Không chỉ là một giải pháp tốt dành cho trẻ tăng động giảm chú ý, cốm Egaruta còn giúp các bé có một giấc ngủ ngon và trọn vẹn hơn mỗi tối. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy an tâm hơn mỗi khi lựa chọn sản phẩm cho con bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ kéo dài. Vậy sản phẩm có gì đặc biệt và vì sao lại có công năng tốt đến như vậy, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trẻ khó ngủ, mất ngủ nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ, chẳng hạn như do ngủ quá nhiều vào ban ngày, điều kiện phòng ngủ không phù hợp, trẻ bị đói hoặc tã bị ướt, quần áo chật chội,… Nếu cha mẹ sớm nhận biết và thay đổi kịp thời, trẻ sẽ mau chóng có giấc ngủ ngon hơn, bớt mộng mị, quấy khóc về đêm.
Trẻ khó ngủ, mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ khó ngủ, mất ngủ thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe sau:
– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Tình trạng rối loạn hô hấp trong khi ngủ khiến trẻ hay ngáy, khó thở, ngưng thở vài giây khi ngủ. Điều này khiến trẻ khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm.
– Hội chứng “chân tay không yên”: Rối loạn cảm giác gây ra sự thôi thúc gần như không thể kiểm soát khiến chân, tay luôn phải di chuyển, kể cả khi ngủ.
– Thiếu hụt canxi: Khiến trẻ hay bị trằn trọc, ngủ không sâu giấc và dễ giật mình khi ngủ.
– Rối loạn lo âu, trầm cảm: Lo lắng căng thẳng, mệt mỏi quá mức có thể khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc nhiều hơn.
– Tăng động giảm chú ý: Não bộ trẻ tăng động thường ở trạng thái kích thích quá mức, nên trẻ rất dễ bị mất ngủ, khó ngủ.
Thời gian ngủ của trẻ bao nhiêu là đủ?
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà thời gian ngủ trung bình mỗi ngày sẽ khác nhau đôi chút, cụ thể như sau:
Độ tuổi
Thời gian ngủ/ngày
6 – 12 tháng
13 – 14 tiếng/ngày. Trẻ ngủ đêm dài hơn và thường tỉnh dậy 1 lần tầm gần sáng. Vào ban ngày, trẻ sẽ ngủ khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 2 tiếng.
12 – 18 tháng
12 – 13 tiếng/ngày. Trẻ ngủ thông đêm, không tỉnh giấc giữa đêm. Ban ngày cần ngủ 2 giấc, mỗi lần 1 – 1.5 tiếng.
2 – 3 tuổi
12 – 13 tiếng/ngày. Giấc ngủ về đêm rất ngon. Ban ngày chỉ cần ngủ 1 giấc khoảng 1 – 2 tiếng.
3 – 6 tuổi
10 – 12 tiếng/ngày. Buổi tối bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và dậy từ 6 – 8 giờ sáng. Thời gian ngủ trưa ngắn lại.
6 – 12 tuổi
7 – 10 tiếng/ngày. Bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.
Bảng thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của trẻ
Trẻ khó ngủ, mất ngủ kéo dài dùng cốm Egaruta có được không?
Thực tế có rất nhiều trẻ đã cải thiện được vấn đề giấc ngủ nhờ dùng cốm Egaruta mỗi ngày. Ban đầu các bậc phụ huynh nghĩ rằng là do sản phẩm chứa hoạt chất tây y gây ngủ, nhưng sự thực thì không phải như vậy.
Cốm Egaruta chứa các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương, có tác dụng trấn an tâm thần, làm dịu những kích thích quá mức của não bộ, giảm căng thẳng, lo âu, nhờ đó không chỉ giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng mà còn góp phần cải thiện vấn đề giấc ngủ, giúp trẻ dễ đi vào giấc, ngủ ngon và sâu hơn, bớt mộng mị, quấy khóc về đêm. Cũng chính vì hoạt chất từ thảo dược tự nhiên nên an toàn lành tính với trẻ, không gây ngủ li bì hay mệt mỏi mỗi khi thức giấc.
Ngoài ra, trong thành phần cốm Egaruta còn chứa các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA giúp nâng cao sự tập trung, cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ rất tốt. Bởi vậy, cốm Egaruta không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý mà còn là lựa chọn tối ưu cho những trẻ mất ngủ, khó ngủ kéo dài. Cùng lắng nghe chia sẻ của Ths. BS Nguyễn Thế Mạnh về những lợi ích tích cực của cốm Egaruta với trẻ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ tại đây:
Nhận định của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ hay bị mất ngủ, khó ngủ
Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao, cốm Egaruta còn được đông đảo phụ huynh đón nhận, tin tưởng lựa chọn và phản hồi tích cực. Điển hình như câu chuyện của con chị Nguyệt (Đan Phượng, Hà Nội), mới hơn 1 tuổi con đã thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc tây dùng lâu dài. Nhưng kể từ khi dùng cốm Egaruta, con chị đã có thể dễ dàng vào giấc, ngủ một mạch tới sáng và tỉnh dậy không còn bị uể oải, mệt mỏi như trước nữa.
Bí kíp giúp con yêu ngủ ngon giấc, không còn khó ngủ, mất ngủ
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài?
Trong trường hợp trẻ mất ngủ, khó ngủ kéo dài trên 2 tháng, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, để cải thiện giấc ngủ của trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm vào một giờ nhất định mỗi ngày, nhằm tạo cho trẻ một phản xạ nghỉ ngơi, giúp trẻ dễ dàng ngủ trong bất cứ điều kiện nào.
– Giảm tối thiểu các yếu tố tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…
– Không dọa nạt, quát mắng, kể chuyện ma, cho trẻ xem phim kinh dị trước khi đi ngủ vì điều này có thể khiến trẻ lo lắng, sợ hãi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
– Hạn chế cho trẻ ăn quá no, uống quá nhiều nước trong thời điểm 1 – 2 giờ trước giờ ngủ.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… vào buổi tối.
– Khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Một giấc ngủ ngon, trọn vẹn đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những yếu tố tác động đến giấc ngủ của con và lựa chọn giải pháp hữu ích giúp trẻ ngủ ngon hơn.