Trẻ bịtăng động giảm chú ý thường hay có suy nghĩ tiêu cực về bản thân rằng mình kém cỏi, luôn bị phê bình, trách phạt quá nghiêm khắc. Và khi không được hỗ trợ đúng cách, những cảm xúc này sẽ tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Do đó, động viên để trẻ tự tin hơn về bản thân là vô cùng quan trọng. Vậy liệu bạn đã biết cách giúp đỡ con? Bài viết này là những thông tin hữu ích nhất cho bạn.
Nhận biết sớm các vấn đề cảm xúc ở trẻ bị tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động rất nhạy cảm nên cha mẹ và thầy cô cần khéo léo trong giao tiếp với trẻ để không gây những suy nghĩ tiêu cực cản trở sự phát triển của trẻ. Bạn có thể nhận thấy rõ một số vấn đề về cảm xúc ở trẻ như sau:
– Trẻ thường tự đưa ra những bình luận tiêu cực rằng mình kém cỏi, kém thông minh,… khi mắc lỗi dù là rất nhỏ
– Trẻ không hứng thú và thường lảng tránh tham gia vào các hoạt động mặc dù trước đây trẻ rất thích thú. Lí do chính là trẻ không tự tin hoặc lo sợ sẽ phạm lỗi và bị la mắng
– Trẻ dễ thất vọng, không có động lực cố gắng khi được giao các nhiệm vụ hoặc từ chối cơ hội thể hiện bản thân do luôn có suy nghĩ rằng mình là người kém cỏi
– Trẻ cô lập hơn khi ở nhà, ở trường, khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ với thầy cô, bạn bè
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường nhạy cảm và dễ thất vọng
Nếu bạn đang băn khoăn về cách nuôi dạy trẻ tăng động để giúp con sớm cải thiện chứng bệnh này, bạn đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để nhận lời khuyên hữu ích nhất từ các chuyên gia.
9 bí quyết giúp cải thiện sự tự tin ở trẻ bị tăng động giảm chú ý
Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia để giúp con bạn tự tin hơn:
Khuyến khích những điểm mạnh của trẻ
Trẻ tăng động không phải “chỉ biết nghịch ngợm” như suy nghĩ của nhiều người. Trẻ cũng có những lợi thế riêng và khi được khuyến khích đúng cách, trẻ sẽ tận dụng và phát huy tốt những điểm mạnh này để thành công trong tương lai. Nguồn năng lượng dồi dào và sự sáng tạo tuyệt vời chính là điểm mạnh của trẻ tăng động. Cha mẹ nên tạo điều kiện và giúp con khai thác đúng những điểm mạnh này.
Khen ngợi, tán dương đúng lúc
Chắc chắn trẻ tăng động sẽ tự tin và tiến bộ nhanh hơn khi được cha mẹ ghi nhận sự cố gắng của mình. Bạn hãy cùng con tạo một hệ thống điểm thưởng với các ngôi sao ngộ nghĩnh cùng các phần thưởng nhỏ như một cuốn truyện yêu thích, một thứ đồ chơi dễ thương hay đôi khi là một cái ôm, cái đập tay tán thành hay một chuyến đi chơi dịp cuối tuần.
Khen ngợi trẻ với người khác
Bạn đừng ngần ngại để trẻ nghe được những lời khen ngợi về mình khi có mặt người thân trong gia đình hoặc với thầy cô bởi việc làm này sẽ giúp trẻ có thêm động lực và tự tin hơn về khả năng của bản thân mình.
Khen ngợi, tán dương rất cần thiết với trẻ bị tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động rất khó tập trung chú ý nên có thể lặp lại một lỗi sai nhiều lần. Thay vì khiển trách, bạn hãy nhẹ nhàng phân tích để con hiểu ra lỗi sai này và chú ý hơn những lần sau. Bạn nên xây dựng cho trẻ một thời gian biểu chi tiết, đặt lịch nhắc nhở hoặc ghi chú cho những nhiệm vụ quan trọng, lên danh sách các bài tập về nhà của trẻ,…
Trò chuyện nhiều hơn với trẻ mỗi ngày
Cha mẹ nên hiểu rằng, bệnh tăng động là một rối loạn và trẻ bị tăng động giảm chú ý không cố ý tạo ra những hành vi thái quá đó. Bạn nên tâm sự với con mỗi ngày, khuyến khích các điểm mạnh để trở thành người bạn đồng hành cùng con khắc phục sớm chứng bệnh tăng động.
Cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với trẻ bị tăng động giảm chú ý
Đặt kỳ vọng phù hợp với trẻ tăng động
Đánh giá đúng khả năng của trẻ và đề ra những kỳ vọng phù hợp là cách để trẻ tự tin hơn khi thực hiện các mục tiêu này. Bạn không nên ép trẻ thực hiện những việc vượt quá khả năng bởi sẽ khiến trẻ căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực về bản thân nếu không đạt được.
Giúp trẻ làm quen với điều mới mẻ
Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường khó thích nghi với những thay đổi lớn trong học tập và sinh hoạt và có thể phản ứng thái quá. Bạn hãy hướng dẫn con quen dần với sự thay đổi này để trẻ hoàn thành theo từng giai đoạn.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
Trẻ tăng động thường rất tình cảm và ấm áp. Việc bạn khuyến khích trẻ giúp đỡ mọi người chính là cách để con tự tin về khả năng của bản thân rằng mình là người có ích và mọi người yêu quý con về những phẩm chất dễ mến này.
Trẻ tăng động luôn nhiệt tình giúp đỡ người khác
Dạy trẻ cách kết bạn
Việc làm quen, kết bạn của trẻ thường gặp nhiều khó khăn bởi chúng rất hung hăng và dễ cáu gắt. Bạn nên thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ cùng con, hãy “đóng vai” là những người bạn mới để dạy con cách cư xử đúng mực trong mỗi tình huống này.
Cho trẻ dùng sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát tốt chứng tăng động
Ngoài việc kiên trì giáo dục hành vi, kết hợp cho trẻ bị tăng động giảm chú ý sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có chứa thành phần thảo dược là giải pháp an toàn và hiệu quả. Trong đó, Câu đằng, An tức hương vốn là hai thảo dược quý được biết đến nhờ công dụng trấn an tinh thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, giúp giảm bớt các kích thích quá mức của vỏ não. Đây cũng chính là mục tiêu trong điều trị bệnh tăng động để cải thiện hành vi hiếu động thái quá, kém tập trung ở trẻ. Một trong những sản phẩm điển hình là cốm Egaruta được đông đảo phụ huynh tin dùng cho con để cải thiện chứng bệnh tăng động.
Lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
“Bí kíp” trị tăng động cho con của chị Nhài (Đăk Lăk)
Chị Hà (Điện Biên) chia sẻ kinh nghiệm trị tăng động hiệu quả cho con