Việc nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý sẽ là một thử thách lớn nếu cha mẹ nếu chưa tìm được cách giao tiếp khéo léo với con. Bạn sẽ làm gì khi trẻ phạm lỗi, trẻ ăn vạ? Liệu có nên đánh mắng, trách phạt con? Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn trở thành những cha mẹ thông thái hơn trong việc giáo dục với trẻ tăng động.
8 bí quyết để giao tiếp tốt hơn với trẻ tăng động giảm chú ý
Giao tiếp hàng ngày –“Liều thuốc tinh thần” tốt nhất
Nói chuyện thường xuyên chính là cách giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ tăng động giảm chú ý, giúp trẻ trau dồi nhiều kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ nên trò chuyện cởi mở với con mỗi ngày như những người bạn để vừa lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn con đang gặp phải cũng như hỗ trợ khi cần thiết. Việc nói chuyện này chính là cách để tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Khuyến khích trẻ nhắc lại điều bạn yêu cầu
Để chắc chắn trẻ tăng động giảm chú ý đã nghe và hiểu hết điều vừa trao đổi, bạn nên khéo léo gợi mở để trẻ hào hứng nhắc lại các nhiệm vụ này và cụ thể về thời gian hoàn thành. Khi trẻ bỏ sót hoặc chưa rõ, hãy ghi chú và nhắc con nhớ, chẳng hạn như bạn hỏi: “con có biết là mẹ con mình vừa hẹn sẽ làm gì tối nay không, nhắc lại bố/mẹ nghe nhé”, hoặc “tối nay con cần phải làm bài tập môn tiếng anh và môn gì nữa nhỉ?”…
Tránh những phiền nhiễu khi trò chuyện với trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ bị phân tâm bởi ngoại cảnh nên có thể không ít lần bạn nổi cáu với con khi thấy con như đang “ bỏ ngoài tai” lời bạn đang nói. Mọi lời giảng giải hay phân tích đúng – sai lúc này sẽ trở lên vô nghĩa khi trẻ không tập trung. Do đó, bạn không nên cố áp đặt với trẻ mà cần chủ động loại bỏ những phiền nhiễu xung quanh như: tiếng ti vi, tiếng điện thoại, mùi khó chịu, hiệu ứng ánh sáng bất thường trong phòng… Sự giao tiếp bằng ánh mắt là cần thiết để biết trẻ có tập trung hay không.
Giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ tăng động giảm chú ý
Để giúp con khắc phục bệnh tăng động, cha mẹ nên kết hợp cả giáo dục tại nhà và sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như cốm Egaruta. Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số 0963048266 để được tư vấn trực tiếp.
Cụ thể hóa các yêu cầu với trẻ tăng động giảm chú ý
Vốn dĩ, trẻ tăng động thường khó làm theo những yêu cầu không rõ ràng nên thay vào đó khi muốn trẻ làm gì bạn hãy nói ngắn gọn, không yêu cầu chung chung để trẻ không bỏ sót nhiệm vụ. Dưới đây là một số tình huống cụ thể bạn có thể tham khảo để giao tiếp tốt hơn với trẻ tăng động:
Thay vì nói
Nên nói
Con hãy vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ nhé
Con hãy đi đánh răng, rửa mặt để đi ngủ nhé
Đến giờ rồi, con hãy chuẩn bị để đi học nhé
7 giờ rồi, con hãy thay quần áo, lấy cặp sách, đeo giày để chuẩn bị đi học nhé
Con hãy làm bài tập về nhà nhé, lát mẹ sẽ giúp con kiểm tra
8 giờ con hãy bắt đầu làm bài tập nhé. Hôm nay con có bài tập môn toán, tiếng anh… nếu khó quá hãy gọi mẹ nhé (trước đó bạn nên giúp con kiểm tra lượng bài tập trong ngày)
Lát nữa mẹ con mình đi siêu thị, con hãy chuẩn bị đi nhé
6h mẹ con mình sẽ đi siêu thị, con hãy tắm và thay quần áo trước lúc đó nhé
(nên cụ thể giờ giấc với trẻ tăng động)
Khen ngợi khi trẻ làm tốt
Sự tán dương và công nhận là món quà tinh thần đặc biệt với những trẻ tăng động giảm chú ý, đôi khi một lời khen chân thành, một món quà nhỏ lại giúp khuyến khích trẻ phát huy việc làm tốt này:
– Lời khen ngợi nên cụ thể việc trẻ đã làm tốt: tuần này con thức dậy rất đúng giờ để đi học, con làm rất tốt hay mẹ rất vui vì con đã giúp mẹ trông em chiều nay…
– Luôn thực hiện lời hứa khen thưởng: nếu đã hứa với trẻ điều gì, bạn hãy thực hiện ngay và tuyệt đối không hứa xuông.
– Chuẩn bị sẵn các phần thưởng: để trẻ biết rằng bạn luôn khuyến khích con làm việc tốt.
– Đa dạng các phần thưởng: có thể là món đồ chơi yêu thích, những hình sticker ngộ nghĩnh… Lâu dần khi thấy trẻ tự giác làm tốt, bạn có thể chuyển thành những phần thưởng động viên tinh thần như một cái ôm, cái đập tay tán thành…
– Tạo bảng tích điểm thưởng: mỗi lần trẻ làm tốt sẽ được một điểm cộng trên bảng ghi chú, trẻ có thể tự theo dõi điểm của mình và có quyền đổi lấy một yêu cầu nếu đạt mức điểm, ví dụ như một chuyến đi chơi vào cuối tuần, kể thêm một câu chuyện, hát một bài hát yêu thích trước khi đi ngủ…
Cha mẹ nên khen ngợi trẻ tăng động giảm chú ý khi trẻ làm tốt
Nhắc nhở về thời gian với trẻ tăng động giảm chú ý
Đa phần trẻ tăng động thường không chú ý về thời gian nên bạn hãy thường xuyên nhắc nhở bằng lời nói hoặc sử dụng một số công cụ như: đồng hồ hẹn giờ với âm thanh là những bản nhạc trẻ yêu thích, giấy ghi chú nhiều màu sắc… để trẻ hoàn thành các nhiệm vụ đúng giờ.
Tạo hứng thú trong từng công việc
Trẻ tăng động giảm chú ý có thể rất hào hứng lúc đầu nhưng lại nhanh chán nản và dễ bỏ cuộc nên bạn hãy tìm cách để duy trì sự hào hứng. Chẳng hạn khi cùng làm việc nhà, dọn dẹp góc học tập, thu dọn đồ chơi, bạn có thể cùng con hóa thân giống như những nhân vật trong câu chuyện hàng ngày hay nghe. Những hành động này nghe có vẻ hơi “kỳ cục” nhưng có thể mang lại lợi ích bất ngờ.
Khi thấy con bồn chồn và muốn bỏ cuộc, hãy cùng con nghỉ ngơi trong một vài phút và bắt đầu lại. Cách dạy trẻ này có thể áp dụng trong nhiều hoạt động hàng ngày của trẻ tăng động để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Mẹo kỷ luật trẻ tăng động giảm chú ý
Ngoài việc tán dương khen thưởng, có lúc bạn sẽ cần áp dụng một số hình phạt để giúp con thiết lập quy tắc và rút kinh nghiệm. Bạn cũng cần rất tinh tế và nên nhớ rằng “đòn roi thường phản tác dụng”.
Cha mẹ cần rất khéo léo khi kỷ luật trẻ
– Có sự chuẩn bị trước mỗi hình phạt: khi trẻ quá bướng bỉnh hay phạm lỗi, cha mẹ nên nói chuyện để trẻ nhận thức được lỗi sai và tự nhận hình phạt như trước đây đã trao đổi, tránh trường hợp phạt trẻ khi trẻ chưa biết lỗi sai của mình.
– Cha mẹ nên thống nhất cách giáo dục trẻ: tránh tình trạng bất đồng quan điểm giữa hai người sẽ khiến trẻ khó phân biệt những điều nên làm.
– Cách áp dụng hình phạt: hình phạt này cần được áp dụng mọi lúc ngay cả nơi công cộng để duy trì quy và không thỏa hiệp sẽ giúp trẻ tăng động giảm chú ý có trách nhiệm hơn với những hành vi của mình.
– Hãy bình tĩnh, khéo léo: bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình khi thấy trẻ phạm lỗi bởi trẻ càng dễ bị căng thẳng hơn và nảy sinh nhiều tâm lý tiêu cực khi bị quát mắng và trách phạt quá nghiêm.
Phương pháp time – out áp dụng với trẻ tăng động giảm chú ý
Phương pháp này mục đích tạo cho trẻ khoảng thời gian để bình tĩnh nhận ra lỗi sai của mình, thường áp dụng khi trẻ tăng động ăn vạ hoặc có đòi hỏi vô lý.
– Độ tuổi áp dụng: trẻ từ 2 tuổi trở lên.
– Giữ đúng nguyên tắc: khi bị phạt time – out trẻ không được tương tác với mọi người xung quanh để không có cơ hội “làm nũng”.
– Chọn chỗ phạt time – out: chọn vị trí để giúp bạn có thể quan sát được các hành động của con tránh khỏi các nguy hiểm (thiết bị điện, dao, kéo…) bằng cách đặt một chiếc ghế và yêu cầu trẻ ngồi ở nơi yên tĩnh và không có sự can thiệp của mọi người trong nhà.
– Kiên trì, nhất quán: thời gian đầu thực hiện có thể rất khó khăn nhưng cha mẹ cần rất kiên trì. Nếu bé tự ý bỏ ra khỏi chỗ, hãy kiên quyết đặt bé lại cho đến khi hết thời gian
– Đặt đồng hồ đếm giờ: thời gian phạt khoảng tầm 1 phút tính theo mỗi năm tuổi của bé.
– Tha lỗi và nhắc nhở: sau khi hết giờ phạt, nếu bé đã hợp tác hơn, hãy nói chuyện với bé và không nhắc lại quá nhiều về lỗi sai này, chỉ đơn giản dạy bé cách xử sự đúng trong tình huống này và đừng ngần ngại thể hiện tình yêu thương với trẻ.
Bên cạnh liệu pháp can thiệp về ngôn ngữ, hành vi, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng những sản phẩm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị. Một trong số ít sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và các bậc phụ huynh tin dùng đó là cốm thảo dược Egaruta. Với thành phần từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não, cốm Egaruta không chỉ giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động mà còn góp phần nâng cao sự tập trung, nhờ đó cải thiện kĩ năng ngôn ngữ ở trẻ rất tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Liên (Bắc Kạn) trong video để hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý:
Nhờ cốm Egaruta con tôi đã bớt nghịch ngợm, tập trung chú ý và nói “sõi” hơn
Việc cha mẹ cùng tìm được tiếng nói chung trong giao tiếp với trẻ tăng động giảm chú ý là cách tốt nhất để giúp trẻ cải thiện nhiều kỹ năng cũng như sớm khắc phục chứng bệnh này.