Trẻ tăng động giảm chú ý hay tự kỷ – Xin đừng nhầm lẫn!

5/5 - (1 bình chọn)

Theo các số liệu thống kê, có tới 2/3 trẻ tăng động có những triệu chứng của tự kỷ, và một nửa số trẻ tự kỷ có những biểu hiện của tăng động giảm chú ý. Sự chồng chéo về các triệu chứng giữa hai hội chứng này có thể gây nhầm lẫn cho nhiều cha mẹ và bác sỹ trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Vậy trẻ tăng động và trẻ tự kỷ khác nhau như thế nào? Liệu có mối liên quan nào đó giữa 2 chứng bệnh này không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mối liên quan giữa tăng động giảm chú ý và tự kỷ

Tăng động giảm chú ý và tự kỷ thực chất là hai hội chứng bệnh hoàn toàn khác nhau liên quan đến những rối loạn về hệ thần kinh não bộ của trẻ. Tuy nhiên, chúng lại có khá nhiều điểm tương đồng, đôi khi là chồng chéo về triệu chứng khiến việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn.

Tăng động giảm chú ý là sự rối loạn về hành vi và tính cách, hay gặp ở trẻ từ 3 – 11 tuổi, được đặc trưng bởi sự hiếu động, nghịch ngợm quá mức kèm theo giảm khả năng tập trung, chú ý. Tuy không nguy hiểm nhưng chứng bệnh này có thể gây nhiều khó khăn trong học tập cũng như kết giao với bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

Trong khi đó, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển và khuyết tật về trí tuệ, thường xuất hiện ngay từ những năm đầu đời của trẻ, khoảng trước 3 tuổi, gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội, từ đó gây hạn chế tới sự phát triển về mọi mặt cả về tâm lý lẫn hành vi của trẻ.

Dưới đây là những chia sẻ của Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành về những điểm giống và khác nhau cũng như cách phân biệt hai chứng bệnh tăng động, tự kỷ ở trẻ:

Mối liên quan giữa hai chứng bệnh tăng động và tự kỷ

Tăng động giảm chú ý và tự kỷ có điểm gì giống nhau?

Biểu hiện của tự kỷ và tăng động giảm chú ý có khá nhiều điểm chung khiến mọi người có thể bị nhầm lẫn, chẳng hạn như:

– Trẻ thiếu tập trung vào điều người khác nói nhưng lại rất chú tâm vào những đề tài, sở thích hoặc đồ vật ưa chuộng.

– Có thể có những hành vi, tính cách nghịch ngợm tương tự nhau, nhiều khi hành động bất chấp hậu quả, không biết đâu là nguy hiểm, tự gây thương tích cho mình và người khác.

– Rối loạn về cảm giác, có lúc trẻ tỏ ra mặc nhiên, không đau đớn khi bị ngã, chảy máu nhưng nhiều khi lại phản ứng quá mức khi không thích những tác động từ bên ngoài.

– Khó khăn trong việc kết bạn và hòa nhập với bạn bè vì không nhận thức rõ được những quy tắc của trường lớp, xã hội.

Giữa tăng động và tự kỷ sẽ có những biểu hiện tương đồng với nhau

Giữa tăng động và tự kỷ sẽ có những biểu hiện tương đồng với nhau

Tăng động và tự kỷ mặc dù là hai bệnh lý khác nhau nhưng lại có nhiều triệu chứng chồng chéo khó nhận biết. Bởi vậy nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng về những biểu hiện mà con đang gặp phải, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Điểm khác nhau giữa tăng động giảm chú ý và tự kỷ ở trẻ

Để chẩn đoán bệnh, đa số các bác sỹ sẽ dựa vào những biểu hiện của trẻ tại nhiều môi trường khác nhau, đó có thể là ở nhà, ở trường hay chính nơi phòng khám.

Những dấu hiệu phân biệt của tăng động giảm chú ý và tự kỷ

Sau đây là một số những biểu hiện khác nhau giữa trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để sớm có những nhận định chính xác về tình trạng bệnh của con em mình.

Triệu chứng

Tăng động giảm chú ý

Tự kỷ

Hay quên, dễ bị phân tâm            

X

 

Thường xuyên chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác trong thời gian ngắn hoặc rất dễ dàng chán nản bỏ cuộc giữa chừng khi làm việc gì đó

 X

 

Khó tập trung, chú ý vào một nhiệm vụ bất kỳ

 X

 

Không bị ảnh hưởng, phân tâm với các tác động từ bên ngoài

 

 X

Tập trung cao độ vào một việc bất kỳ, ít để ý những sự việc xảy ra xung quanh

 

 X

Nói không ngừng nghỉ, thường nói chen ngang vào lượt của người khác hoặc trả lời khi chưa nghe hết câu

 X

 

Hiếu động, nghịch ngợm quá mức. Hành động không suy nghĩ và không hiểu hậu quả từ hành động của mình

X

 

Không thể ngồi yên một chỗ, luôn chân luôn tay

X

 

Tính tình hay nóng nảy, cáu gắt và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Có thể phản ứng thái quá về cảm giác, âm thanh, mùi vị,…

X

 

Thường không quan tâm tới cảm xúc của người khác và khó khăn khi thể hiện cảm xúc của bản thân

X

 X

Có những hành động rập khuôn và lặp đi lặp lại. Thói quen và sở thích cũng rất bền và không muốn thay đổi

 

X

Không dám nhìn thẳng vào mắt người khác, khả năng giao tiếp bằng mắt, cử chỉ kém.

 

X

Khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh

 

X

Các cột mốc phát triển đều chậm, chẳng hạn như tập đi, ngồi, khả năng nói về các từ đơn, từ ghép…

 

X

Những khó khăn của trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ tự kỷ khác nhau như thế nào?

Với cả hai chứng bệnh tăng động giảm chú ý và tự kỷ, trẻ đều sẽ gặp phải những khó khăn, thách thức trong giao tiếp cũng như tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ bạn bè. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa gây ra những khó khăn này lại có sự khác biệt rõ rệt ở mỗi hội chứng.

Trẻ tự kỷ thường khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ kèm theo việc quá ít hoặc không có nhu cầu giao tiếp xã hội với người khác nên trẻ hầu như không có các mối quan hệ bạn bè. Và thực ra bản thân trẻ cũng không mong muốn điều đó, thường sống trong thế giới của riêng mình, chơi những trò chơi mà trẻ thích và dường như không hề quan tâm tới hành động cũng như cảm xúc của những người xung quanh.  

Trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc kết giao bạn bè

Trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc kết giao bạn bè

Với trẻ tăng động giảm chú ý, đôi khi cũng có trường hợp nói hoặc phát âm không rõ, nhưng nguyên nhân ở đây là do sự sao nhãng, thiếu tập trung trong quá trình lắng nghe, học hỏi từ người khác dẫn đến việc trẻ không thể bắt trước, hay bắt trước không đầy đủ, chứ không phải vì khả năng nói hoàn toàn không phát triển như ở trẻ tự kỷ.

Ngoài ra trẻ tăng động giảm chú ý cũng khó khăn trong việc kết giao bạn bè tương tự như trẻ tự kỷ, nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do trẻ tăng động thường phá vỡ quy luật của các trò chơi bởi bản thân không chú ý lắng nghe khi bạn bè phổ biến luật, bên cạnh đó trẻ tăng động cũng rất khó khăn khi phải chờ đời tới lượt mình, tất cả điều này khiến mọi người thường chán nản và không muốn chơi với trẻ.

Liệu pháp điều trị tăng động giảm chú ý và tự kỷ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, liệu pháp được ưu tiên nhất trong điều trị tăng động và tự kỷ hiện nay chính là giáo dục hành vi cho trẻ tại nhà kết hợp với trường học. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp trẻ tự kỷ hay tăng động giảm chú ý mà chúng ta áp dụng những hỗ trợ hành vi cho trẻ khác nhau.

Bảng dưới đây là một số ví dụ điển hình về cách thực hiện giáo dục hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý và trẻ tự kỷ.

Phương pháp

Cách thực hiện

Tăng động

Tự kỷ

Giáo dục hành vi cho trẻ tại trường 

– Sắp xếp trẻ ngồi gần giáo viên và tránh những phiền nhiễu

– Không gian học tập yên tĩnh hơn để hạn chế sự phân tâm

– Chia bài tập dài thành nhiều câu hỏi ngắn

– Gợi ý bằng hình ảnh thay vì lời nói để thu hút sự chú ý của trẻ.

– Lên kế hoạch cho mọi hoạt động của trẻ, trong đó có những mốc thời gian để trẻ hoàn thành công việc.

– Hạn chế sự di chuyển trong thời gian học tập.

– Sắp xếp trẻ ngồi gần giáo viên và các dụng cụ trong lớp.

– Không gian học tập ít có những tiếng ồn.

– Gợi ý bằng hình ảnh và mã màu để làm nổi bật và cung cấp các thông tin mới cho trẻ dễ dàng hơn

– Trò chuyện với trẻ về những tình huống xảy ra trong cuộc sống, khuyến khích trẻ đưa ra các ý tưởng giải quyết.

– Giúp trẻ tránh căng thẳng, mệt mỏi  quá mức

 Giáo dục hành vi tại nhà

– Thiết lập các quy tắc và kỳ vọng rõ ràng cho trẻ.

– Chia các nhiệm vụ thành các phần nhỏ để trẻ dễ thực hiện hơn.

– Dạy trẻ cách sử dụng các gợi ý thị giác như danh sách kiểm tra, lịch trình hình ảnh để giúp trẻ tập trung thực hiện mọi việc.

– Cho phép linh hoạt trong thời gian làm bài tập và nghỉ ngơi ở nhà.

– Đưa ra lời cảnh báo trước về những thay đổi trong kế hoạch công việc và giải thích những gì sẽ xảy ra trong những tình huống mới.

– Đặt kỳ vọng rõ ràng và tạo ra các thói quen hàng ngày.

– Chia công việc thành các phần nhỏ và sử dụng các nhắc nhở bằng hình ảnh.

– Sử dụng bộ đếm thời gian bằng hình ảnh hoặc tín hiệu để giúp trẻ chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác dễ dàng hơn.

– Cùng chơi các trò chơi với trẻ và dạy trẻ cách xử lý các tình huống trong xã hội.

 

Với tăng động tự kỷ, tùy mức độ bệnh mà sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Đó có thể là thuốc tây nhưng đôi khi chỉ cần dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ, điển hình như sản phẩm cốm Egaruta. Cũng nhờ can thiệp kịp thời bằng giải pháp này mà rất nhiều trẻ tăng động tự kỉ cải thiện được hành vi của mình, cha mẹ có thể tham khảo qua lời chia sẻ dưới đây: 

 

Chia sẻ của chị Nhài về hành trình trị tăng động tự kỉ cho con 

Ngoài những giải pháp hỗ trợ, liệu pháp được ưu tiên nhất trong điều trị tăng động, tự kỷ hiện nay vẫn là giáo dục hành vi cho trẻ tại nhà và trường học. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp trẻ tự kỷ hay tăng động giảm chú ý mà chúng ta áp dụng những hỗ trợ hành vi cho trẻ khác nhau. 

Hi vọng với những thông tin trên đã phần nào giúp ích cho cha mẹ trong việc phân biệt chứng rối loạn tăng động và tự kỷ, từ đó có những phương pháp giáo dục, hỗ trợ hành vi cho trẻ được tốt hơn.

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/the-difference-between-adhd-and-autism

http://www.healthline.com/health/adhd/autism-and-adhd#treatment6

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      14 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Chung Thành
      Chung Thành
      2 Năm Trước

      Em bé 3 tuổi chậm nói , hay đánh bạn thì uống được cốm này không ah

      Hoàng yến Linh
      Hoàng yến Linh
      4 Năm Trước

      Con mình bị tăng động đi klhams bác sĩ vien nhi ke đơn egaruta, cháu uống dduwwocj 6 tháng, cháu đỡ hản như nghịch ngợm, khoong nghe lời, vậy mình hỏi có cân uông nữa không, com mình đã được 5 tuổi.

      Le an
      Le an
      5 Năm Trước

      chao duoc sy. Xin tu van giup e nhe!
      Con trai e 11tuoi , hoi nhỏ be được Bs chuan doan la tự kỷ , dạng tăng đong thieu tap trung. Bé dang hoc lop 5 , be van co thể hoc tap, hiểu biết nhung đieu can bản , sinh hoat trong đoi sống. Nhưng cũng có thiếu kém, cũng như có những biểu hiện nhu những điều ghi trong bài viết. Bé co thể nói chuyện, hỏi va trả lời theo nghĩa đen và đơn gian ngắn gon. Bé thường cam thấy khó khăn khi nói hoặc hoi về 1 đieu gi đó mà đòi hỏi phải Sử dụng nhiều từ, nhiều chi tiết,. Be khó suy nghĩ hay tưởng tượng để nói lên điều mình muốn. Nhưng bé rat thích vẽ , bé thích nhin hình anh va ghi nhớ rồi ve ra. Be thường kể chuyện hoặc dựng câu chuyện bằng cách vẽ những Hinh rồi liên kết lai giong như truyện tranh. Thay vì dùng lời nói, thì be thường tự làm những cái be muốn mà không hỏi y ai. Be không thể tự chu cũng như không y thuc dc đieu be muốn lam. Nay e mong muốn tim cach giup bé biết lam sao để nói ro ràng hơn, và làm sao giúp bé biết cách tưởng tượng . Và xin hỏi thêm la, Bo đếm thời gian bằng hinh anh hoac tin hieu la nhu thế nào. Xin ds huong dẫn cho e ạ!

      Thảo
      Thảo
      5 Năm Trước

      Chào BS, con e 30 tháng mới nói dc vài từ đơn như ” đi, bai bai” bé biết đi từ 18 tháng, ăn ít nhai.

      Ở nhà: bé thích chơi với ba mẹ khi vào phòng, chơi ráp hình vào ô trống có sẵn, thích dc cầm tay chỉ be viết. Bé ít ăn vạ, hiền hơn các bé cùng lứa.
      Ở trường: bé ăn ngủ tốt, ko bao giờ đánh bạn, nhưng hay chạy nhảy lung tung khi các bạn ngồi, chảy nươc dãi, ít hợp tác khi cô dẫn di toilet.

      Tại trường và ở nhà bé dùng 2 tên gọi và biết tên mình, nhưng ít nghe lời cha mẹ và cô khi gọi tên, ko quay lại, hoặc quay lại nhưng ko nghe tiếp.

      Hiện bé đã đi khám ở nhi đông 2: BS kết luận rối loạn phát triển- Tự kỷ nhẹ( khám 15 Phút, khi bé 29 tháng)

      Khám ở bs tư kết luận tự kỷ nhẹ: Lý do bé thích bút hơn đồ chơ gỗ bập bênh nhiều màu, bs thổi còi bé quay lại nhưng ko phản ứng gì thêm mà bé ngó nghiêng đô chơi khác. Bé ít ham đồ chơi mới nếu như ko được dụ.

      Bé có thầy dạy can thiệp tại nhà dc 2 tuần, bé khá hợp tác với thầy, có tăng tiếp xúc mắt, chịu dùng ngón trỏ hơn. tuy nhiên lại chứng hơn khi lên trường, trước khi có thầy can thiệp 1h/tuần 3 buổi bé dc cô khen dễ ăn, dễ ngủ, chỉ hay chạy lung tung, nhưng có thầy thì lên trường ko chịu nghe lời cô-lười ăn, ko chịu đi toilet khi cô gọi.

      Em đang không rõ bé bị tự kỷ hay rối loạn chú ý, khi bé ở nhà vẫn rất vui vẻ với cha mẹ.

      Lam,
      Lam,
      5 Năm Trước

      bé nhà mình dc 6 tuổi đã đi khám tâm và bé bị tăng động thì uống bao lâu có hiệu quả?

      Hồng Ngọc.
      Hồng Ngọc.
      6 Năm Trước

      Chào ds ,cháu năm nay 4 tuổi rưỡi, trong giờ học không tập chung chú ý,hay nghịch,cháu nhận thức kém hơn so với bạn cùng trang lứa, tương tác hai chiều rất kém,cháu bị như vậy là thể tăng động hay tự kỷ ah.cháu có uống được cốm egaruta không ah?

      Xuân Thu .
      Xuân Thu .
      6 Năm Trước

      Cho e hoi con e dc 30 thang co nhung dâu hiêu nay .lăng xăng hiêu đông châm noi ko tương tac 2 chiêu la bênh tư ki pai ko