Trẻ chậm phát triển trí tuệ – Phải làm gì để giúp con vượt qua?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, tuy nhiên, nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể hòa nhập được với cộng đồng, phát huy được thế mạnh của bản thân và tự lập trong cuộc sống. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp con vượt qua khó khăn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ còn gọi là thiểu năng trí tuệ (intellectual disability) là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ, đặc trưng bởi chỉ số thông minh (IQ) ở dưới mức trung bình kèm theo thiếu hụt các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ chậm đạt được các mốc phát triển quan trọng so với độ tuổi và bị hạn chế 2 vấn đề sau:

– Hoạt động trí tuệ: Liên quan đến khả năng học tập, suy luận, suy nghĩ trừu tượng, lập kế hoạch, đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề… và được đánh giá dựa trên chỉ số IQ, IQ dưới khoảng 70 – 75 được coi là thiểu năng trí tuệ.

– Khả năng thích ứng: Là những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, tương tác với người khác, tự chăm sóc bản thân….

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Các triệu chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có thể xuất hiện từ thời thơ ấu hoặc không được chú ý đến cho tới khi trẻ đến tuổi đi học mới biểu hiện rõ rệt. Mức độ thiểu năng trí tuệ càng nặng thì càng dễ nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển trí tuệ của con:

– Biết ngồi, bò hoặc đi muộn hơn các trẻ khác.

– Gặp khó khăn khi học nói, chậm nói hoặc nói không rõ ràng.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ chậm đạt được các cột mốc phát triển so với trẻ bình thường

Trẻ chậm phát triển trí tuệ chậm đạt được các cột mốc phát triển so với trẻ bình thường

– Học các kỹ năng như tự ăn uống, mặc quần áo, đi vệ sinh… chậm và cần có sự hỗ trợ từ người khác.

– Trí nhớ kém, khó ghi nhớ mọi thứ kể cả những thông tin đơn giản như tên, màu sắc, sự việc vừa mới xảy ra.

– Học và tiếp thu kiến thức chậm, kết quả học tập kém hơn hẳn so với bạn bè.

– Khó khăn khi giải quyết một vấn đề hoặc không thể suy nghĩ, tư duy một cách logic.

– Không có khả năng nhận thức được hậu quả của hành động mà mình thực hiện.

Không có khả năng sống độc lập do bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp, tự chăm sóc bản thân hoặc tương tác xã hội.

– Có các vấn đề về hành vi như khó kiểm soát cảm xúc, nóng giận, hung hăng, tự làm bản thân bị thương, mất tập trung chú ý, tự tách biệt khỏi các hoạt động, rối loạn tâm thần (lo lắng, trầm cảm)…

Các cấp độ trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ được chia thành 4 cấp độ, dựa trên chỉ số IQ và kỹ năng xã hội, cụ thể là:

– Thiểu năng trí tuệ nhẹ: Chiếm khoảng 80%, chỉ số IQ từ 50 đến 75, trẻ cần nhiều thời gian hơn để học kỹ năng giao tiếp, đọc, viết… nhưng nếu được hỗ trợ và dạy đúng cách sẽ học tập tiến bộ, tự chăm sóc được bản thân và sống độc lập khi trưởng thành.

– Thiểu năng trí tuệ trung bình: Chỉ số IQ từ 35 – 55, trẻ có thể đọc, viết, đếm số được nhưng khá chậm. Trẻ cũng có thể thực một số công việc đơn giản như ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh… nếu được hướng dẫn, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi phải sống tự lập một mình.

– Thiểu năng trí tuệ nặng: Chiếm khoảng 3 – 5%, chỉ số IQ từ 20 – 40, trẻ có thể học được một số kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tự chăm sóc bản thân cơ bản nhưng cần sự kiên trì rất lớn từ cha mẹ. Trẻ không thể sống tự lập một mình, khi lớn lên cần sống trong nhà tập thể có sự giám sát.

– Thiểu năng trí tuệ đặc biệt: Chiếm khoảng 1 – 2%, chỉ số IQ dưới 20 -25, trẻ có thể giao tiếp nhưng rất khó để hiểu vấn đề định nói, trẻ không thể tự chăm sóc bản thân mà cần có sự hỗ trợ từ người khác.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ có thể liên quan đến những yếu tố sau:

– Di truyền: Bố mẹ bị thiểu năng trí tuệ hoặc mắc một số rối loạn di truyền khác như hội chứng Down, bệnh Phenylceton niệu… thì nguy cơ sinh con chậm phát triển là rất cao.

– Vấn đề khi mang thai: Trong thai kỳ mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như khói thuốc lá, rượu bia, ma túy, chì, chất phóng xạ, hóa chất xạ trị…; sử dụng một số loại thuốc tây hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng (rubella, kí sinh trùng, sốt vi rút…) hay di tật thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ ngay từ giai đoạn bào thai.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể do bị tổn thương não trong giai đoạn mang thai

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể do bị tổn thương não trong giai đoạn mang thai

– Chấn thương khi sinh: Sinh non thiếu tháng, ngạt khi sinh, tiền sản giật, chấn thương não do sinh bằng kẹp forceps…

– Chấn thương não bộ sau sinh: Trẻ bị tai nạn, chấn thương vùng đầu; u não; ngộ độc chì, thủy ngân hoặc các bệnh lý làm tổn thương não như sởi, thủy đậu, viêm não, viêm màng não…

– Chế độ ăn uống: Trẻ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não.

– Yếu tố môi trường: Môi trường sống ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại hoặc trẻ bị sang chấn tâm lý, bạo hành tinh thần và thể chất từ nhỏ…

Phương pháp điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển là một hành trình đầy gian nan, có thể có những lúc cha mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản nhưng hãy luôn kiên trì và lạc quan bởi sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình chính là điều quan trọng nhất giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Nếu được giáo dục đúng cách, trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể tiến bộ, hòa nhập với mọi người và có cuộc sống tươi đẹp như những đứa trẻ khác. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ dành cho trẻ:

Về giáo dục tại trường

Trẻ chậm phát triển trí tuệ nên được theo học tại các trường giáo dục đặc biệt và việc học này nên bắt đầu từ sớm. Tùy theo mức độ bệnh của trẻ sẽ có những chương trình can thiệp phù hợp để giúp trẻ học được các kỹ năng cơ bản cho cuộc sống như đọc viết, tính toán, ăn uống, giao tiếp, ứng xử…

Về giáo dục tại nhà

Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để học kiến thức mới, do đó, điều mà cha mẹ cần làm đó là kiên trì, với mỗi bài học nên nhắc lại nhiều lần và chia thành các phần nhỏ để con dễ hiểu. Đồng thời, tăng cường giao tiếp với con, khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa để cải thiện kỹ năng tương tác xã hội.

Sự chăm sóc, hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

Sự chăm sóc, hỗ trợ từ gia đình là rất quan trọng đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

Về tâm lý

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường hay bị lo âu, trầm cảm, sợ hãi hoặc khó kiểm soát cảm xúc. Bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần cho con, cha mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện tâm lý bất thường của trẻ và sớm đưa con đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ khi cần thiết.

Về chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đối với sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Cha mẹ nên xây dựng thực đơn cân đối, bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cho con, đặc biệt là cá biển và các loại rau củ quả tươi giàu vitamin, khoáng chất. Đồng thời, hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia bảo quản.

Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp toàn diện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Để phát triển toàn diện não bộ, trẻ cần được bổ sung đầy đủ nhiều dưỡng chất khác nhau, đặc biệt là 4 dưỡng chất quan trọng quyết định đến trí thông minh và nhận thức của trẻ đó là:

– Phosphatidylserine: Nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia (Bethesda, Hoa Kỳ), Phosphatidylserine đóng vai trò quan trọng trong xây dựng màng tế bào thần kinh, giúp tăng cường chức năng não bộ, cải thiện nhận thức, nâng cao khả năng tư duy, tập trung, ghi nhớ và phản xạ nhanh nhạy của trẻ.

– DHA: là dưỡng chất chiếm tỷ lệ cao trong chất xám, cần thiết cho sự phát triển triển của não bộ. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung DHA sớm giúp trẻ phát triển chỉ số IQ và tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung chú ý.

– GABA: Là một chất dẫn truyền thần kinh không thể thiếu đối với hoạt động bình thường của não bộ, giúp xoa dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh, giảm bớt sự lo lắng, bồn chồn, bất an và tăng sự tập trung, ghi nhớ cho trẻ.

– Taurine: Là một acid amin phổ biến trong não, giúp phát triển hệ thống thần kinh trung ương và hỗ trợ quá trình trao đổi chất của não, tăng cường khả năng nhận thức, tư duy, ghi nhớ của trẻ.

Hiện nay, trên trị trường duy nhất chỉ có cốm Egaruta Platinum chứa bộ đôi Phosphatidylserine và DHA cùng Taurine, GABA mang lại một giải pháp toàn diện dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ chậm tiếp thu mà cha mẹ nên tham khảo sớm cho con để giúp:

– Phát triển trí não toàn diện, cải thiện nhận thức, tăng cường khả năng tư duy, tập trung chú ý và phản xạ nhanh nhẹn, giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

– Nâng cao khả năng ghi nhớ, giúp trẻ nhớ bài học lâu và sâu hơn.

– Giúp giải tỏa căng thẳng, giảm bớt sự lo lắng, bồn chồn, bốc đồng, cáu giận, tăng động quá mức ở trẻ.

– Cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, giảm bớt tình trạng trằn trọc khó ngủ.

Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp toàn diện dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp toàn diện dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Một điều cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn cốm Egaruta Platinum đó là sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định về chất lượng, độ an toàn và cấp phép lưu hành. Đặc biệt đây là dòng sản phẩm bổ não chuyên biệt được phát triển dựa trên công thức của cốm Egaruta đã được các bác sỹ Nhi khoa hàng đầu và hàng triệu phụ huynh tin dùng cho con gần 10 năm qua.

Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa chậm phát triển trí tuệ cho con?

– Khám thai định kỳ và thực hiện các kiểm tra sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm các bất thường của thai nhi hoặc các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiền sản giật…

– Tiêm phòng đủ các loại vắc xin quan trọng như cúm, bạch hầu, ho gà, uốn ván, Rubella, sởi, thủy đậu… trước khi mang thai.

– Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, ma túy), tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường độc hại trong thời kỳ mang thai.

– Cho con tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, rubella, viêm màng não…

– Đảm bảo trẻ được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong suốt quá trình mang thai và sau sinh.

– Cho trẻ thực hiện các bài kiểm tra sàng lọc về phát triển khi phát hiện bất thường.

Hành trình nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ chắc chắn không hề dễ dàng, nhưng hy vọng rằng thông qua bài viết, cha mẹ sẽ tìm được phương pháp phù hợp để đồng hành cùng con yêu vượt qua thử thách.

Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic.org, healthline.com

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận