Khả năng tập trung là một trong những yếu tố “then chốt” giúp trẻ học hỏi, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mới. Thế nhưng hiện nay rất nhiều cha mẹ phải “đau đầu” khi trẻ không tập trung chú ý, dễ phân tâm khi học, dẫn đến kết quả học tập kém, học trước quên sau. Vậy làm sao để giúp khắc phục tình trạng này. Cha mẹ hãy đọc ngay thông tin sau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ không tập trung chú ý
Tùy vào độ tuổi và từng giai đoạn phát triển mà biểu hiện mất tập trung ở trẻ sẽ khác nhau. Cha mẹ có thể nhận ra để khắc phục sớm cho con thông qua một số dấu hiệu sau:
– Trẻ rất khó để duy trì sự tập trung vào một việc gì đó trong thời gian dài, ví dụ như không thể ngồi yên lâu một chỗ để học bài, đang làm dở việc này thì chuyển sang việc khác, chơi chỉ một lúc là chán, thiếu kiên trì…
– Dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài như tiếng ồn, đồ chơi, tivi…
– Trẻ hay mơ màng, làm việc riêng trong giờ học; phớt lờ, không chú ý lắng nghe khi thầy cô, bố mẹ nói hoặc phải gọi 3 – 4 lần trẻ mới phản ứng.
– Trẻ thường mắc lỗi sai, làm sai bài tập, tính toán sai do không để ý đến các chi tiết nhỏ.
– Trí nhớ kém, mau quên, học trước quên sau, không nhớ những gì đã học trên lớp khi bố mẹ hỏi, hay quên làm bài tập hoặc các việc khác dù đã được dặn dò kỹ lưỡng.
– Hay làm mất dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân như sách, vở, bút, thước, giày dép, đồ chơi….
– Trẻ có thể chậm nói do không tập trung nên vốn từ vựng ít hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp.
– Trẻ không nghe theo chỉ dẫn, không tuân thủ các quy định, nguyên tắc chung.
– Trẻ rất khó để hoàn thành được bài tập về nhà hoặc nhiệm vụ được giao.
– Trẻ không quản lý được thời gian của mình, không thích tham gia vào các hoạt động yêu cầu sự kiên trì, tính tổ chức cao.
Trẻ không tập trung thường xuyên mơ màng trong giờ học
Nguyên nhân khiến trẻ không tập trung chú ý
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ như:
– Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Những trẻ mắc chứng ADHD thường không thể duy trì sự tập trung, kiên trì trong bất cứ việc gì và có thể kèm theo tăng hoạt động quá mức, khó ngồi yên một chỗ, khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, nổi giận, khó ngủ…
– Trẻ bị mệt mỏi, áp lực tinh thần: Lo lắng, căng thẳng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng mất tập trung của trẻ. Lúc này nếu cha mẹ càng tạo áp lực, bắt trẻ phải học nhiều hơn có thể gây hiệu ứng ngược khiến trẻ càng tập trung kém hơn.
– Rối loạn giấc ngủ: Nếu không ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm, ban ngày trẻ sẽ mệt mỏi, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, thiếu tỉnh táo và không thể tập trung được.
– Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho trẻ hoạt động; trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa chất phụ gia bảo quản hoặc trẻ bị đói do bỏ bữa cũng có thể làm trẻ chậm chạp, mất tập trung.
– Dùng nhiều thiết bị điện tử: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi, ipad…) quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ, trong đó có khả năng tập trung, ngôn ngữ, đọc viết.
– Môi trường, phương pháp dạy không phù hợp: Không gian học tập không yên tĩnh, nhiều người đi lại, nói chuyện, bật tivi ồn ào sẽ khiến trẻ khó có thể tập trung được. Hoặc phương pháp dạy không phù hợp, nhàm chán cũng là một lý do làm trẻ mất hứng thú khi học.
Trẻ không tập trung thường liên quan đến chứng tăng động giảm chú ý
Cách dạy trẻ không tập trung chú ý
Khi trẻ mất tập trung chú ý, trước hết cha mẹ cần xem xét nguyên nhân do đâu và điều chỉnh lại chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ phù hợp hơn kết hợp cùng các biện pháp sau để rèn luyện sự tập trung cho trẻ:
Lập thời gian biểu chi tiết
Cha mẹ hãy xây dựng cho con một thời gian biểu khoa học và chi tiết, ghi rõ những công việc trẻ cần làm hằng ngày và mốc thời gian thực hiện cụ thể, ví dụ 6h30 thức dậy, 6h30 – 7h tập thể dục, 7h – 7h30 ăn sáng, 8h – 10h30 đi học, 11h – 11h30 ăn trưa, 12h – 12h30 ngủ trưa…
Điều này sẽ giúp trẻ học cách sắp xếp công việc, quản lý thời gian tốt hơn và ý thức được bản thân phải tập trung thực hiện công việc theo kế hoạch.
Chia nhỏ từng nhiệm vụ
Thật khó để trẻ không tập trung có thể kiên trì làm một việc gì đó trong thời gian dài. Do đó, cha mẹ nên chia nhiệm vụ thành nhiều bước nhỏ để trẻ dễ dàng hoàn thành và có hứng thú thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo, điều này còn giúp trẻ trau dồi kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.
Quy định thời gian hoàn thành công việc
Với mỗi công việc, cha mẹ nên quy định thời gian thực hiện cụ thể dựa theo năng lực của con và đặt đồng hồ nhắc để trẻ ý thức được thời gian đang dần trôi qua và mình cần phải tập trung hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.
Ngồi học cùng trẻ
Cha mẹ hãy cố gắng dành khoảng 1 – 2 tiếng/ngày ngồi học cùng con để có thể thuận tiện nhắc nhở khi trẻ không tập trung học và hướng dẫn khi con không hiểu bài. Khi có người giám sát, trẻ sẽ nghiêm túc và có động lực học hơn.
Trẻ không tập trung cần có cha mẹ hỗ trợ khi học
Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi đòi hỏi sự tập trung
Cha mẹ có thể rèn luyện khả năng tập trung cho con bằng các trò chơi cần sự kiên trì, tư duy logic như rubic, lego, giải câu đố, xếp hình, xâu chuỗi hạt… và tăng dần độ khó lên, chẳng hạn lần đầu cần hoàn thành ghép bức tranh 10 miếng trong 15 phút, lần sau là 20 miếng trong 20 phút… để kích thích sự hứng thú của trẻ.
Tạo môi trường học nghiêm túc
Cha mẹ nên đặt bàn học của con ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại, tránh xa những yếu tố khiến trẻ dễ bị phân tâm như đồ chơi, tivi, điện thoại, tiếng ồn… và hãy chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cần thiết bên cạnh để trẻ không phải đứng lên tìm kiếm gây mất tập trung.
Dành thời gian cho con thư giãn
Khi trẻ được nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và có tinh thần thoải mái thì khả năng tập trung, tiếp thu, ghi nhớ đều được cải thiện. Do đó, thay vì tạo áp lực khi con học hành kém, cha mẹ nên để con thả lỏng một chút, cho con thêm thời gian nghỉ ngơi, khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa, thể thao, vui chơi để con lấy lại tinh thần.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần hỗ trợ trong suốt quá trình đồng hành cùng con, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp giúp trẻ tăng cường sự tập trung chú ý
Một bộ não khỏe mạnh được bổ sung đủ dinh dưỡng và năng lượng sẽ giúp trẻ tập trung chú ý, tiếp thu, ghi nhớ tốt hơn. Bởi vậy, ngay khi con có dấu hiệu học hành mất tập trung, cha mẹ hãy cho con dùng sớm cốm Egaruta Platinum nhằm cung cấp kịp thời các dưỡng chất quan trọng giúp phát triển trí não toàn diện như:
– Phosphatidylserine: là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc màng của tế bào thần kinh, theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia, Bethesda (Hoa Kỳ), Phosphatidylserine giúp kích hoạt các protein liên quan đến tín hiệu thần kinh, thúc đẩy hoạt động của não bộ, từ đó cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ, phát triển tư duy và nhận thức.
– DHA: axit béo thuộc nhóm Omega – 3 chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não, giúp phát triển trí thông minh, tăng phản xạ của các neuron thần kinh, thúc đẩy quá trình dẫn truyền thông tin nhanh nhạy và chính xác hơn.
– Taurine: Dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống thần kinh trung ương, giúp cải thiện nhận thức và sự tập trung chú ý ở trẻ.
Cốm Egaruta Platinum là sản phẩm tiên phong kết hợp đồng thời Phosphatidylserine cùng DHA, Taurine – bộ 3 dưỡng chất “vàng” cho não, mang lại giải pháp toàn diện cho trẻ gặp các vấn đề như mất tập trung chú ý, tiếp thu chậm, tư duy và ghi nhớ kém, học hành sa sút.
Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp số 1 cho trẻ không tập trung chú ý
Phát triển tiền thân từ cốm Egaruta có uy tín trên thị trường gần 10 năm, ngay từ khi ra đời cốm Egaruta Platinum đã được các chuyên gia Nhi đánh giá cao và khuyên dùng để giúp trẻ tư duy, tiếp thu, tập trung, ghi nhớ tốt hơn; giảm bớt căng thẳng, lo lắng do áp lực học hành và ngủ ngon giấc hơn.
Vì vậy, cha mẹ hãy hoàn toàn yên tâm lựa chọn cốm Egaruta Platinum cho con sử dụng để phát triển trí não và học hành ngày càng tiến bộ hơn.
Khả năng tập trung đóng vai trò quan trọng đối với tương lai của trẻ, bởi vậy, ngay khi trẻ không tập trung chú ý, cha mẹ hãy tìm hiểu ngay lý do và khắc phục sớm cho con bằng những phương pháp trong bài viết.
Nguồn tham khảo: oxfordlearning.com