Trẻ tăng động giận dữ, ăn vạ: cha mẹ xử trí sao cho đúng?

Sự bướng bỉnh và giận dữ là những cách thể hiện thái độ, cảm xúc khá phổ biến ở các trẻ em nhỏ. Tuy nhiên điều này sẽ trở nên quá đà khi trẻ có những biểu lộ của sự gào thét, khóc lóc, dậm chân, bứt đầu bứt tai và tỏ rõ sự không vừa ý của mình. Nhất là với những trẻ tăng động giảm chú ý, đôi khi khi chúng đòi hỏi điều gì mà không được đáp ứng, chúng có thể sẽ nằm lăn lộn dưới đất để ăn vạ, đập phá đồ đạc, thậm chí là đánh lại cả bố mẹ và những người xung quanh.

Những gợi ý của GS. James A.G. – Giáo viên tâm lý của trường ĐH Connecticut, Mỹ qua bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ được nguyên do và những cách để chấm dứt những hành vi thiếu kiểm soát của trẻ.

Mức độ cơn giận dữ, ăn vạ của trẻ tăng động

Theo các chuyên gia tâm lý, quá trình diễn biến cảm xúc của một trẻ khi có hiểu hiện của sự giận dữ, cáu kỉnh, thông thường sẽ trải qua 5 cấp độ khác nhau:

– Cấp 1: Trẻ giận dữ thông qua tiếng la hét, gào thét lớn tiếng, trút cơn giận lên đồ vật, người xung quanh.

– Cấp 2: Trẻ giận dữ và buồn bã một lúc lâu, chúng có thể mếu máo, khóc lóc, bớt giãy giụa.

– Cấp 3: Trẻ phản kháng mạnh, “dỗi” nếu ai đó cố chạm vào hoặc dỗ dành.

– Cấp 4: Trẻ cần được ôm ấp, giảm hành động thái quá, nhìn trước ngó sau, trẻ vẫn khóc hoặc nín khi ai đó nhắc đến chúng.

– Cấp 5: Trẻ hết giận ngay sau đó ít phút và chúng sẽ quên đi để quay lại sinh hoạt bình thường.

Cơn thịnh nộ có thể khiến trẻ tăng động ăn vạ ngay tại chỗ

Cơn thịnh nộ có thể khiến trẻ tăng động ăn vạ ngay tại chỗ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ tăng động giận dữ, ăn vạ?

Hãy xem xét nguyên nhân của cơn giận dữ ở trẻ

Trước hết, hãy bình tĩnh xem xét nguyên nhân dẫn đến trạng thái giận dữ, ăn vạ của trẻ để giải quyết triệt để. Trẻ em thường giận dữ, ăn vạ khi chúng muốn một cái gì đó và không nhận được nó. Bằng cách la hét, khóc lóc, giãy giụa, thậm chí là đánh những người xung quanh hay đập phá đồ dùng, đứa trẻ hy vọng có được điều chúng muốn. Nếu bạn xử lý bằng cách đáp ứng cho trẻ những điều đó (ví dụ như một que kem, một món đồ chơi hoặc giờ tắm/giờ đi ngủ bị trì hoãn) ở ngay cấp độ 1, 2, 3 thì đứa trẻ sẽ biết rằng cơn giận dữ là một cách tốt để có được mọi thứ và càng lặp lại chuyện này thường xuyên hơn.

Can thiệp một cách phù hợp vào cơn giận dữ của trẻ

Hãy giữ vẻ mặt bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra và đừng quá quan tâm đến hành vi ăn vạ đang diễn ra, nói cho trẻ hiểu hành vi giận dữ của trẻ không mang lại thứ mong muốn, thay vào đó trẻ phải bình tĩnh trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình. Sau đó, giải thích cho trẻ tại sao hành vi đó lại không đúng, không được và dạy trẻ cách cư xử tốt hơn trong tình huống này.

Pháp phạt “time – out” khi trẻ tăng động giận dữ, ăn vạ

Đây là hình phạt không dùng bạo lực nhằm giúp trẻ tăng động trấn tĩnh và có thời gian suy nghĩ về hành vi của mình, từ đó giảm bớt hành vi nóng nảy, giận dữ, ăn vạ. Phương pháp này gồm 3 bước sau: 

Bước 1: Đưa trẻ vào khu vực riêng để phạt “time out”

Cha mẹ bình tĩnh yêu cầu trẻ vào khu vực “time out” và cho trẻ 1 lí do ngắn gọn với giọng nghiêm trầm. Lưu ý không tranh luận hay la mắng, không chấp nhận xin lỗi khi lệnh “time out” được ban ra.

Bước 2: Để trẻ tự suy nghĩ về hành vi của mình

Trẻ sẽ ở vùng “time out” với kiểm soát của cha mẹ với số phút bằng số tuổi của trẻ và yêu cầu trẻ suy nghĩ về hành vi không đúng của mình. Không đồ chơi, không tranh luận, bỏ qua hết những hành vi của trẻ trong lúc time-out như: Khóc, la hét, nằm lăn ăn vạ… nhưng cha mẹ vẫn ở cạnh trẻ để kiểm soát những hành vi của con. Chọn khu vực “time out” không nên có các yếu tố gây sao nhãng như tivi, đồ chơi, giường, ghế sofa hoặc nơi có nhiều người sinh hoạt. Khu vực “time out” là nơi làm cho trẻ có cảm giác “chán” nhất, chính sự chán ngán này làm não bộ trẻ hoạt động suy nghĩ về nhận thức.

Bước 3: Kết thúc

Kết thúc “time out” là lúc cha mẹ và trẻ cần nói chuyện. Câu chuyện sẽ gồm 3 nội dung: Tại sao con lại vào đây? Làm sao để con không vào đây nữa? Thể hiện nguyện vọng nên cho cha mẹ biết khi con gặp khó khăn để hỗ trợ thay vì con có hành vi la hét, giận giữ, quát mắng người lớn. 

Để hiểu rõ hơn về các phương pháp dạy trẻ tăng động giảm chú ý, giúp các con ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành tại video sau: 

Hướng dẫn cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ tăng động 

Nếu con bạn mắc chứng tăng động và thường hay giận dữ, ăn vạ nhưng bạn vẫn chưa biết cách làm sao để giúp con kiểm soát cảm xúc tốt hơn, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp. 

Một số lưu ý dành cho cha mẹ khi xử lý cơn thịnh nộ của trẻ tăng động

– Hãy để trẻ tự trải qua các cấp độ 1, 2, 3 trong an toàn, và chỉ tác động ở cấp độ 4 để trẻ tự trưởng thành hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi của mình. Lúc này bạn cũng không phải ngại khi ôm và tha thứ cho hành động đó của con.

– Không được la hét, đánh mắng như kiểu “nín ngay/ im không mẹ cho ăn roi bây giờ”, điều này sẽ khiến trẻ càng khóc dai và khó bảo hơn sau này. Để không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, hãy tránh không nhấn mạnh đến lỗi lầm của trẻ.

– Bạn phải đủ cứng rắn, kiên nghị trong việc dạy trẻ, phân tích cho con hiểu điều gì đúng/sai. Hãy duy trì các quy tắc rõ ràng, đơn giản và chấp nhận phải thường xuyên nhắc lại các giới hạn cho trẻ.

– Hãy tiếp xúc bằng mắt trong quá trình can thiệp. Khi muốn lôi kéo sự chú ý của trẻ để có thể nói chuyện với trẻ, hãy chạm vào vai trẻ và đảm bảo trẻ nhìn thẳng vào mắt bạn.

– Hãy loại bỏ ngay những yếu tố khiến trẻ cáu giận, ăn vạ, đơn thuần bạn chỉ cần im lặng, cất những món đồ hoặc giải quyết tình huống tức thì.

– Sử dụng các câu chuyện xã hội, sách ảnh và thời gian chơi để dạy hành vi tốt. Hãy khen ngợi và xem xét đến phần thưởng nếu trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình hay làm tốt việc được giao.

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn

Bên cạnh những mẹo hay giúp con bớt cáu giận, ăn vạ thì cha mẹ có thể kết hợp những sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như cốm Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Cốm Egaruta là sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động dẫn truyền hệ thần kinh, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt cáu giận, hung tính, ăn vạ. Không chỉ vậy, sản phẩm còn giúp trẻ nâng cao sự tập trung, chú ý, cải thiện khả năng tư duy, ghi nhớ tốt hơn.

Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta

Hiệu quả của cốm Egaruta được nhiều chuyên gia, y bác sĩ đánh giá cao và khuyên dùng. Trong đó Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc thành cũng có những nhận định tích cực như sau:

Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động

Phản hồi của phụ huynh về những cải thiện tích cực sau khi sử dụng cốm Egaruta

Ngay từ khi ra đời, sản phẩm đã được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Điển hình là câu chuyện của chị Hà (Điện biên). Cậu con trai nghịch ngợm hiếu động từ khi biết đi, nhưng nhờ cách giáo dục hành vi đúng hướng cùng sản phẩm cốm Egaruta, nay cậu bé đã ngoan hơn, biết lắng nghe và nhận biết đúng sai khi mẹ nói. Lắng nghe chia sẻ của chị Hà để hiểu rõ hơn về giải pháp này:

Chia sẻ của chị Hà về hành trình tìm cách trị tăng động cho con

Hay như con anh Tuân ở TP Việt Trì, Phú Thọ. Chỉ với 6 hộp cốm Egaruta, con anh đã không còn biểu hiện nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục nữa. Giờ đây con biết nghe lời và cũng tập trung, chú ý hơn nhiều. Với hi vọng nhiều trẻ tăng động sẽ được cải thiện tốt như con mình, anh nhiệt tình sẻ chia kinh nghiệm trị bệnh cho con:

 

Hành trình cùng con vượt qua chứng tăng động giảm chú ý 

Xem thêm:

Cốm Egaruta – lựa chọn tối ưu nhất cho trẻ tăng động giảm chú ý

Mách cha mẹ bí quyết điều trị tăng động giảm chú ý cho con ngay tại nhà

Việc nuôi dạy trẻ tăng động, hay giận dữ, ăn vạ không hề dễ dàng, bên cạnh việc kiên trì áp dụng các biện pháp giáo dục hành vi, phụ huynh cũng nên kết hợp cùng sản phẩm cốm Egaruta để giúp con giảm bớt nghịch ngợm, bốc đồng, biết kiểm soát cảm xúc và sớm trở thành con ngoan, trò giỏi.

DS. Thu Hương

Tài liệu tham khảo:

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder- adhd/index.shtml

https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder- adhd/symptoms/

Phương pháp phạt time-out, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Bệnh viện Hoàng gia Worcester – Vương quốc Anh)

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      16 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Thi thuy
      Thi thuy
      2 Năm Trước

      Chào bác sĩ
      Con trai em 2tuổi tùe nhó bé cũng hơi hiếu động hay chạy lớn hơn chút lại có biểu hiện hay đập đầu vào giường giờ 2 tuổi bé hay cáu gắt nếu bé k được cái bé muốn bé tức giận là bé ném đồ chơi đang cầm
      Và giờ còn ăn vạ nữa ạ
      Vậy có phải biểu hiện tăng động không ạ

      Trần Võ Tuấn Anh
      Trần Võ Tuấn Anh
      4 Năm Trước

      Chào bác sĩ , con e năm nay được 17 tháng , mỗi lần bé muốn gì là phải đòi cho bằng đc ko cho là bé la hét , đập phá , nghiến răng , cắn vào đồ đạc , thậm chí là cắn vào người lớn .Bé cũng ko bao giờ chịu ngồi yên , tay chân táy máy liên tục ko yên , ko bao giờ chịu ngồi yên . Con e có phải là một dạng tăng động ko ạ ? Bác sĩ tư vấn hộ e e lo quá

      Trần thị hà
      Trần thị hà
      4 Năm Trước

      Chào bác. Con e năm nay 5 tuổi mối lần ba mẹ nói thì bé cũng vâng dạ. Nhung đang chơi với các em nhỏ mà các e đó lấy đò của anh. Là anh quay qua đánh và la không được động vào đò của anh. Khi ngồi chơi anh chỉ ngồi được 1 lúc là chạy đi rồi lại quay lại chỗ chơi và ngồi chơi tiếp. Bé như vậy có phải bị tăng động giảm chú ý không ạ. Cảm ơn

      Trịnh thị hoàn
      Trịnh thị hoàn
      4 Năm Trước

      Chào bác sĩ bé nhà em gần 6 tuổi nhưng con k kiểm soát được hành động của mình hay cáu gắt đánh người lớn k biết sợ kể cả cô giáo nô nghịch trớn trở
      Nhận diện mặt chữ kém nói trước quên sau
      Hay thường xuyên nói đi nói lại một câu hỏi
      Bé nhà e 3tuoi với biết nói
      Mong bác sĩ tư vấn cho em và hướng dẫn cho em thăm khám ở đâu là tốt nhất

      Ngân Vũ
      Ngân Vũ
      4 Năm Trước

      Chào bác sỹ bé nhà tôi được 21 tháng tuổi nhưng 1 tháng trở về đây cháu có biểu hiện hay cáu gắt, ăn vạ, đáng bố mẹ và những ng xung quanh, đạp phá đồ đạc khi ko vui hoặc ko thích, thậm trí còn tự đập đầu xuống đất tôi đã thử nhiều biện phán mà ko chấm dứt đc tình trạng này bác sỹ có thể giúp tôi chấm dứt tình trạng này được ko ạ

      Nguyễn thị hồng
      Nguyễn thị hồng
      4 Năm Trước

      Chào bác sĩ con tôi năm nay 7 tuổi con kiểm soát hành cảm xúc rất kém, hay bực tức cáu bẳn vò đầu bứt tai, gồng mình nghiến răng. Tôi cũng từng cho đi khám bác sĩ kết quả k bị sao vì cháu ngồi ngoan làm hết cả quyển bài tập bác sĩ đưa

      Nguyễn Thị thu lê
      Nguyễn Thị thu lê
      5 Năm Trước

      Chao bac si con e nay 5 tuoi chậm nói cham di ma be yk hoc thi danh ban cai nay co phai la tag dong ko ạ

      nguyễn thị hằng
      nguyễn thị hằng
      6 Năm Trước

      Chào bác sĩ, bé nhà e là con trai đc 2 tuổi ạ, bé từ trước vẫn hay nghịch luôn chân tay, nhưng dạo gần đây con có biểu hiện nói luyên thuyên ko có nghĩa, hay la hét, nổi cáu khi ko đc món đồ như ý, như vậy có phải là dấu hiệu của tăng động giảm chú ý ko ạ?