Bạn có biết có đến 3 – 5% trẻ trong độ tuổi đi học gặp phải hội chứng tăng động và con số này đang có xu hướng gia tăng mỗi ngày. Vậy đâu là biểu hiện của trẻ tăng động, làm sao để can thiệp đúng cách? Để hiểu rõ hơn về rối loạn này, bạn đừng bỏ lỡ thông tin trong bài viết dưới đây.
Khái niệm hội chứng tăng động
Tăng động giảm chú ý (ADHD: Attention-deficit hyperactivity disorder) là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự bốc đồng thái quá, hiếu động quá mức và giảm tập trung ở nhiều mức độ gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Cách nhận biết hội chứng tăng động ở trẻ
Dựa vào biểu hiện dưới đây để chẩn đoán trẻ tăng động giảm chú ý:
Biểu hiện giảm tập trung chú ý
– Trẻ bị hội chứng tăng động thường bỏ qua và không để tâm vào những chi tiết nhỏ, hay phạm lỗi
– Khả năng tập trung rất kém, dễ bị phân tâm dù chỉ là tác động rất nhỏ
– Không để tâm trong giao tiếp, thường bỏ lỡ những chi tiết quan trọng
– Khó khăn khi thực hiện theo hướng dẫn hoặc hoàn thành các nhiệm vụ tập thể
– Thường lảng tránh và không hào hứng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao
– Thường làm mất các đồ dùng cá nhân như bút, sách, đồ chơi…
– Thường quên làm những việc vặt, làm bài tập về nhà…
Biểu hiện hiếu động và bốc đồng
– Khó ngồi yên một chỗ, thường vặn vẹo chân tay nếu không có việc gì làm
– Thường di chuyển liên tục với tần suất rất lớn như có một nguồn năng lượng vô tận
– Hay chạy nhảy khắp nơi, leo trèo lên các đồ vật xung quanh mà không sợ nguy hiểm
– Gặp khó khăn khi phải đợi đến lượt mình trong các trò chơi hay hoạt động tập thể
– Nói quá nhiều, thường trả lời trước khi được yêu cầu
– Hay quấy rối hoặc làm gián đoạn lời nói của người khác
– Trẻ dễ nổi nóng, gây gổ với bạn bè ở lớp
Trẻ hay chạy nhảy, leo trèo: Biểu hiện của hội chứng tăng động
Ngoài các triệu chứng trên, chỉ kết luận trẻ bị bệnh tăng động khi có đủ 3 điều kiện sau:
– Các triệu chứng trên lặp lại thường xuyên liên tục trong thời gian ít nhất là 6 tháng
– Các triệu chứng này xuất hiện ở ít nhất 2 môi trường như ở nhà và trường học
– Các triệu chứng này gây ảnh hưởng nhất định đến việc học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Bạn thấy con nghịch ngợm, hiếu động luôn chân tay và không thể tập trung? Liệu rằng đây có phải là do hội chứng tăng động? Nếu còn băn khoăn về điều này, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 (hoặc Zalo) để được tư vấn chi tiết hơn.
Hội chứng tăng động được phân loại ra sao?
Thực tế, các biểu hiện bệnh tăng động ở mỗi trẻ là không hoàn toàn giống nhau và tỷ lệ này ở bé trai thường cao hơn gấp 3 lần so với các bé gái và được chia thành 3 dạng chính là:
– Dạng hiếu động quá mức: Trẻ thiên về các biểu hiện hiếu động và bốc đồng thái quá
– Dạng giảm chú ý: Trẻ bộc lộ rõ các biểu hiện giảm tập trung chú ý trong nhiều hoạt động
– Dạng kết hợp: Trẻ kết hợp đồng thời cả hai rối loạn trên
Có nhiều giả thiết về căn nguyên gây hội chứng tăng động, trong đó có một số yếu tố liên quan đến rối loạn này, bao gồm: yếu tố di truyền, mất cân bằng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, các tác động từ môi trường độc hại (nhiễm độc chì, thủy ngân…), trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, lạm dụng các chất kích thích trong thai kỳ, di tật bẩm sinh, bất thường cấu trúc não bộ,… Và dù cho là căn nguyên nào thì việc tác động sớm và đúng cách sẽ giúp cải thiện tốt hơn chứng bệnh này.
Cách chữa hội chứng tăng động không dùng thuốc
Hiện nay, có một số nhóm thuốc tây được chỉ định điều trị bệnh tăng động ở trẻ nhưng các bác sĩ thường cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ, nhất là với đối tượng trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ chỉ được dùng các thuốc này khi có sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
Áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ tăng động tại nhà
Với trẻ tăng động giảm chú ý, phương pháp được ưu tiên hàng đầu là can thiệp hành vi để điều chỉnh các hành động được đúng mực hơn cũng như thiết lập các thói quen tốt dựa trên các hướng dẫn sau:
– Kiên nhẫn: nuôi dạy trẻ tăng động là điều không dễ dàng với bất kỳ cha mẹ nào nên rất cần sự nhẫn nại nếu thấy trẻ thực hiện đúng sau một vài lần nhắc nhở
– Dành tình thương cho con: thay vì tập trung vào những lỗi sai và khuyết điểm, bạn nên tập trung vào các thế mạnh để giúp trẻ phát huy tốt hơn
Dạy trẻ tăng động cần rất nhẹ nhàng và kiên nhẫn
– Luôn động viên lòng tự trọng của con: trẻ tăng động thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên cha mẹ cần tinh tế trong việc giáo dục để vừa giúp con phân biệt phải – trái, đúng – sai, vừa tạo động lực tiến bộ hơn mỗi ngày. Sự tán dương, khen thưởng kịp thời rất cần thiết với trẻ bị hội chứng tăng động
– Thiết lập cho trẻ thói quen tổ chức: một thời gian biểu chi tiết và có mục tiêu rõ ràng giúp trẻ nhận thức rõ để không bỏ sót việc
– Hướng dẫn trẻ dễ hiểu và nhất quán: bạn hãy chắc chắn rằng trẻ tăng động đã hiểu rõ và ghi nhớ điều bạn trao đổi và đừng quên giao tiếp bằng ánh mắt
– Dành cho trẻ khoảng thời gian chờ: thời gian chỉ vừa đủ để trẻ suy nghĩ về những hậu quả và lựa chọn cách giải quyết các hành vi bốc đồng của mình.
Sản phẩm hỗ trợ cho trẻ tăng động giảm chú ý
Sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Câu đằng, An tức hương cũng là một lựa chọn tích cực trong điều trị hội chứng tăng động ở trẻ nhỏ. Hai thảo dược giúp ổn định dẫn truyền thần kinh, giảm các hưng phấn kích thích quá mức trong não bộ, cải thiện các rối loạn hành vi tăng động.
Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm vừa kết hợp Câu đằng, An tức hương với các hoạt chất tự nhiên như GABA, taurin, magnesi… để tạo nên giải pháp tối ưu cho trẻ tăng động. Sau khi kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình, nhiều cha mẹ đã không giấu nổi vui mừng khi thấy con bớt nghịch ngợm, biết tập trung chú ý hơn:
Chia sẻ kinh nghiệm của chị Hà (Điện Biên)
Chia sẻ của chị Nhung (Quảng Ninh)
Có thể thấy rằng sự quan tâm đúng mực và điều trị đúng phương pháp sẽ giúp trẻ sớm khắc phục hội chứng tăng động để học tập và phát triển vui khỏe như bạn bè đồng trang lứa.