Một giấc ngủ không trọn vẹn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến nhiều xáo trộn trong sinh hoạt và công việc. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều người chủ quan, phớt lờ những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ nên đã gặp phải những hệ lụy đáng tiếc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi ngay tại bài viết dưới đây.
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường về chất lượng và thời gian ngủ, khiến bạn không thể ngủ ngon, hậu quả là gây ra hiện tượng buồn ngủ rũ rượi vào ban ngày kèm theo các triệu chứng khác. Dù là do nguyên nhân nào thì rối loạn giấc ngủ đều cần được nhận biết và điều trị sớm.
Các dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến
Thực tế, có nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau, thống kê có khoảng 80 loại nhưng thường gặp là:
– Mất ngủ: Là dạng phổ biến nhất, là hiện tượng không thể đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân có thể là do lệch múi giờ, căng thẳng, lo lắng quá mức, rối loạn nội tiết,…
– Chứng ngưng thở khi ngủ: Đặc trưng bởi sự ngưng thở khi ngủ từ 10 giây trở lên với hai dạng chính là: chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và ngưng thở do rối loạn dẫn truyền thần kinh
– Hội chứng chân không yên: Luôn có một sự thôi thúc di chuyển chân liên tục kèm theo cảm giác ngứa ran ở chân
– Hội chứng ngủ rũ: Đặc trưng bởi các cơn buồn ngủ đột ngột ập đến khiến người bệnh đột nhiên cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không báo trước
– Rối loạn nhịp sinh học: Là các vấn đề có liên quan đến chu kỳ thức – ngủ khiến bạn không thể đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ điển hình
Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ có thể khác nhay tùy thuộc vào mức độ và dạng bệnh, tuy nhiên thường đặc trưng với những biểu hiện như sau:
– Khó đi vào giấc ngủ: Thường mất hơn 30 phút mỗi đêm để chìm vào giấc ngủ
– Thức dậy nhiều lần trong đêm và rất khó để ngủ lại, thưởng tỉnh giấc rất sớm vào gần sáng
– Thường cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, luôn muốn chợp mắt hoặc ngủ gục
– Xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngáy to, khịt mũi, thở hổn hển hoặc ngừng thở trong một thời gian ngắn
– Cảm giác ngứa râm ran như có kiến bò ở tay, chân và chỉ thấy dễ chịu hơn khi được xoa bóp
– Chân tay thường xuyên cử động trong khi ngủ
– Trẻ nhỏ thường giật mình quấy khóc giữa đêm
– Xuất hiện những trải nghiệm sống động, đẹp như mơ khi chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ gật
– Xuất hiện một số cảm xúc rối loạn xen kẽ như cười, tức giận, sợ hãi
Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ ở người lớn và trẻ em
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào?
Ngủ là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng. Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ khiến sức khỏe giảm sút và làm đảo lộn nhiều khía cạnh của cuộc sống như giảm hiệu suất công việc, kết quả học tập sa sút, mất đi nhiều mối quan hệ xã hội,… Cụ thể như:
– Gặp khó khăn trong việc chú ý, tập trung giải quyết vấn đề
– Người uể oải, mệt mỏi, cảm giác không còn sức lực
– Suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp
– Ngủ gật khi đang tham gia giao thông gây nguy hiểm đến tính mạng
– Không tỉnh táo trong mọi hoạt động như làm việc, học tập, vui chơi,… dễ bị xã hội đánh giá thấp
Nguyên nhân nào gây rối loạn giấc ngủ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Một số trường hợp bị rối loạn giấc ngủ là hậu quả từ một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Căng thẳng lo lắng quá mức
– Tình trạng đau mạn tính trong các bệnh như viêm khớp, mệt mỏi kéo dài, bệnh viêm ruột, chứng đau đầu dai dẳng, bệnh đau lưng….
– Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
– Dị ứng và các vấn đề về hô hấp: dị ứng, cảm lạnh hoặc một số bệnh đường hô hấp trên thường gây ngạt mũi, khó thở dẫn đến mất ngủ,…
Xem thêm:
Mối liên quan giữa chứng tăng động giảm chú ý và khó ngủ ở trẻ em
Trẻ tăng động khó ngủ, cha mẹ nên làm gì để giúp con?
Cách khắc phục và điều trị rối loạn giấc ngủ
Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ở trẻ em để tránh những hậu quả đáng tiếc. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh sẽ lựa chọn các phương pháp sau:
Thay đổi lối sống
Liệu pháp này có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe bao gồm:
– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm gồm: rau xanh, hoa quả, đạm động vật, ngũ cốc nguyên hạt,… chú ý hạn chế thực phẩm giàu đường
– Tập luyện thể thao hàng ngày để giảm căng thẳng như đi bộ, ngồi thiền, yoga
– Thiết lập thói quen ngủ tốt: ngủ và thức dậy đúng giờ, không sử dụng thiết bị điện tử 30 phút trước giờ đi ngủ
– Tránh sử dụng các đồ uống có chứa cồn, caffein, thuốc lá vào buổi tối
– Thiết kế phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng hợp lý, không nên ăn uống hoặc làm việc trong phòng ngủ
– Giữ tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng kích thích quá mức
Sử dụng thuốc tây
Trường hợp rối loạn giấc ngủ do bệnh lý thì cần tập trung điều trị theo căn nguyên. Bên cạnh các thuốc điều trị chính, bác sĩ có thể xem xét một số loại thuốc như: melatonin, zolpidem, zaleplon, eszopiclone, ramelteon, suvorexant, lamborexant hoặc doxepin,…
Nguy cơ lớn nhất khi dùng các thuốc này là tình trạng lệ thuộc thuốc và một số tác dụng không mong muốn như ngủ li bì, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn,… Bởi vậy, thuốc tây thường không phải là giải pháp ưu tiên hàng đầu khi điều trị rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ở trẻ em.
Thuốc tây chữa rối loạn giấc ngủ cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện giấc ngủ
Để khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ, các chuyên gia thần kinh đánh giá cao lợi ích khi kết hợp cùng các liệu pháp thảo dược với tác dụng đã được kiểm chứng và có độ an toàn cao. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với các trẻ nhỏ khi não bộ còn rất non nớt, chưa tiếp nhận được sự ức chế quá mức từ thuốc tây.
Điển hình trong số đó là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng êm dịu, trấn tĩnh hệ thần kinh, xoa dịu những kích thích quá mức trong não bộ, từ đó cải thiện cả chất lượng và thời gian ngủ.
Dựa trên những lợi ích này, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp cả hai thảo dược cùng nhiều dưỡng chất tốt cho não bộ như GABA, Taurin, Magie tạo nên sản phẩm cốm Egaruta giúp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ cho cả người lớn và trẻ em đồng thời tăng cường sự tập trung, tư duy, ghi nhớ.
Cốm Egaruta có nguồn gốc thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, tuyệt đối không gây an thần quá mức hoặc ngủ li bì. Khảo sát thực tế cho thấy, có hơn 90% người dùng đều nhận thấy hiệu quả rõ rệt, ngủ ngon giấc hơn chỉ sau 1 – 3 tháng.
Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trong số đó, có rất nhiều phụ huynh có con bị khó ngủ, tăng động giảm chú ý đã đặt trọn niềm tin vào cốm Egaruta và đạt được kết quả tốt ngoài mong đợi. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Nguyệt (ở Đan Phượng, Hà Nội) qua video:
Bí quyết giúp con ngủ ngon, hết trằn trọc nghịch ngợm
Rối loạn giấc ngủ nếu được phát hiện và can thiệp đúng cách hoàn toàn có thể trị khỏi. Mong rằng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn và người thân có được những giấc ngủ ngon và chất lượng nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo 0963.048.266, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Xem thêm:
Giải mã 4 công dụng của cốm Egaruta với chứng rối loạn giấc ngủ
Dinh dưỡng vàng giúp trẻ cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ
Nguồn tham khảo: healthline.com; my.clevelandclinic.org