Tăng động giảm chú ý xuất hiện ngày càng nhiều ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn từ 3 – 11 tuổi với các biểu hiện khác nhau gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới giữa một đứa trẻ tăng động giảm chú ý và hiếu động đơn thuần thực sự chưa rõ ràng. Vậy trẻ quá hiếu động có phải tăng động không? Và có cách nào để nhận biết chính xác? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Trẻ quá hiếu động có phải tăng động giảm chú ý không?
Với mong muốn được tìm hiểu, khám phá mọi thứ xung quanh, trẻ nhỏ sẽ rất hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục, đặc biệt là những bé trai. Nhưng nếu trẻ chỉ có biểu hiện hiếu động thì vẫn chưa đủ để khẳng định trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi sát những hành vi, cảm xúc của trẻ và nên đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Câu chuyện của cô Hòa (Bắc Ninh) cũng là một ví dụ điển hình cho việc phụ huynh nhầm lẫn giữa chứng tăng động giảm chú ý và hiếu động đơn thuần. Vốn là một y sĩ nên cô đã sớm nhận thấy cháu trai có những biểu hiện bất thường, nghi ngờ chứng tăng động giảm chú ý. Nhưng khi chia sẻ với con dâu, mẹ bé lại không tin và cho rằng con mình chỉ là hiếu động đơn thuần. Mặc dù vậy, cô Hòa vẫn quyết định đi tìm giải pháp hỗ trợ cho cháu từ thảo dược. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô tại video sau:
Trẻ hiếu động và tăng động giảm chú ý khác nhau như thế nào?
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai nhóm trẻ này là trẻ hiếu động đơn thuần chỉ nghịch ngợm ở nhà, khi ra ngoài xã hội hay tiếp xúc với người lạ thì khá nhát và nếu được người lớn nhắc nhở, trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi của mình. Trong khi đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường hiếu động, nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi, không thể kiểm soát, nhận biết được những hành động nguy hiểm của chính mình.
Ngoài ra, trẻ tăng động giảm chú ý còn thể hiện những hành vi, cảm xúc bất thường mà trẻ hiếu động đơn thuần không có, chẳng hạn như:
– Thiếu tập trung chú ý, không thể ngồi yên để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào.
– Nhanh chán và dễ bỏ cuộc giữa chừng.
– Nói nhiều, nói liên tục, hay chen ngang khi người khác đang nói và không thể kiên nhẫn chờ đợi đến lượt của mình.
– Khó kiểm soát cảm xúc, hay la hét, cáu gắt vô cớ, hung hăng, thậm chí, có thể tự làm đau chính bản thân mình hoặc người khác.
– Khó ngủ, trằn trọc, hay quấy khóc về đêm mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, để có thể dễ dàng phân biệt trẻ tăng động giảm chú ý hay chỉ hiếu động đơn thuần, các bậc phụ huynh có thể tham khảo chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa tại video sau:
Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết trẻ hiếu động và tăng động giảm chú ý
Khi trẻ có biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện một số phương pháp sau để giúp con trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn:
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên để giúp trẻ giải tỏa năng lượng, tập trung chú ý hơn, từ đó bớt hiếu động, nghịch ngợm.
– Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ để hiểu rõ những khó khăn, thử thách mà trẻ đang gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình tốt hơn.
– Kể cả khi trẻ làm sai, cha mẹ cũng không nên la hét, cáu gắt với trẻ bởi điều này chỉ có tác dụng tức thì, nhưng sau này trẻ có thể bắt chước và có những hành vi tiêu cực khi không vừa ý.
– Ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện tốt, bạn nên khen thưởng cho trẻ bằng những món quà nhỏ như: đồ chơi, cuốn sách, món ăn mà trẻ yêu thích…
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… bởi chúng có thể khiến trẻ phấn khích và dễ có hành vi nghịch ngợm hiếu động hơn.
Cha mẹ nên khen thưởng khi trẻ có những hành vi đúng đắn
Trong trường hợp trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động và gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Với thành phần là bộ đôi thảo dược An tức hương, Câu đằng có tác dụng trấn an tinh thần, cốm Egaruta giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn, giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động thái quá.
Trẻ quá hiếu động không có nghĩa là trẻ mắc chứng tăng động giảm chý, bởi vậy cha mẹ cần bình tĩnh để có những phán đoán chính xác về tình trạng của trẻ, từ đó có hướng can thiệp thích hợp. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện hoặc Zalo qua số 0963048266 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến.