Có khi nào bạn thấy một đứa trẻ chạy nhảy, đùa nghịch luôn chân tay nhưng lại chẳng thể tập trung chú ý và thường xuyên phạm lỗi? Bạn có biết sự hiếu động bốc đồng quá mức chính là dấu hiệu sớm của chứng bệnh tăng động giảm chú ý phổ biến ở hơn 7% trẻ em? Vậy để hiểu rõ bệnh tăng động giảm chú ý là gì, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển phức tạp có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, bé trai phổ biến hơn bé gái. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự hiếu động quá mức và giảm tập trung chú ý. Bệnh dù không nguy hiểm như nhiều bệnh lý thần kinh khác nhưng có thể gây khó khăn trong học tập và sự phát triển tâm lý, tính cách sau này của trẻ.
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý cần nhận biết sớm
Căn cứ vào những biểu hiện dưới đây để hiểu bệnh tăng động giảm chú ý là gì và chẩn đoán sớm ở trẻ:
Giảm tập trung chú ý:
– Trẻ dễ bị phân tâm bởi những tác động nhỏ xung quanh.
– Trẻ khó thực hiện theo hướng dẫn để hoàn thành nhiệm vụ.
– Trẻ không chú ý, thường xuyên bất cẩn phạm lỗi.
– Trẻ hay quên các nhiệm vụ, thậm chí cả các sinh hoạt cá nhân.
– Trẻ không hứng thú với các công việc đòi hỏi phải giữ yên tĩnh.
– Trẻ thường xuyên làm mất đồ dùng như sách bút, chìa khóa…
– Trẻ có xu hướng mộng mơ và không lắng nghe lời nói của người khác
Hiếu động quá mức:
– Trẻ bồn chồn, khó ngồi yên, luôn ngọ nguậy chân tay và có xu hướng nghịch ngợm một đồ dùng nào đó nếu yêu cầu phải ngồi yên.
– Di chuyển liên tục như “gắn động cơ”.
– Hay chạy nhảy, leo trèo lên các đồ vật xung quanh mà không lường trước sự nguy hiểm.
Hành vi bốc đồng:
– Gặp khó khăn khi phải chờ đến lượt trong các hoạt động.
– Không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi hoặc trả lời trước khi được hỏi.
– Làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người khác.
– Dễ cáu gắt, hờn dỗi khi không được làm theo ý mình.
Trẻ tăng động thường hiếu động quá mức và giảm tập trung
Với người lớn, bệnh tăng động giảm chú ý thường có xu hướng thiên về vấn đề kém tập trung như sau:
– Hay quên, trễ giờ trong các cuộc hẹn do khả năng sắp xếp công việc rất kém
– Lòng tự trọng thấp, gặp nhiều khó khăn trong công việc
– Dễ chán nản, thích bắt đầu một công việc mới trước khi hoàn thành công việc hiện tại
– Hay chần chừ, tâm trạng lâng lâng khó tập trung trong công việc
– Tính khí bốc đồng, dễ xung đột với đồng nghiệp, khó tạo dựng các mối quan hệ xã hội
Người lớn bị tăng động thường kém tập trung
Để hiểu rõ bệnh tăng động giảm chú ý là gì và giải pháp trị bệnh hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Tăng động giảm chú ý là do đâu?
Mặc dù chưa có khẳng định về căn nguyên gây bệnh nhưng có một số yếu tố đóng vai trò quan trọn bao gồm:
– Yếu tố di truyền: tỷ lệ thường trên 80% ở các cặp song sinh.
– Mất cân bằng dẫn truyền thần kinh: não bộ trẻ tăng động bị thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA nên các hoạt động thường gia tăng quá mức.
– Bất thường trong cấu trúc não bộ: một số vùng não bộ của trẻ có kích thước khác thường so với những trẻ khác.
– Tổn thương não: một số chấn thương ở thùy trán làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi ở trẻ.
– Các yếu tố khác như: nhiễm độc chì, nhiễm trùng, người mẹ hút thuốc, uống rượu và lạm dụng các chất kích thích trong giai đoạn mang thai…
Phương pháp điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Bệnh tăng động dù ở bất kỳ đối tượng nào cũng cần nhận biết và can thiệp sớm bằng một trong những phương pháp dưới đây:
Liệu pháp hành vi trong bệnh tăng động
Đây là giải pháp ưu tiên hàng đầu giúp thiết lập các thói quen tốt và cải thiện khả năng tập trung chú ý:
– Với người lớn: khi hiểu đúng bệnh tăng động giảm chú ý là gì, bản thân họ cần nhận thức được ảnh hưởng của bệnh và chủ động thay đổi bằng cách: thực hiện công việc theo thời gian biểu cá nhân, tự chia nhỏ công việc, đặt nhắc nhở cho những việc quan trọng, sử dụng giấy nhớ để không bỏ sót công việc,…
– Giáo dục hành vi cho trẻ tăng động: việc này cần có sự hỗ trợ của cả gia đình và nhà trường theo những nguyên tắc sau:
+ Nhẹ nhàng và kiên trì với trẻ: trẻ tăng động thường rất nhạy cảm nên cha mẹ cần nhẹ nhàng và mềm mỏng khi hướng dẫn trẻ.
+ Tạo thời gian biểu hàng ngày chi tiết về thời gian bắt đầu – hoàn thành.
+ Phân tích để trẻ nhận thức đúng – sai, hiểu rõ hậu quả của mỗi hành vi.
+ Kỷ luật nhưng không bạo lực: bệnh tăng động giảm chú ý là gì – chính là một rối loạn phát triển và bản thân trẻ không cố ý phạm lỗi. Do đó, bạn chỉ nên áp dụng các hình phạt mang tính chất nhắc nhở, tuyệt đối không nên trách phạt trẻ quá nghiêm khắc.
+ Khen thưởng, động viên đúng lúc: khi trẻ làm tốt, bạn hãy cổ vũ và khen ngợi để trẻ biết rằng sự cố gắng của mình luôn được đánh giá cao.
Giáo dục hành vi là ưu tiên hàng đầu với trẻ tăng động
Thuốc tây điều trị bệnh tăng động giảm chú ý
Việc dùng thuốc tây trị bệnh tăng động cần cân nhắc kỹ bởi ngoài lợi ích, thuốc có có thể tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên dùng các thuốc dưới đây cho đối tượng từ 6 tuổi trở lên theo đơn kê của bác sĩ:
– Nhóm thuốc kích thích: các thuốc này kích thích não bộ sản sinh Dopamin cải thiện sự tập trung chú ý và giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Với một số trẻ, bác sĩ cần thử thuốc một thời gian để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất.
– Nhóm thuốc kích thích: thường tác dụng chậm hơn nhưng duy trì lâu hơn.
– Thuốc chống trầm cảm, an thần: dùng trong trường hợp kèm theo rối loạn cảm xúc, hành vi chống đối.
Thảo dược an toàn trị bệnh tăng động
GABA (acid gamma – aminobutyric) là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp duy trì sự ổn định trong hoạt động não bộ. Khi thiếu hụt, hệ thần kinh bị kích thích gây nên những hành vi hiếu động bốc đồng thái quá. Chính vì vậy, mục tiêu quan trọng trong điều trị là thiết lập lại cân bằng giữa các chất thông qua việc bổ sung trực tiếp hoặc kích thích cơ thể tạo GABA nội sinh.
Để mang lại hiệu quả an toàn bền vững, các chuyên gia Nhi khoa thường ưu tiên các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên. Đáng chú ý là Câu đằng, An tức hương – hai vị thuốc quý từ lâu được biết đến với công dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, hoạt chất Rhynchophyline trong Câu đằng có vai trò kích thích cơ thể sản sinh GABA nội sinh để mang lại hiệu quả lâu dài. Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là sản phẩm duy nhất trên thị trường vừa kết hợp hai thành phần thảo dược trên cùng GABA, Taurin… để giúp cải thiện các hành vi quá mức và tăng sự tập trung chú ý. Chia sẻ của chị Hà (Điện Biên) dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giải pháp này:
Hành trình giúp con trị bệnh tăng động
Để giúp con học tốt, biết ngồi yên lắng nghe thì vấn đề quan trọng là hiểu rõ về bệnh tăng động giảm chú ý, lựa chọn đúng cách trị và kiên trì theo thời gian. Đây cũng chính là bí quyết được hàng ngàn cha mẹ áp dụng thành công hiện nay.