Vì những hành vi có đôi chút khác biệt nên trẻ tăng động giảm chú ý thường bị bạn bè bắt nạt, trêu chọc, xa lánh. Đó có thể là hành động xô đẩy, đánh, đấm,… hoặc bằng lời nói đe dọa, chửi rủa,… Những điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, cảm xúc của trẻ, khiến các con trở nên tự ti và dần cô lập bản thân với cộng đồng. Vậy lúc này, cha mẹ nên làm gì để giúp con tránh gặp rắc rối và bị bắt nạt?
Dạy trẻ tăng động cách ngăn chặn hành vi “bắt nạt” trước khi nó xảy ra
Với trẻ tăng động giảm chú ý, chuẩn bị trước những giải pháp để ngăn chặn hành vi “bắt nạt” sẽ rất hữu ích để giúp các con dễ dàng xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Bởi vậy, cha mẹ nên:
Rèn luyện kĩ năng qua tình huống giả tưởng
Bạn có thể đóng vai là kẻ “bắt nạt” trong các tình huống cụ thể để con suy nghĩ và tìm cách đối phó. Trong khi đóng vai, hãy dạy trẻ trả lời với giọng mạnh mẽ, chắc chắn, không được khóc lóc vì điều này chỉ khiến những kẻ bắt nạt thêm hứng thú và gia tăng hành vi “xấu” của họ. Việc làm này giúp trẻ cảm thấy tự tin và dễ dàng xử lý nhanh khi gặp rắc rối với bạn bè và mọi người xung quanh.
Xây dựng tình huống giả tưởng để trẻ tăng động học cách đối phó khi bị bắt nạt
Khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
Các chuyên gia tâm lý cho rằng: “Trông bạn như thế nào khi gặp kẻ bắt nạt quan trọng hơn những gì bạn nói”, bởi vậy cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thể hiện sự tự tin, dũng cảm bằng cách ngẩng cao đầu và nhìn thẳng vào mắt kẻ “bắt nạt” mình. Điều này sẽ khiến kẻ bắt nạt sợ hãi mà tránh xa trẻ.
Giúp trẻ tăng động giảm chú ý tự tin hơn
Trẻ tăng động càng tự tin thì càng khó trở thành đối tượng bị bắt nạt. Bởi vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa để tăng cơ hội được tiếp xúc với mọi người, từ đó thêm tự tin hơn. Không chỉ vậy, bạn cũng nên khen ngợi những ưu điểm, phẩm chất tốt của con để củng cố những hành vi tích cực, tăng lòng tự trọng, sự tự tin lâu dài và ngăn chặn mọi tình huống bắt nạt tiềm ẩn.
Hướng dẫn trẻ tăng động cách để ngừng bị bắt nạt, xa lánh
Khi nhận thấy con đang là đối tượng bị bạn bè bắt nạt, xa lánh, trêu chọc, cha mẹ cần hướng dẫn con tiếp cận đúng cách với vấn đề này, cụ thể như sau:
– Khi bị ai đó nói những điều không tốt, trẻ cần nói những điểm tích cực của bản thân, tránh lệ thuộc cảm xúc vào hành động của người khác.
– Nói cho kẻ “bắt nạt” về cảm xúc của mình với sự bình tĩnh, kiên quyết, chẳng hạn: “Tôi rất tức giận khi bạn gọi tôi bằng cái tên đó, tôi muốn bạn gọi đúng tên thật của mình!”
– Không khóc lóc, than phiền trước mặt kẻ “bắt nạt”, bởi điều này chỉ khiến họ cảm thấy hả hê và tiếp tục hành vi tồi tề với mình.
– Loại trừ hành vi bắt nạt bằng sự hài hước, hãy dạy trẻ cách phản kháng bằng lời nói hoặc cười trước những lời đe dọa của kẻ bắt nạt, sau đó tránh xa họ.
– Bạn cần nói với trẻ rằng khi bị bắt nạt, con cần nói chuyện với cha mẹ đồng thời chia sẻ với thầy cô để được hỗ trợ tốt nhất ở trường.
– Khuyến khích trẻ trở thành một người bạn tốt, dám đứng lên bảo vệ những bạn bè bị bắt nạt. Điều này giúp con trở nên tự tin và tránh trở thành “nạn nhân” bị người khác bắt nạt.
Khuyến khích trẻ tăng động dũng cảm đứng lên bảo vệ bạn bè mình
Khi con bị bạn bè bắt nạt cha mẹ cần giữ bình tĩnh để đưa ra hướng giải quyết khéo léo, phù hợp. Và nếu bạn còn băn khoăn không biết nên làm gì để hỗ trợ con trong tình huống này, hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được tư vấn trực tiếp!
Vai trò của cha mẹ nên khi trẻ tăng động bị bắt nạt
Bên cạnh việc hướng dẫn trẻ cách để ngăn ngừa và phản kháng lại những hành vi bắt nạt từ bạn bè, cha mẹ cũng nên có những biện pháp để hỗ trợ giúp con thêm tự tin, dũng cảm hơn.
– Khen ngợi khi con biết cách “chống” lại kẻ bắt nạt: Hãy dành lời khen ngợi, tặng thưởng mỗi khi chứng kiến con bạn dũng cảm đối diện với kẻ “bắt nạt”, điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn khi xử lý những tình huống khác.
– Giúp con hiểu rằng bị bắt nạt không phải lỗi của trẻ: Bạn cần giải thích cho con hiểu rằng trẻ chẳng làm gì sai cả, việc bị bắt nạt cũng không phải lỗi của con và con đã làm rất đúng khi nói chuyện với cha mẹ.
– Trở thành người bạn của trẻ: Mỗi ngày khi con đi học về, cha mẹ cần hỏi con về mọi thứ đã diễn ra ở trường, chẳng hạn như hôm nay con học những gì? Con có chơi với bạn nào không?… Hãy sử dụng giọng điệu bình tĩnh, thân thiện để trẻ thoải mái chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và luôn khẳng định rằng, hạnh phúc, sự an toàn của con là quan trọng nhất với cha mẹ.
– Liên hệ phụ huynh của kẻ bắt nạt: Cha mẹ cần nói chuyện trực tiếp với phụ huynh của những kẻ đang bắt nạt về những vấn đề đang xảy ra, để họ nhắc nhở con mình.
– Hợp tác cùng nhà trường: Liên hệ với thầy cô, ban giám hiệu nhà trường về việc con bị bắt nạt để cùng nhau đưa ra giải pháp tốt nhất, nhằm tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho con.
Cha mẹ có thể quan tâm:
Chia sẻ bí quyết trị tăng động giảm chú ý ở trẻ an toàn, hiệu quả ngay tại nhà!
9 cách giúp trẻ tăng động giảm chú ý thêm tự tin hơn trong cuộc sống
Cha mẹ cần thực sự bình tĩnh để có thể xử lý khéo léo khi con bị bắt nạt, không chỉ giúp con tự tin, mạnh mẽ đối phó với những tình huống rắc rối, cha mẹ cũng cần có những biện pháp chủ động hơn để tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt an toàn, lành mạnh để bảo vệ con.
Dược sĩ Cao Thủy
Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh
Nguồn tham khảo:
https://www.parents.com/kids/problems/bullying/bully-proof-your-child-how-to-deal-with-bullies/
https://www.bullying.co.uk/advice-for-parents/what-to-do-if-your-child-is-being-bullied/
https://www.empoweringparents.com/article/is-your-child-being-bullied-9-steps-you-can-take-as-a-parent/
con em 4 tuổi, cháu tăng động giảm chú ý, đi học cháu rất nhút nhát và thường xuyên bị bạn bè bắt nạt. Em buồn lắm. Con em đang dùng cốm egaruta đc 1 tháng rồi, thấy con bớt nghịch hơn và cũng tập trung hơn. xin hỏi con em nên dùng trong bao lâu? và dùng lâu dài có tác dụng phụ gì ko?
Chào bạn Lê Mai,
Đầu tiên xin được chúc mừng bạn và gia đình, sau 1 tháng dùng cốm Egaruta đã cải thiện được tình trạng tăng động, thiếu tập trung của bé. Bạn nên kiên trì cho bé dùng sản phẩm theo liệu trình 3 – 6 tháng như khuyến cáo của nhà sản xuất để có kết quả tốt nhất. Cốm Egaruta được bào chế từ các thảo dược quý và các hoạt chất sinh học tự nhiên nên rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ. Do đó bạn có thể yên tâm cho bé sử dụng lâu dài.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!