Trẻ nghịch ngợm, hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ cũng đã đủ khiến cha mẹ đau đầu, mệt mỏi, vậy mà có nhiều trẻ tăng động còn xuất hiện thêm những hành vi chống đối ngay khi còn nhỏ. Trẻ thường nóng nảy, hay cáu gắt vô cớ, tự làm đau chính mình hoặc thậm chí gây tổn thương cho người khác… Vậy cha mẹ cần làm gì? Có giải pháp nào giúp trẻ điều chỉnh tốt hành vi chống đối này không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu hành vi chống đối ở trẻ tăng động giảm chú ý
Hành vi chống đối ở trẻ tăng động giảm chú ý thường thay đổi theo từng độ tuổi, cụ thể bao gồm:
– Trẻ 3 – 7 tuổi: Trẻ không làm theo mong muốn, hướng dẫn từ người lớn, tính tình thường nóng nảy, dễ tức giận, có thể tự làm tổn thương mình hoặc đánh bạn, phá phách đồ đạc và luôn đổ lỗi, làm phiền người khác.
– Trẻ 8 – 11 tuổi: Trẻ sẽ vẫn có những hành vi như lúc nhỏ nhưng trở nên trầm trọng hơn. Trẻ dễ nổi nóng, hay tranh cãi với người lớn, thích ở bên ngoài hơn ở nhà, có thể nói bậy, chửi tục, thậm chí là nói dối và trộm cắp đồ đạc. Trẻ thường cố tình vi phạm các nội quy, luật lệ của nhà trường, hay đánh nhau và bắt nạt trẻ khác.
– Trẻ 12 – 17 tuổi: Trẻ có hành vi hung hăng, oán giận, hút thuốc lá, uống rượu bia, bỏ học, bỏ nhà đi,… Trẻ dễ sa ngã, vướng vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, lái xe khi không được phép, sử dụng ma túy, gây thương tích cho người khác…
Hành vi chống đối ở trẻ tăng động giảm chú ý có thể thay đổi theo từng độ tuổi
Cách đối phó với hành vi chống đối của trẻ tăng động giảm chú ý
Biểu hiện chống đối của trẻ tăng động sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không sớm được can thiệp. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm kiểm soát hành vi của trẻ và giúp con trở nên ngoan ngoãn hơn:
Khen đúng lúc
Khi trẻ có những hành vi tích cực, cha mẹ cần thường xuyên khen ngợi, khích lệ bằng những phần quà nhỏ như cuốn sách, quyển truyện, món ăn,… mà trẻ yêu thích, nhằm tạo động lực để trẻ có những việc làm tốt hơn.
Phạt đúng chỗ
Ngay khi con có những hành động không đúng, cha mẹ nên lập tức đưa ra những hình phạt cụ thể để trẻ có trách nhiệm hơn. Chẳng hạn như nếu con nghịch ngợm, cãi bướng,… bạn có thể phạt bằng cách không cho con xem chương trình tivi yêu thích vào hôm đó nữa.
Để những hành vi sai trái nhỏ xảy ra
Có những chuyện nhỏ nếu trẻ làm sai, cha mẹ không nhất thiết phải phạt hay kỷ luật trẻ, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo để con hiểu và tự điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ như con bước đi vội vàng và bất cẩn làm đổ sữa, hãy nói chuyện với con về tầm quan trọng của việc di chuyển chậm hơn đồng thời giúp con dọn dẹp mớ hỗn độn vừa tạo ra.
Không nhất thiết phải phạt hay tức giận với hành vi sai trái của trẻ
Lập kế hoạch công việc từng ngày cho trẻ
Hãy thiết lập một thời gian biểu thật rõ ràng, chi tiết cho trẻ và gạch bỏ từng mục công việc ngay khi trẻ đã thực hiện xong. Điều này giúp con cảm giác được độc lập và tự kiểm soát chính mình.
Dành thời gian trò chuyện cùng trẻ
Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con để hiểu rõ những tâm tư, nguyện vọng của trẻ, từ đó tìm cách cùng con tháo gỡ. Tránh để những ấm ức nhỏ trong lòng trẻ trở thành nỗi oán giận và hình thành những hành vi bốc đồng, chống đối. Hãy thường xuyên đặt câu hỏi mở như: “Hôm nay ở trường con có gì hay không?”, “con muốn ăn món gì tối nay?”,… và cố gắng lắng nghe thay vì giảng giải quá nhiều.
Thể hiện sự yêu thương
Những trẻ tăng động nếu cảm thấy mình là người quan trọng và được cha mẹ yêu thương sẽ ít có những hành vi chống đối hơn. Do vậy, cha mẹ cần tập trung vào cách để cho trẻ thấy chúng được coi trọng, thừa nhận, quan tâm. Chẳng hạn như thường xuyên nói “bố mẹ yêu con”, “bố mẹ thích cách con thật lòng với cảm xúc của mình”,… hoặc thường xuyên ôm chặt, vỗ vai trẻ để chúng cảm nhận được tình cảm của bạn.
Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoại khóa
Việc tham gia vào các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ, các môn thể thao,… ở trường không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, suy nghĩ tích cực hơn mà còn góp phần giúp trẻ tránh xa những hành vi như tự làm tổn thương chính mình, sử dụng chất kích thích,… gây hủy hoại cơ thể.
Khuyến khích trẻ tăng động giảm chú ý tham gia các câu lạc bộ ở trường
Tích cực điều trị tăng động là cách cải thiện hiệu quả hành vi chống đối ở trẻ
Bên cạnh việc tác động tâm lý để trẻ dần tự điều chỉnh hành vi của mình, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng các sản phẩm thảo dược nhằm giúp trẻ kiểm soát chứng tăng động giảm chú ý tốt nhất.
Hiện nay, trên thị trường duy nhất có thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong điều trị tăng động ở trẻ. Bởi lẽ, những thảo dược này đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hoạt điện não bộ, thúc đẩy gia tăng nồng độ GABA nội sinh, làm giảm những kích thích quá mức, nhờ đó cải thiện sự nghịch ngợm, hiếu động, giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, hành vi, bớt nóng nảy, bốc đồng hơn. Không chỉ vậy, cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie, giúp tăng khả năng tập trung chú ý, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ tốt hơn. Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths. BS Nguyễn Thế Mạnh trong video sau để hiểu rõ hơn những lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý:
Nhận định của Ths. BS Nguyễn Thế Mạnh về tác dụng của cốm Egaruta
Nhờ cốm Egaruta mà hàng ngàn trẻ tăng động giảm chú ý đã kiểm soát tốt những hành vi chống đối của mình, trở nên ngoan ngoãn, đồng thời cải thiện kết quả học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những phụ huynh đã thành công khi áp dụng giải pháp này cho con của mình tại đây:
Con tôi đã dứt hẳn chứng tăng động giảm chú ý nhờ cốm Egaruta
Để giúp trẻ kiểm soát tốt những hành vi chống đối, cha mẹ cần thật sự kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ, đồng thời luôn luôn thể hiện sự yêu thương, quan tâm và coi trọng để giúp con tự tin hơn về bản thân, từ đó dần thay đổi trở nên tốt hơn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, các bậc phụ huynh có thể gọi điện cho chúng tôi hoặc liên lạc qua Zalo tới số 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Chào bạn Trinh Thủy,
Nếu các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá của bé kéo dài trên 6 tháng thì rất có thể là triệu chứng của tăng động chậm nói. Tình trạng này thường khá phổ biến ở trẻ. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên sắp xếp đưa con đi khám tại chuyên khoa Nhi – tâm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài test tăng động giảm chú ý qua bài viết: https://roiloantangdong.com/bai-viet/bai-test-tang-dong-chinh-xac-ngay-tai-nha/
Ngoài ra, để giúp con cải thiện hành vi và cảm xúc tốt hơn, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta trong 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, đồng thời bổ não, tăng cường chức năng não bộ, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung chú ý và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta tại bài viết sau: https://roiloantangdong.com/bai-viet/com-egaruta-lua-chon-toi-uu-nhat-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y/
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện giáo dục hành vi cho bé mỗi ngày bằng cách:
– Thiết lập kế hoạch công việc hàng ngày với mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ và yêu cầu trẻ thực hiện theo.
– Thường xuyên khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt nhưng cũng cần có những hình phạt thích đáng cho hành vi sai trái của trẻ.
– Dành thời gian cùng trẻ đọc sách, chơi các trò chơi để gia tăng tình cảm gia đình và cải thiện các kỹ năng sống.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tăng cơ hội được giao tiếp cùng bạn bè.
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!
Con em 7 tuổi, nghịch từ bé nhưng giờ bé không tập trung học, hay đánh bạn. Em lo quá không biết làm cách nào để cải thiện cho bé
Chào bạn Trinh Thủy,
Nếu các biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá của bé kéo dài trên 6 tháng thì rất có thể là triệu chứng của tăng động chậm nói. Tình trạng này thường khá phổ biến ở trẻ. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên sắp xếp đưa con đi khám tại chuyên khoa Nhi – tâm bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài test tăng động giảm chú ý qua bài viết:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/bai-test-tang-dong-chinh-xac-ngay-tai-nha/
Ngoài ra, để giúp con cải thiện hành vi và cảm xúc tốt hơn, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta trong 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, đồng thời bổ não, tăng cường chức năng não bộ, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động và tăng khả năng tập trung chú ý và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cốm Egaruta tại bài viết sau:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/com-egaruta-lua-chon-toi-uu-nhat-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y/
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện giáo dục hành vi cho bé mỗi ngày bằng cách:
– Thiết lập kế hoạch công việc hàng ngày với mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ và yêu cầu trẻ thực hiện theo.
– Thường xuyên khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt nhưng cũng cần có những hình phạt thích đáng cho hành vi sai trái của trẻ.
– Dành thời gian cùng trẻ đọc sách, chơi các trò chơi để gia tăng tình cảm gia đình và cải thiện các kỹ năng sống.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể để tăng cơ hội được giao tiếp cùng bạn bè.
Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!