“Trẻ chậm nói khám ở đâu?” có lẽ là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều phụ huynh khi con lên 2 – 3 tuổi mà chỉ bập bẹ được vài ba từ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp phụ huynh xác định đúng thời điểm cần đưa con đi khám và lựa chọn được địa chỉ uy tín, đáng tin cậy cho con.
Khi nào cha mẹ nên đưa trẻ chậm nói đi khám?
Trước khi tìm hiểu trẻ chậm nói khám ở đâu thì các phụ huynh nên để ý thời điểm cần thiết để đưa trẻ đi khám về ngôn ngữ. Dưới đây là những dấu hiệu ở trẻ chậm nói mà cha mẹ nên nhận biết sớm:
Trẻ chậm nói dưới 1 tuổi
– Trẻ phản ứng chậm với các âm thanh từ bên ngoài, bập bẹ ít hoặc không bập bẹ khi được gọi tên, giao tiếp với mọi người.
– Trẻ không biết cách sử dụng cử chỉ, chẳng hạn như chỉ tay vào đồ vật hoặc vẫy tay,…
Trẻ chậm nói từ 1 – dưới 2 tuổi
– Trẻ không cố gắng tìm cách giao tiếp với mọi người, chủ yếu dùng hành động, cử chỉ để thể hiện nhu cầu, mong muốn của mình.
– Trẻ không chủ động gọi tên những đồ vật trong nhà hay tự chỉ vào các bộ phận trên cơ thể mình.
– Trẻ nói ít hơn 50 từ, chủ yếu dùng các từ đơn, trẻ không tự phát triển thêm các từ vựng sẵn có, chỉ lặp lại khi được yêu cầu.
Trẻ chậm nói từ 2 tuổi trở lên
– Trẻ thường không sử dụng ngôi xưng (con, em, cháu…) khi giao tiếp.
– Trẻ 2 tuổi nhưng vốn từ ít hơn 450 từ, chưa nói câu ngắn, khó diễn đạt trọn vẹn nhu cầu cá nhân bằng lời nói.
– Trẻ 3 tuổi vốn từ ít hơn 1000 từ, không tự tường thuật lại câu chuyện đơn giản, không theo kịp lời nói người khác, thường bỏ qua những từ quan trọng.
Theo dõi từng mốc phát triển ngôn ngữ để nhận biết đúng thời điểm đưa trẻ đi khám
Trẻ chậm nói khám ở đâu?- Điểm danh địa chỉ uy tín các miền Bắc, Trung, Nam
Dưới đây là danh sách 20 địa chỉ bệnh viện, trung tâm uy tín, có nhiều chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, phụ huynh có thể tham khảo:
Phụ huynh khu vực miền Bắc nên đưa trẻ chậm nói khám ở đâu?
– Trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện Nhi Trung ương: Số 18/879, đường La Thành, quận Đống Đa.
– Trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng.
– Trung tâm An Phúc Thành: Số 31, ngõ 61, đường Hoàng Cầu, quận Đống Đa
– Trung tâm Sao Mai: Số 6, ngõ 9, đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân
– Bệnh viện Quân y 103: Số 261, đường Phùng Hưng, quận Hà Đông
– Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Số 458, đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng
– Trung tâm Phúc Huệ: Số 67, đường Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình
– Phòng khám tâm thần – tâm lý trẻ em: Số 2, ngõ 199, đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân
Phụ huynh khu vực miền Trung nên đưa trẻ chậm nói khám ở đâu?
– Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng: Số 05, đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
– Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng: Số 193, đường Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
– Bệnh viện tâm thần tỉnh Thừa Thiên Huế: Số 39, đường Phạm Thị Liên, phường Kim Long, Thừa Thiên Huế
– Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế: Số 30, đường Tô Hiến Thành, phường Phú Cát, Thừa Thiên Huế
Phụ huynh khu vực miền Nam nên đưa trẻ chậm nói khám ở đâu?
– Khoa tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng 1: Số 341, đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10
– Khoa tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 2: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1
– Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh: Số 165B, đường Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận
– Bệnh viện quận Tân Phú: Số 609 – 611, đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú
– Phòng khám Tâm Gia An: Số 122B, đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1
– Phòng khám Nhi đồng Thành Phố: Số 31, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1
– Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Nhân Hòa: 30/4 đường Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh
– Trường Hòa Nhập Trí Đức Việt: Số 774, đường Thống Nhất, phường 15, quận Gò Vấp
Trẻ chậm nói khám ở đâu? Nên chọn địa chỉ uy tín, đáng tin cậy
Tìm hiểu về bệnh viện, trung tâm để đưa trẻ chậm nói đi khám là cần thiết, nhưng lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả mới thực sự quan trọng. Bởi vậy nếu con bạn có biểu hiện chậm nói, hãy gọi điện thoại/liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được tư vấn chi tiết.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ được chẩn đoán chậm nói?
Khi trẻ được chẩn đoán chậm nói, cha mẹ cũng không nên quá hoang mang, vì ngôn ngữ của trẻ hoàn toàn có thể cải thiện nếu can thiệp điều trị sớm. Bởi vậy, cha mẹ nên:
– Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn: Hãy hát hoặc mở nhạc cho trẻ nghe khi trẻ còn nhỏ để sớm tiếp cận với ngôn ngữ, đồng thời bạn nên đặt thật nhiều câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời.
– Đọc sách cùng trẻ mỗi ngày: Bắt đầu với những cuốn sách ít chữ, nhiều tranh ảnh, sau đó tăng mức độ khó với những cuốn sách theo từng lĩnh vực mà trẻ yêu thích, điều này giúp trẻ cảm thấy việc đọc sách là trải nghiệm thú vị.
– Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi: Để giúp trẻ hiểu rõ và sâu hơn về mọi vấn đề trong cuộc sống cũng như giúp trẻ trở nên tự tin hơn khi giao tiếp.
– Cho trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa: Nhằm tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp với nhiều người, giúp tăng vốn từ vựng, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, tiếp thu và diễn đạt tốt hơn.
– Dùng cốm thảo dược Egaruta hàng ngày: Với thành phần từ các thảo dược tự nhiên Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não, cốm Egaruta giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, tăng cường khả năng tập trung chú ý và cải thiện ngôn ngữ hiệu quả. Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và đông đảo phụ huynh đón nhận. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thúy (HCM) về những cải thiện tích cực của con chị chỉ sau 3 tháng dùng cốm Egaruta tại video sau:
Bí kíp trị chậm nói, tăng động kém tập trung ở trẻ hiệu quả
Với những gợi ý trong bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã không còn phải băn khoăn trẻ chậm nói khám ở đâu là tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là phụ huynh cần sớm nhận biết thời điểm để đưa trẻ đi khám, từ đó lựa chọn cách điều trị hiệu quả.