Con tiếp thu chậm, học trước quên sau là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh “đau đầu” khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đến trường. Vậy làm cách nào để khắc phục hội chứng chậm tiếp thu, giúp con học hành tiến bộ hơn? Cha mẹ hãy đọc ngay thông tin sau.
Hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ là gì?
Hội chứng chậm tiếp thu là tình trạng trẻ chậm hiểu, chậm nắm bắt bài học, tiếp thu kiến thức kém hơn so với những trẻ ở cùng độ tuổi, dẫn đến kết quả học tập kém, không bắt kịp với bạn bè trong lớp.
Trẻ chậm tiếp thu không đồng nghĩa với trẻ không thông minh, có thể trong việc học trẻ kém hơn một chút nhưng với những hoạt động khác vẫn nhanh nhẹn, và nếu được điều chỉnh đúng hướng, trẻ có thể học hành tiến bộ, đạt được thành tích tốt.
Dấu hiệu của hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ
Cha mẹ có thể phát hiện sớm hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ thông qua một số biểu hiện sau:
– Con mất nhiều thời gian hơn để hiểu bài giảng hay học một kiến thức mới, thậm chí là không hiểu những gì thầy cô nói.
– Thường xuyên bị điểm thấp, thành tích học tập kém hơn bạn bè.
– Khó khăn để hoàn thành bài tập về nhà, con có thể ngồi loay hoay lâu vẫn không làm được bài và thường tìm nhiều lý do để trốn tránh khi thấy cô hỏi.
– Hay mơ màng, mất tập trung trong giờ học.
– Trí nhớ kém, học trước quên sau, hay quên bài.
– Không có hứng thú với việc học, e ngại không dám chia sẻ về vấn đề học tập với người khác.
– Con nhút nhát, ít nói, thiếu tự tin, khó kết bạn và hay bị tách biệt trong các hoạt động của lớp.
Trẻ mắc hội chứng chậm tiếp thu thường xuyên bị điểm kém trong lớp
Nguyên nhân gây ra hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ
Theo các chuyên gia, việc trẻ chậm tiếp thu, học hành kém có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
– Mất tập trung chú ý: Trẻ không thể duy trì sự tập trung lâu khi học, thường xuyên bị phân tâm vào những việc khác, dẫn đến tiếp thu bài kém, học trước quên sau nhưng nếu rèn luyện đúng cách sẽ học hành tiến bộ. Nguyên nhân gây mất tập trung có thể do mắc chứng tăng động giảm chú ý hoặc trẻ bị căng thẳng, ngủ không đủ giấc, dùng nhiều thiết bị điện tử…
– Chậm phát triển trí tuệ: Trẻ thiểu năng trí tuệ không chỉ chậm trong việc học mà còn kém ở nhiều khía cạnh khác như kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, tương tác với mọi người, tự chăm sóc bản thân… và có chỉ số IQ thấp dưới 70 – 75 do sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển não bộ.
– Dạy trẻ sai cách: Phương pháp dạy học chưa phù hợp, cách truyền đạt không hấp dẫn, môi trường học thay đổi, trẻ có thói quen học vẹt hoặc trẻ không thích môn học đó… có thể làm trẻ mất hứng thú đối với việc học, lười học và tiếp thu bài kém.
– Trẻ bị áp lực tinh thần: Cha mẹ, thầy cô thường xuyên tạo áp lực bắt trẻ học quá nhiều, trẻ không có thời gian nghỉ ngơi do lịch học dày đặc, trẻ chán nản vì bị bạn bè chê cười khi điểm kém hoặc trẻ mới trải qua cú sốc tâm lý…
– Tổn thương não bộ: Trẻ bị chấn thương não từ giai đoạn bào thai hoặc do sinh non, té ngã, viêm màng não… thường có khả năng tiếp thu kém hơn so với trẻ bình thường.
Hội chứng chậm tiếp thu ở trẻ cần được quan tâm và phát hiện sớm. Để giúp con cải thiện khả năng tiếp thu và tư duy, cha mẹ hãy liên hệ tới tổng đài 0963.048.266 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc.
Hội chứng chậm tiếp thu ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của trẻ?
Trẻ chậm tiếp thu sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ trong việc học mà còn về mặt xã hội:
– Kết quả học tập kém: Do không hiểu bài học nên trẻ thường xuyên bỏ sót thông tin, nếu không khắc phục sớm dẫn đến “mất gốc”, thiết hụt các kiến thức nền tảng. Lúc này sẽ càng khó để trẻ có thể tiếp nhận những bài học tiếp theo, từ đó trẻ dần mất hứng thú với việc học, kết quả kém, thậm chí không thể lên lớp được.
– Gây căng thẳng, áp lực, rối loạn tâm lý: Thành tích học tập kém khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, tự ti, thất vọng về bản thân; trẻ cũng trở nên nhạy cảm, căng thẳng, dễ nổi giận, chán nản khi thường xuyên bị thầy cô, bố mẹ phê bình; một số trẻ có thể có những suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình kém cỏi, vô dụng hay căng thẳng, lo âu quá mức dẫn đến trầm cảm học đường gây tổn hại đến thân thể.
– Khó hòa nhập với xã hội, dễ sa đà vào tệ nạn: Trẻ chậm tiếp thu thường kém trong việc giao tiếp do nhút nhát, thiếu tự tin nên rất khó kết giao bạn bè, khó hòa nhập trong tập thể, hay bị tách biệt khỏi các hoạt động chung, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các kỹ năng xã hội khi trưởng thành, khiến trẻ dễ bị sa đà vào những tệ nạn như nghiện game, sử dụng chất gây nghiện sớm (bia rượu, thuốc lá…), phá phách, gây gổ hành hung…
Trẻ mắc hội chứng chậm tiếp thu thường bị tách biệt khỏi tập thể
Phương pháp dạy trẻ có hội chứng chậm tiếp thu
Không phải đứa trẻ nào đến tuổi đi học cũng có thể bắt kịp ngay với nhịp điệu của thầy cô, do đó, cha mẹ nên nhẫn nại, tìm ra vấn đề khó khăn mà con gặp phải và kiên trì hỗ trợ để con phát triển bản thân.
Khi con chậm tiếp thu hơn bạn bè, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau để con học hành tiến bộ hơn:
Lặp lại nhiều lần
Nếu khả năng tiếp thu của con không tốt, cha mẹ hãy giải thích chậm, rõ ràng và nhắc lại bài học nhiều lần hơn. Với mỗi bài học, cha mẹ nên đặt ra nhiều câu hỏi liên quan và yêu cầu con trả lời, điều này sẽ giúp trẻ nắm rõ vấn đề và ghi nhớ lâu hơn.
Chia nhỏ bài học
Trẻ có hội chứng chậm tiếp thu sẽ bị “rối” khi phải tiếp nhận cùng lúc một lượng thông tin “khổng lồ”, do đó, cha mẹ nên chia nhỏ bài học thành nhiều phần, nhấn mạnh điểm chính cần ghi nhớ của bài học và giải thích vấn đề một cách thật ngắn gọn, điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và không bị áp lực khi học.
Sử dụng ví dụ trực quan
Cha mẹ có thể dùng hình ảnh, tranh vẽ, video, âm thanh, bản đồ, thí nghiệm hay hiện vật để minh họa cho bài học nhằm giúp con hình dung mọi thứ rõ ràng hơn và kích thích sự hứng thu của trẻ với việc học.
Khuyến khích con phát huy thế mạnh
Đứa trẻ nào cũng có thế mạnh riêng, con có thể học kém nhưng chơi thể thao giỏi, hát hay, vẽ đẹp…, do đó, cha mẹ hãy cố gắng tìm ra điểm mạnh và giúp con phát huy nó. Khi thấy mình giỏi trong một lĩnh vực nào đó, trẻ sẽ có thêm sự tự tin và động lực phấn đấu.
Khen ngợi, động viên con
Thay vì trách phạt hay tạo áp lực khi con học kém, cha mẹ nên động viên để con có có tinh thần cố gắng, dành những lời khen ngợi hay phần quà nhỏ để khích lệ khi con hoàn thành bài tập nhanh. Cha mẹ cũng nên tăng cường giao tiếp với con, khuyến khích con nói lên suy nghĩ cá nhân để giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội.
Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp hàng đầu giúp trẻ tiếp thu nhanh, ghi nhớ tốt
Bên cạnh dành thời gian hỗ trợ con học tập, để giúp trẻ nhanh cải thiện khả năng tiếp thu, tập trung chú ý học hành tốt hơn, cha mẹ nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ phát triển trí não, điển hình là cốm Egaruta Platinum – Sản phẩm đang được nhiều chuyên gia nhi và hàng triệu phụ huynh đánh giá cao.
Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp số 1 cho trẻ chậm tiếp thu
Cốm Egaruta Platinum chứa Phosphatidylserine – Dưỡng chất không thể thiếu trong cấu trúc của màng tế bào thần kinh và tham gia vào quá trình dẫn truyền tín hiệu của não, tác động trực tiếp đến khả năng tiếp thu, nhận thức và ghi nhớ.
Theo nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia (Bethesda, Hoa Kỳ) và Viện Y tế Dự phòng Asano (Nhật Bản), các trẻ được bổ sung Phosphatidylserine đã có cải thiện về nhận thức, phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ tốt hơn hẳn.
Chính vì vậy, sự kết hợp của Phosphatidylserine cùng các dưỡng chất quan trọng cho hoạt động của não bộ như DHA, Taurine, GABA, Magie… trong cốm Egaruta Platinum sẽ mang lại giải pháp hỗ trợ toàn diện cho trẻ chậm tiếp thu, trẻ học hành kém, giúp:
– Phát triển não bộ khỏe mạnh, giúp trẻ tư duy tốt hơn, phản xạ nhanh hơn, tăng sự tập trung chú ý, từ đó tiếp thu bài nhanh, học hành dễ dàng và tiến bộ hơn.
– Cải thiện trí nhớ, giúp trẻ ghi nhớ nhanh và lâu hơn, hạn chế tình trạng quên bài, học trước quên sau.
– Xoa dịu sự căng thẳng quá mức của não bộ, giúp trẻ giảm bớt lo lắng, áp lực học tập.
– Giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, hạn chế tình trạng khó ngủ, trằn trọc.
Hội chứng chậm tiếp thu có thể trở thành rào cản lớn đối với tương lai của trẻ nhưng nếu cha mẹ kiên trì và áp dụng đúng phương pháp thì chắc chắn sẽ khắc phục được. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, từ đó đưa ra sự hỗ trợ kịp thời giúp con thành công trong học tập và cuộc sống.
Nguồn tham khảo: healthyoptions.com.ph