Trò chơi điện tử có gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ?

Rate this post

Có rất nhiều đứa trẻ không thể ngồi yên trên ghế và tập trung vào bài học ở trường, nhưng chúng có thể ngồi trước màn hình điện thoại, máy tính hàng giờ, hàng ngày để chơi những trò chơi điện tử. Đó cũng chính là một trong những dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý, ngoại trừ khả năng tập trung cao độ khi chơi game.

Vậy, trò chơi điện tử có thực sự là nguyên nhân gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ và khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích và làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Mối liên quan giữa trò chơi điện tử với hội chứng tăng động giảm chú ý

Tiến sĩ Natalie Weder – chuyên gia tâm lý cho trẻ vị thành niên nhận định rằng “Không có một bằng chứng nào cho thấy ti vi hay các trò chơi điện tử có thể gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em”. Tuy nhiên theo kinh nghiệm sau nhiều năm điều trị chứng bệnh này, ông nhận thấy: “trẻ tăng động và các trò chơi điện tử có một sự liên kết đặc biệt với nhau”.

Tiến sĩ Weder cho biết: “Các trò chơi điện tử sẽ luôn thay đổi và yêu cầu người chơi phải đáp ứng lại, nếu không kịp thời phản ứng bạn sẽ thua cuộc. Do vậy những đứa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ rất thích thú với những trò chơi này, bởi chúng sẽ không phải suy nghĩ sang một vấn đề khác do không có một khoảng trống thời gian nào cả”.

Chưa có một bằng chứng rõ ràng về việc trò chơi điện tử có thể gây tăng động giảm chú ý

Chưa có một bằng chứng rõ ràng về việc trò chơi điện tử có thể gây tăng động giảm chú ý

Mặc dù con bạn rất chú tâm vào trò chơi điện tử, nhưng ở những vấn đề khác trẻ khó khăn khi phải tập trung và có hành vi hiếu động quá mức, hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua số điện thoại 0963048266 để được tư vấn về giải pháp trị hiệu quả.

Tập trung cao độ khi chơi game vẫn có khả năng bị tăng động giảm chú ý                     

Theo tiến sĩ Steingard, các trò chơi điện tử có thể kích thích ở nhiều điểm nhìn khác nhau và để chơi tốt hơn bạn cần có một cái nhìn tổng quát, thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh. Đây là một điểm cộng của trò chơi điện tử. Tuy nhiên, khả năng khi tập trung trong các trò chơi dường như không giúp ích cho việc chú ý đến các nhiệm vụ khác của trẻ.

Theo tiến sĩ Ron Steingard – bác sĩ tâm thần Viện Tâm Thần trẻ em cho biết, “những nhiệm vụ thay đổi nhanh chóng, liên tục trong game chỉ tạo ra sự chú ý đơn thuần, ngắn gọn, không khiến trẻ phải nặng đầu suy nghĩ như khi giải một bài toán, làm một bài văn”. Do vậy kể cả khi trẻ rất tập trung chơi game nhưng khi có biểu hiện của sự hiếu động quá mức, không quan tâm đến các việc khác thì chúng vẫn có thể mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Hãy cảnh giác khi cho trẻ tăng động giảm chú ý chơi những trò chơi điện tử

Mặc dù không chứng minh được rằng “trò chơi điện tử gây ra chứng tăng động giảm chú ý” nhưng qua nhiều số liệu thống kê, tiến sĩ Steingard nhận thấy “các dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý trầm trọng hơn ở những trẻ thường xuyên chơi game, chúng trở nên bốc đồng và gặp rắc rối với sự tập trung, chú ý”. 

Theo ông thì tất cả những thứ có thể đem lại cảm giác hứng phấn, thích thú đều có khả năng gây nghiện, do vậy ông khuyến cáo rằng mọi trẻ em kể cả có hay không có chứng tăng động giảm chú ý cũng nên hạn chế chơi những trò chơi này. Thay vào đó, hoạt động ngoài trời, chơi các môn thể thao mang tính đồng đội sẽ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ tăng động giảm chú ý nên tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời

Trẻ tăng động giảm chú ý nên tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời

Trẻ tăng động giảm chú ý nên dành bao nhiêu thời gian để chơi game?

Trò chơi điện tử là con dao hai lưỡi, có cả mặt tốt mặt xấu. Bạn không thể cấm đoán tuyệt đối con mình chơi game, nhưng bạn hoàn toàn có thể đưa ra một giới hạn thời gian tối ưu nhất cho trẻ:

– Trẻ mẫu giáo (<6 tuổi): Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

– Trẻ tiểu học (6 – 11 tuổi): 1 – 1,5 tiếng/ngày, bao gồm cả thời gian chơi game xem các chương trình truyền hình.

– Trẻ trung học (12 – 16 tuổi): 1,5 – 2 giờ/ngày, bao gồm thời gian chơi game, xem chương trình truyền hình và sử dụng điện thoại di động.

– Trẻ từ 16 tuổi trở lên: 2 – 2,5 giờ/ngày (Có thể thương lượng, tùy thuộc vào thời gian học tập của trẻ)

Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành trong video sau để hiểu rõ hơn về những tác hại của các trò chơi điện tử, điện thoại, máy tính,… đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ:

Trẻ bị tăng động vì xem nhiều trò chơi điện tử

Chơi game nhiều có thể tác động phần nào đến khả năng tập trung chú ý của trẻ tăng động. Do vậy cha mẹ cũng nên cân nhắc thật kỹ trước cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử thông minh như hiện nay. Bạn có thể linh động thay đổi thời gian chơi của con để giúp con phát triển một cách bình thường mà không ảnh hưởng đến việc học tập sau này.

DS. Cao Thủy

Nguồn tài liệu:

https://childmind.org/article/do-video-games-cause-adhd/

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/features/adhd-and-video-games-is-there-a-link#3

————————–

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      16 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Khánh Trần
      Khánh Trần
      2 Năm Trước

      Em muốn hỏi cốm này cho bé 4 tuổi ah

      Thắm Hoàng
      Thắm Hoàng
      4 Năm Trước

      Một liệu trình bao nhiêu tiền vậy ah

      Hà Hồng
      Hà Hồng
      4 Năm Trước

      một hộp cốm bao nhiêu tiền, ở Hải phòng mua ở đâu ah

      Hồng Ngoan,
      Hồng Ngoan,
      4 Năm Trước

      Bé nhà em 46 tháng tuổi bị tăng động nhwung bé rất thích chơi điện tử , có cách nào để hạn chế bé chơi ko ah

      Hương,
      Hương,
      5 Năm Trước

      cho tôi hỏi mua cho cháu 5 tuổi ở Cao Bằng,tôi ở thành phố thì mua cốm ở đâu ah cám ơn

      Thúy,
      Thúy,
      5 Năm Trước

      Bé nhà em 20 tháng có uống được k ạ?

      Đặng,
      Đặng,
      6 Năm Trước

      Cho tôi hỏi uống cốm này bao nhiêu lâu có tác dụng ạ. Có phải uống lâu dài không ạ

      Lâm
      Lâm
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ. con trai tôi sinh năm 2014, khi cháu 2 tuổi tôi cho cháu đi khám tại viện nhi trung ương, bác si có kết luận cháu bị tăng động giảm chú ý. Hiện giờ cháu 3 tuổi, qua thời gian, rèn luyện dạy dỗ tôi thấy cháu vẫn còn các biểu hiện như: Không biết sợ, gặp người lạ thân thiện như người quen, thích làm theo ý mình, trả lời các câu hỏi còn chậm. Nhưng có 1 điều đặc biệt là cháu rất thích các con số và chữ, cháu tự học và quan sát trên ti vi mà bây giờ cháu đã đọc được sách báo ạ. Gia đình tôi vừa mừng vừa lo. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của cháu giờ phải tiếp tục điều trị và dạy dỗ thế nào ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.