Trẻ hiếu động, không ngồi yên, không nghe lời có phải tăng động không?
Phương Lê: Con em năm nay 3,5 tuổi, bé rất hiếu động hầu như không lúc nào ngồi yên cả, bé hay leo trèo, nhảy từ trên cao xuống và té ngã nhiều lần nhưng hầu như không sợ, không nghe lời dù người lớn có quát mắng hay nói nhẹ nhàng. Bé chỉ ở yên khi được cho xem ipad nhưng không xem chương trình nào được quá 5 phút, chuyển video liên tục. Tuy nhiên, bé nói rất nhiều, thông minh và có trí nhớ tốt. Như vậy bé nhà em có phải bệnh tăng động không và có cách nào để khắc phục không?
Chào bạn,
Các biểu hiện nghịch ngợm quá mức, không ý thức được hành vi nguy hiểm cho bản thân, không ngồi yên được một chỗ và không nghe lời người lớn của con bạn có khả năng cao là triệu chứng của tăng động giảm chú ý. Hội chứng này không ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ, thậm chí có nhiều trẻ tăng động có chỉ số IQ rất cao. Hiện nay bé đã 3,5 tuổi, ở độ tuổi chẩn đoán chính xác tăng động, bạn nên đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa Nhi để các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, để có thể dễ dàng đưa ra những nhận định chính xác cho tình trạng của trẻ là hiếu động đơn thuần hay tăng động giảm chú ý, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của Ths tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành tại video sau:
Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt trẻ hiếu động và tăng động giảm chú ý
Trước và sau khi đi thăm khám, bạn có thể cho con sử dụng Tpcn cốm Egaruta. Thành phần thảo dược Câu đằng, An tức hương trong sản phẩm có tác dụng an thần, giảm các kích thích quá mức trong não bộ, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm các biểu hiện nghịch ngợm quá mức và tăng khả năng tập trung chú ý của bé, giống như trường hợp của một phụ huynh trong chia sẻ dưới đây:
Chia sẻ bí kíp trị tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả
Khi bé có hiếu động, nghịch ngợm bạn cũng không nên quát mắng sẽ khiến bé sinh ra tâm lý chống đối sau này. Trong trường hợp đó, bạn nên khuyên bảo bé nhẹ nhàng. Đặc biệt là gia đình không nên cho cháu tiếp xúc nhiều với điện thoại, ipad, tivi, máy tính,… bởi các thiết bị này ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé làm được việc đúng, bạn nên dành cho con những lời động viên tích cực, có thể khuyến khích bé bằng cách cho đi chơi công viên, nấu cho bé những món ăn yêu thích…
Bạn có thể tham khảo thêm về các giải pháp giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn qua bài viết sau: