Chào bạn,
Những biểu hiện hiếu động quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ, hay cáu giận vô cớ của bé nhà bạn rất gần với triệu chứng của hội chứng tăng động giảm chú ý. Bạn có thể tham khảo thông tin từ bài viết sau: Hướng dẫn cách tự chẩn đoán tăng động giảm chú ý tại nhà
Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm ở bệnh viện như bệnh viện Nhi Trung ương hay chuyên khoa thần kinh Nhi/ Tâm bệnh của các bệnh viện lớn.
Trong trường hợp bé gặp phải hội chứng này, quan trọng nhất vẫn là tác động đến tâm lý của trẻ. Bạn nên dành nhiều thời gian bên con, uốn nắn và hướng dẫn con trong các hoạt động thường ngày để giảm sự hiếu động của bé. Bạn nên tránh những biện pháp như đe dọa, quát hay đánh đập sẽ không phù hợp với bé, dễ khiến bé sinh ra tâm lý chống đối về sau. Thay vào đó, bạn nên áp dụng những biện pháp nhẹ nhàng hơn như chia sẻ cùng con, dành những phần thưởng con thích nếu con thực hiện được một việc gì đó đúng theo yêu cầu của bố mẹ…
Ngoài ra, các thiết bị điện tử như điện thoại di động, ti vi, máy tính có tác động không tốt tới sự phát triển của trẻ, nhất là trẻ tăng động. Bạn nên hạn chế cho bé tiếp xúc với những thiết bị này, thay vào đó là cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để bé phát triển toàn diện. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về cách dạy trẻ tăng động qua bài viết sau: Cách giáo dục hành vi đối với trẻ tăng động giảm chú ý
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp cho bé sử dụng thêm những sản phẩm chứa các loại thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng an thần, giảm các kích thích trong não bộ, ổn định hoạt động của hệ thần kinh như Tpcn cốm Egaruta. Bạn có thể cho bé dùng 2 gói/ngày chia làm hai lần theo thời gian từ 3 – 6 tháng để giúp bé bớt hiếu động, nghịch ngợm hơn, biết kiểm soát cảm xúc, giảm cáu giận vô cớ.
Chúc bé nhiều sức khỏe!