Trẻ hay nghịch có thông minh không? Cha mẹ có đang lầm tưởng?

Ngày nay, các bậc cha mẹ hiện đại đã không còn ép con phải vâng lời để trở thành một đứa trẻ ngoan. Vì họ tin rằng, một đứa trẻ nghịch ngợm, linh hoạt, nhanh nhạy (hiểu theo một cách khác là hiếu động) thì sẽ là một đứa trẻ thông minh và có thể đạt được nhiều thành công hơn trong tương lai. Vậy thực chất trẻ hay nghịch có thông minh không?

Đừng nhầm tưởng trẻ nghịch ngợm, hiếu động là thông minh!

Hầu hết trẻ em đều rất hiếu động và đây là một phần bản năng của chúng. Cho dù chạy nhảy, leo trèo, trêu trọc bạn bè, đùa nghịch với chó mèo, hay “táy máy” các độ vật trong nhà,… thì đó cũng chỉ là cách để trẻ tìm hiểu về thế giới xung quanh, thỏa mãn sự tò mò của bản thân và thể hiện cá tính của mình.

Mặc dù chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được rằng, sự nghịch ngợm là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh, có trí tuệ phát triển. Nhưng sự hiếu động đơn thuần có thể giúp trẻ sống hạnh phúc hơn. Bởi lẽ, những đứa trẻ hay nghịch chứng tỏ chúng khỏe mạnh, luôn vui vẻ, thoải mái, độc lập và không ngại thể hiện bản thân. Không chỉ vậy, trẻ nghịch ngợm cũng có trí tưởng tượng không giới hạn và luôn háo hức để thực hiện những ý tưởng của mình. Khi trưởng thành, chúng sẽ có thể tiếp cận với mọi lĩnh vực trong cuộc sống một cách sáng tạo hơn.

Bởi vậy, cho dù chưa có kết luận chính xác cho câu hỏi “trẻ hay nghịch có thông minh không?” nhưng cha mẹ cũng không nên ngăn cấm toàn bộ hoạt động của trẻ nếu việc chạy nhảy, vui chơi của con nằm trong giới hạn và không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, học tập hàng ngày.

 

Trẻ hay nghịch chưa hẳn đã thông minh, nhưng trẻ sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn

Trẻ quá nghịch ngợm có thể do tăng động giảm chú ý

Hay nghịch ngợm, hiếu động là bản tính tự nhiên của trẻ nhỏ, tuy nhiên trong một số trường hợp, đây cũng có thể là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý. Chứng bệnh này nếu không sớm điều trị có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý, tính cách của trẻ, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp xã hội. Do đó, cha mẹ cần phân biệt rõ trẻ hiếu động và tăng động để sớm có biện pháp can thiệp thích hợp.

Theo các chuyên gia tâm lý, điểm khác nhau cơ bản giữa hai nhóm trẻ này là trẻ hiếu động chỉ nghịch khi ở những nơi đã quen thuộc, nhưng lại khá dè dặt khi tiếp xúc với những người xa lạ và nếu được nhắc nhở, trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình. Trong khi đó, trẻ tăng động giảm chú ý thường nghịch ngợm mọi lúc, mọi nơi, không thể kiểm soát hay nhận biết mức độ nguy hiểm của những hành động mình thực hiện. Ngoài ra, trẻ tăng động giảm chú ý còn xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường mà trẻ hiếu động đơn thuần không có, chẳng hạn như:

– Thiếu tập trung chú ý ở tất cả mọi việc và khó thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài.

– Nói nhiều, nói liên tục, hay chen ngang khi người khác đang nói và không thể kiên nhẫn để chờ đợi đến lượt mình trong các trò chơi hoặc xếp hàng ở nơi công cộng.

– Khó kiểm soát cảm xúc, hay la hét, cáu gắt vô cớ, thậm chí hung hăng, tự làm tổn thương chính mình và người khác.

– Khó ngủ, trằn trọc, quấy khóc về đêm mà không rõ căn nguyên.

– Dễ chán nản, thường hay bỏ cuộc giữa chừng.

Không dễ để nhận định trẻ tăng động giảm chú ý hay chỉ hiếu động đơn thuần. Bởi vậy nếu phụ huynh đang lo lắng, băn khoăn về những biểu hiện của con, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Cha mẹ nên làm gì khi con nghịch ngợm, hiếu động?

Dạy con “nghịch ngợm” đúng cách

Ngăn cấm trẻ “nghịch ngợm” có thể khiến chúng khó chịu, bất an, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển về tâm lý của trẻ. Ngược lại, nuông chiều quá mức sẽ khiến trẻ không nghe lời cha mẹ, khi lớn lên dễ bị bạn xấu lôi kéo. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia tâm lý giúp kiểm soát sự nghịch ngợm, hiếu động ở trẻ:

– Thiết lập kế hoạch công việc thật chi tiết, trong đó có những khoảng thời gian vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và ghi rõ từng nhiệm vụ hằng ngày để trẻ thực hiện.

– Dành thời gian chơi cùng con và qua những trò chơi đó, cha mẹ cần dạy con những kĩ năng sống cơ bản.

– Thay vì trách mắng, quạt nạt trẻ, hãy hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng về những gì nên và không nên làm.

– Luôn khen ngợi hoặc tặng thưởng bằng những phần quà nhỏ (một quyển sách, truyện, món đồ chơi,…) để củng cố những hành vi tốt của trẻ giúp con có thêm động lực thực hiện nhiều điều đúng đắn hơn.

– Khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao như cầu lông, đạp xe, bơi lội, đá bóng, tập võ,… để đốt cháy năng lượng dư thừa, bớt quậy phá hơn, đồng thời giúp con tăng cường hoạt động trí não, nâng cao sức khỏe toàn diện.

– Tạo lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm tốt cho trí não như các loại cá biển (cá hồi, cá mòi, cá tuyết,…), súp lơ, rau chân vịt, các loại hạt dinh dưỡng (hạnh nhân, óc chó, macca,…).

Cha mẹ nên dành thời gian để chơi cùng con mỗi ngày

Can thiệp kịp thời nếu con nghịch ngợm, hiếu động quá mức

Dù là tăng động giảm chú ý hay hiếu động đơn thuần, thì một khi đã ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ, cha mẹ đều cần lưu tâm để có biện pháp hỗ trợ con kịp thời. Giải pháp ưu tiên hàng đầu, đó là giáo dục hành vi với thái độ nhẹ nhàng và kiên trì của cả gia đình, nhà trường để giúp trẻ tiết chế được những hành động của mình, biết tập trung chú ý tốt hơn.

Ngoài ra, việc tìm đến các giải pháp hỗ trợ có chứa thành phần tự nhiên như Câu đằng, An tức hương, kết hợp với GABA (gamma aminobutyric acid), Taurine… cũng là một phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Những thành phần này vừa giúp trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, giảm bớt các biểu hiện nghịch ngợm thái quá, tăng khả năng tập trung chú ý để trẻ học tập tốt hơn, đồng thời giúp cải thiện giấc ngủ và tăng cường khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Hiện nay, những thành phần này đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản phẩm có tên là cốm Egaruta.

Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực sau:

Đánh giá của Ths. Nguyễn Minh Hòa về lợi ích của cốm Egaruta

Không chỉ vậy, cốm Egaruta còn được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con sử dụng. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Thơm (Hải Phòng) tại video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý:

Kinh nghiệm trị tăng động giảm chú ý cho con hiệu quả

Cha mẹ có thể quan tâm:

Tăng động và hiếu động: Những điều cha mẹ thường nhầm tưởng!

Cốm Egaruta có an toàn không? 4 lý do để tin dùng sản phẩm!

Mặc dù chưa rõ “trẻ hay nghịch có thông minh không?”, nhưng cha mẹ không nên ngăn cấm tính hiếu động của con. Vì sự nghịch ngợm này không chỉ là bản năng mà còn là cách để trẻ khám phá thế giới xung quanh và lớn lên trong niềm vui, hạnh phúc. Dẫu vậy, cha mẹ cũng đừng quên áp dụng những phương pháp nuôi dạy trong bài viết trên để nghịch ngợm đúng cách và phát triển theo hướng tích cực.

Dược sĩ Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Khánh An
      Khánh An
      3 Năm Trước

      bé nhà em 5 tuổi, nghịch vô cùng, thường leo trèo, chạy nhảy liên tục, nhưng con cũng nhanh nhạy, thông minh. Xin hỏi con em có phải tăng động ko? Con có dùng Egaruta đc ko?