giáo dục hành vi, cha mẹ nên cho con sử dụng sớm cốm Egaruta để hỗ trợ làm giảm chứng tăng động quá mức, cải thiện khả năng tập trung chú ý. Hãy gọi cho chúng tôi 0963.048.266 để được tư vấn chi tiết về sản phẩm.

Hướng dẫn cách tiếp cận, xử lý những sai lầm của trẻ tăng động bằng kỷ luật

Trừng phạt hay kỷ luật – đâu là lựa chọn đúng với trẻ tăng động giảm chú ý

Kể cả trẻ bình thường hay trẻ tăng động giảm chú ý thì việc trừng phạt trẻ vì những sai lầm là hoàn toàn không đúng. Cách tiếp cận tốt nhất đối với những sai lầm của trẻ đó là khuyên nhủ, nhắc nhở trẻ, giải thích cho trẻ hiểu tại sao những hành động của trẻ là không đúng, và hướng trẻ hành xử một cách tích cực hơn. Khi muốn áp dụng kỷ luật cho trẻ, bạn có thể cách ly chúng vào một phòng để trẻ suy nghĩ về việc làm của mình, bạn cũng nên tha thứ cho con khi bé ra khỏi phòng và biết nhận lỗi.

Chấp nhận rằng trẻ tăng động có rất nhiều khiếm khuyết

Thật khó để chấp nhận được rằng, con mình không được “bình thường” như những đứa trẻ khác. Chúng sẽ có rất nhiều khuyết điểm và đôi khi những khuyết điểm đó khiến bạn phải khó chịu, bực tức. Nhưng nếu vì như thế mà bạn trách phạt trẻ thì bạn chỉ khiến trẻ càng trở nên oán giận, bi quan, tự ti về bản thân.

Hãy chấp nhận những khuyết điểm của trẻ, và cố gắng tìm kiếm, phát triển những năng lực đặc biệt giúp trẻ tự tin hơn về bản thân. Trò chuyện cùng trẻ để biết trẻ yêu thích điều gì, hướng cho trẻ trở thành những gì mà chúng muốn.

Đừng vội vàng từ chối những mong muốn của trẻ

Có thể bạn thực sự lo lắng cho trẻ, muốn trẻ được an toàn, muốn kiểm soát mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày đến việc kết giao bạn bè của trẻ, nên đôi khi bạn lại trở thành quá nghiêm khắc, luôn từ chối những đòi hỏi, mong muốn của chúng. Nhưng có thể bạn không biết rằng, với những trẻ tăng động thì việc bị từ chối quá nhiều lần sẽ khiến trẻ trở nên nghịch ngợm hơn, dễ nổi loạn, cáu gắt và càng không chịu nghe lời. Vì vậy đừng vội vàng nói “không” với trẻ, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời. Với những việc không thể cho phép, bạn hãy giải thích để trẻ hiểu, đừng kìm kẹp, khắt khe quá mức.

Cha mẹ chính là người giúp con vượt qua chứng tăng động giảm chú ý

Cha mẹ chính là người giúp con vượt qua chứng tăng động giảm chú ý

Chú ý nhiều hơn tới những hành vi tích cực của trẻ

Đôi khi những hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ, nghịch ngợm của trẻ tăng động có thể gây phiền toái, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sống gia đình bạn. Bạn cảm thấy mệt mỏi và thất vọng, chính những điều này khiến bạn bỏ qua những hành động tốt đẹp mà trẻ đã làm. Đừng như thế, hãy cố gắng để ý những hành động tốt ở trẻ, khuyến khích khen ngợi để trẻ cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân và sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa.

Hãy trở thành tấm gương tốt cho trẻ

Trẻ thường học hỏi, bắt chước hành động từ những người xung quanh, đặc biệt là người thân của mình. Vì vậy, cha mẹ cần suy nghĩ cẩn thận về những hành động của mình. Rất có thể trẻ đang nhìn bạn và học theo cách mà bạn cư xử.

Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức giận trước những hành vi bốc đồng của con mình, đừng la hét, trách mắng chúng. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, kiểm soát cơn tức giận của mình bằng việc đi ra chỗ khác, hít thở thật sâu, sau đó mới quay lại và nói chuyện với trẻ. Chính lúc này bạn đang dậy cho con biết tầm quan trọng của việc quản lý cảm xúc của bản thân.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về những nhận định, quan điểm của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa về cách nuôi dạy trẻ bằng việc trừng phạt hay kỉ luật tại video sau:


Kỷ luật hay trừng phạt: Cha mẹ nên dạy con theo cách nào?

Là cha mẹ ai cũng muốn điều tốt đẹp nhất đến với con mình, nhưng đó là chưa đủ, hãy là những ông bố bà mẹ tuyệt vời để giữ gìn một gia đình êm ấm, điều chỉnh tốt những hành vi của con mình, giảm đi tính tăng động quá mức ngay từ bây giờ.

DS Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.additudemag.com/behavior-punishment-parenting-child-with-adhd/

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      8 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Liên Trần
      Liên Trần
      2 Năm Trước

      em muốn hỏi cốm egaruta này có cho trẻ 5 tuổi học không tập trung không ah

      Đông,
      Đông,
      5 Năm Trước

      cho em hỏi địa chỉ nào khám và chữa bệnh tăng động giảm tập trung cho bé ạ?

      Tâm An,
      Tâm An,
      6 Năm Trước

      Tôi ở Hải Dương có bán không a

      Vũ.
      Vũ.
      6 Năm Trước

      Thưa bác sĩ con tôi năm nay 4 tuổi từ nhỏ nó đã nghịch luôn tay luôn chân k chịu ngồi im 1 chỗ k nghe mọi người nhắc nhở hay sợ người lớn quát mắng đến nỗi tôi tức quá tôi đánh nó cũng càng hung hăng làm ngược lại lời mình nói lười ăn xin được tư vấn