Tic vận động – Nhận diện sớm qua những hành động nhỏ

Rate this post

Bệnh tic vận động không chỉ ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt mà còn khiến người bệnh có tâm lý mặc cảm, tự ti. Chính vì các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các hành động thường ngày nên gây khó khăn cho việc phát hiện, đặc biệt là ở trẻ em. Hãy tìm hiểu về rối loạn này qua bài viết sau để có thể nhận hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Tic vận động là gì?

Bệnh tic vận động là tình trạng liên quan đến các chuyển động ngắn, không chủ ý, xảy ra bất ngờ, tái diễn nhiều lần và người bệnh thường không kiểm soát được các triệu chứng.

Bệnh khởi phát trước 18 tuổi, thường khi trẻ từ 5 – 6 tuổi và có thể biến mất sau khoảng vài tháng hoặc hoặc kéo dài trong 4 đến 6 năm mới hồi phục. Một số trường hợp bệnh trở thành tình trạng suốt đời nếu không được điều trị.

Phân loại và triệu chứng tic vận động

Rối loạn tic vận động được chia thành tic đơn giản và tic phức tạp với các triệu chứng đặc trưng sau:

Tic vận động đơn giản

Những động tác nhanh, xuất hiện ở một nhóm cơ nhất định, chẳng hạn như:

– Ở mặt: Nháy mắt, nheo mắt, giật mí, nhếch mép, nhăn mặt, cau mày, chun mũi, lè lưỡi, giật cơ hàm.

– Ở đầu – cổ: Lắc đầu, xoay đầu, lắc cổ, gật đầu, lắc cằm

– Ở vai – tay: Nhún vai, giật ngón tay, giơ cánh tay hoặc bàn tay, xoắn tay

Ngoáy mũi, cắn ngón tay cũng là dấu hiệu của tic vận động

Ngoáy mũi, cắn ngón tay cũng là dấu hiệu của tic vận động

Tic vận động phức tạp

Những động tác dài hơn và do nhiều nhóm cơ khác nhau phối hợp thực hiện như:

– Kiễng chân, giậm chân, đá chân, nhún nhảy hoặc nhảy lên xuống liên tục.

– Vươn tay chạm vào người hoặc vật khác rồi rụt lại nhanh chóng.

– Cắn môi, cắn lưỡi, cắn ngón tay, ngoáy mũi, vuốt tóc, xoắn tóc…

– Nhại lại động tác của người khác.

– Một số người bệnh còn có các cử chỉ khiêu dâm.

Một số người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, râm ran trong cơ thể trước khi các tic xảy ra, nếu cố gắng trong nhiều trường hợp họ có thể kiềm chế được các triệu chứng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau đó các tic lại bùng nổ mạnh mẽ hơn để giải phóng cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh tic vận động

Hiện nay, nguyên nhân chính xác của tic vận động vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, bất thường của các chất hóa học trong não bộ như dopamin có thể khiến các tín hiệu thần kinh bị gửi lặp lại nhiều lần và kết quả làm xuất hiện biểu hiện của bệnh tic.

Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến di truyền, người có tiền sử gia đình mắc bệnh mạn tính hoặc co giật động kinh sẽ có nguy cơ bị tic cao hơn, tỷ lệ ở nam cao hơn nữ. Một số yếu tố khác như chấn thương, phẫu thuật vùng đầu, nhiễm độc, nhiễm trùng hay đột quỵ cũng có thể làm khởi phát các tic.

Các tic thường tồi tệ hơn khi người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, kích thích, hưng phấn, thiếu ngủ hoặc sốt cao, ngược lại, biểu hiện sẽ giảm khi ngủ hoặc tập trung chú ý vào một hoạt động hứng thú.

Biểu hiện tic vận động có thể giảm khi trẻ tập trung chú ý vào một việc gì đó

Biểu hiện tic vận động có thể giảm khi trẻ tập trung chú ý vào một việc gì đó

Nếu con bạn thường xuyên có hành động như nháy mắt, nhếch mép, lắc đầu hay nhún vai thì đừng chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu của rối loạn tic vận động. Hãy đưa bé đi khám ngay hoặc gọi đến số 0963048266 để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tic vận động

Tiêu chí để chẩn đoán rối loạn tic vận động

 

Tic vận động tạm thời

Tic vận động mạn tính

Tiêu chuẩn riêng

Tic xảy ra gần như hằng ngày nhưng không quá 12 tháng.

– Tic xảy ra gần như hằng ngày, kéo dài trên 12 tháng.

– Trong đó, không có 3 tháng liên tục nào là không bị tic.

Tiêu chuẩn chung

– Tic vận động khởi phát trước 18 tuổi.

– Các triệu chứng không phải do dùng thuốc hoặc mắc bệnh về hệ thần kinh trung ương (bệnh Huntington, di chứng viêm não…)


Điều trị tic vận động như thế nào?

Tùy vào từng biểu hiện và mức độ bệnh của trẻ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn lựa chọn một số phương pháp điều trị tic vận động như sau:

Liệu pháp hành vi – đảo ngược thói quen

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, phương pháp can thiệp hành vi toàn diện cho Tics (CBIT) đã cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh, đặc biệt là với tic tạm thời. Liệu pháp hành vi giúp người bệnh nhận thức được cảm giác “thôi thúc” trước khi rối loạn tic xảy ra và chủ động tạo ra các vận động chống lại hoặc thay thế để kiểm soát chúng. 

Thuốc tây y điều trị rối loạn tic

Thuốc giúp kiểm soát hoặc làm giảm các triệu chứng tic. Các thuốc làm giảm nồng độ hoặc hoạt tính của dopamin như haloperidol, pimozide, risperidone, tetrabenazine, fluphenazine, fluphenazine thường được sử dụng trong điều trị bệnh tic. Những thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn vận động, tư duy cùn, hoang tưởng hoặc lú lẫn. Ngoài ra, một số thuốc điều trị khác như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm hoặc tiêm độc tố botulinum cũng có thể được lựa chọn.

Thảo dược kết hợp hỗ trợ kiểm soát bệnh tic

Các thuốc tây y vẫn tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ, do vậy, việc phối hợp sử dụng các thảo dược thiên nhiên có hiệu quả tương đương mà độ an toàn cao, sẽ là xu hướng được quan tâm nhiều trong điều trị bệnh tic.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hoạt chất có trong các thảo dược Câu đằng, An tức hương ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, bổ sung dưỡng chất cho não bộ còn ổn định nồng độ Dopamin – chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến bệnh tic, từ đó giúp kiểm soát làm giảm các triệu chứng. Hiện nay, Câu đằng, An tức hương đã có mặt trong một số sản phẩm chuyên biệt giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tic do mọi nguyên nhân. Cùng lắng nghe chia sẻ của anh Tuấn (Ninh Bình) về giải pháp anh đã lựa chọn cho cậu con trai của mình qua video sau:


Chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tic hiệu quả 

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tic có dùng được cốm Egaruta không?

Kích thích não sâu

Một hoặc nhiều điện cực được cấy vào não để điều chỉnh các tín hiệu điện trong não từ đó kiểm soát các triệu chứng của tic. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro do vậy chỉ được xem xét cho số ít trường hợp rối loạn tic nghiêm trọng mà không đáp ứng với các điều trị khác.

Rối loạn tic vận động có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được khắc phục sớm nhưng nếu để trẻ lớn hơn và các triệu chứng kéo dài tới ngoài 20 tuổi thì tình trạng này có thể xảy ra suốt đời. Do vậy hãy chú ý quan sát kỹ các hành động của trẻ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn tic là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ

Phân biệt giữa trẻ tăng động giảm chú ý và rối loạn tic

DS. Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/chronic-motor-tic-disorder#outlook

https://www.nhs.uk/conditions/tics/

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận