Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng bệnh đang ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới và có thể duy trì đến tuổi trưởng thành nếu không can thiệp đúng cách. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ trong độ tuổi đi học nhưng hiện nay có xu hướng xuất hiện sớm hơn ngay ở các trẻ đang chập chững biết đi. Vậy làm sao để hiểu đúng về rối loạn này ở trẻ? Cha mẹ đừng bỏ qua bài viết hữu ích này.
Đặc điểm bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, năm 2016, số trẻ em nước Mỹ mắc chứng bệnh tăng động đã lên đến con số 6,1 triệu. Trong đó có khoảng 388.000 trẻ từ 2 – 5 tuổi, độ tuổi trẻ mới biết đi và đang học mẫu giáo.
Trước đây, theo hướng dẫn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, độ tuổi trung bình để chẩn đoán trẻ tăng động là 7 tuổi. Tuy nhiên đến năm 2011, các tiêu chuẩn này được mở rộng hơn, nhưng việc xác định bệnh tăng động ở trẻ dưới 4 tuổi vẫn là một bài toán khó cần thời gian quan sát.
Triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ mới biết đi
Trẻ mới biết đi thường rất hiếu động và ham thích khám phá xung quanh nên thường rất hiếu động và có xu hướng hoạt động nhiều hơn. Do đó, ranh giới giữa hiếu động đơn thuần và bệnh tăng động thường khó phân biệt. Biểu hiện bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ mới biết đi có những đặc điểm dưới đây:
– Trẻ hay bồn chồn, lúng túng trong nhiều hoạt động
– Trẻ hoạt động quá nhiều, thường xuyên chạy nhảy leo trèo lên các đồ vật trong nhà và di chuyển liên tục như một “động cơ điều khiển”
Trẻ tăng động giảm chú ý thường rất hiếu động
– Trẻ nói nhiều, không ngừng nghỉ mặc dù có thể chưa nói rõ lời.
– Trẻ không tập trung lắng nghe được lâu, thường làm phiền người khác bằng những phát ngôn không đúng chủ đề.
– Trẻ thường tỏ ra rất khó chịu khi phải ngồi một chỗ ngay cả trong các bữa ăn, giờ học ở lớp…
– Trẻ dễ chán nản trong các trò chơi và thường không kiên nhẫn đợi đến lượt mình.
– Trẻ khó kiểm soát cảm xúc, dễ cáu gắt, ăn vạ, đập phá đồ dùng khi không vừa ý.
– Trẻ thể hiện một số hành vi khác như: quá hung hăng khi chơi tập thể, không thận trọng với người lạ, không ý thức được các nguy hiểm nên có thể bị chấn thương và gây nguy hiểm cho người khác vì những trò nghịch ngợm thái quá.
Bệnh tăng động khi nhận biết sớm và can thiệp đúng có thể chữa khỏi để không ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Nếu thấy bé có những dấu hiệu trên, bạn hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0963048266để được tư vấn đầy đủ hơn.
Cách chẩn đoán bệnh tăng động ở trẻ mới biết đi
Để xác định bệnh tăng động trong độ tuổi này, bác sĩ sẽ căn cứ vào chia sẻ của cha mẹ và thầy cô về những hành vi của trẻ và có thể làm một số bài test để quan sát các biểu hiện của trẻ lúc đó. Việc thăm khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp loại trừ một số nguyên nhân khác như: rối loạn tư duy ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, tổn thương não bộ,…
Thực tế, chỉ chẩn đoán trẻ tăng động khi các rối loạn trên xuất hiện trong thời gian tối thiểu là 6 tháng và gặp ở mọi môi trường tiếp xúc bởi không phải trẻ cứ hiếu động, bốc đồng là bị bệnh tăng động.
Tăng động giảm chú ý cho trẻ mới biết đi điều trị ra sao?
Phương pháp trị bệnh tăng động được ưu tiên với mọi trẻ là liệu pháp giáo dục hành vi. Việc dùng thuốc tây chỉ cân nhắc với trẻ trên 6 tuổi sau khi áp dụng liệu pháp hành vi ít nhất 6 tháng nhưng chưa cải thiện nhiều bởi trẻ nhỏ thường nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc tây.
Giáo dục hành vi và những nguyên tắc
Với trẻ đang đi lớp mẫu giáo, việc giáo dục cần sự kết hợp của cha mẹ và thầy cô với mục đích: khuyến khích các hành vi tốt, kiểm soát sự hiếu động thái quá để dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Dưới đây là các hướng dẫn:
– Nhẹ nhàng và kiên nhẫn với trẻ: bạn nên kiên trì nhắc nhở trẻ và không nên đặt áp lực yêu cầu trẻ phải tiến bộ chỉ trong thời gian ngắn.
– Tạo cho trẻ thời gian biểu chi tiết về giờ giấc ăn uống, học tập, vui chơi để tạo nề nếp cho trẻ ngay từ nhỏ.
Cha mẹ nên kiên nhẫn giáo dục cho trẻ tăng động
– Tránh những phiền nhiễu khi trẻ học bằng cách tắt thiết bị điện tử, tránh tiếng ồn…
– Luôn đưa ra yêu cầu rõ ràng: với trẻ tăng động giảm chú ý trong độ tuổi này, bạn nên đưa ra những yêu cầu rõ ràng dễ hiểu để trẻ thực hiện
– Luôn nhất quán về phần thưởng và hậu quả: khi trẻ làm tốt, bạn nên khuyến khích bằng những lời tán dương, phần thưởng nhỏ. Bạn cũng nên quy ước với trẻ về các hình phạt có thể áp dụng trong một số trường hợp trẻ quá ngang bướng.
– Khuyến khích trẻ thể hiện mong muốn cá nhân trong khuôn khổ nhất định như tự chọn quần áo, giày dép khi đến trường…
– Dạy trẻ cách kết bạn: trẻ tăng động thường khó khăn khi làm quen và kết bạn, do đó cha mẹ có thể hướng dẫn con bằng cách hóa thân vào các nhân vật trong từng tình huống cụ thể để trẻ học cách giao tiếp đúng mực hơn.
– Áp dụng phương pháp time – out: khi trẻ ăn vạ đòi hỏi vô lý, bạn nên tách trẻ ra khỏi những cảm xúc tiêu cực này bằng cách yêu cầu trẻ ngồi yên tĩnh trong một vài phút, không có sự can thiệp từ bên ngoài để trẻ nhận ra lỗi sai của mình.
Phương pháp time – out xử lý khi trẻ ăn vạ
Sản phẩm hỗ trợ cho trẻ tăng động giảm chú ý
Kết hợp đồng thời giáo dục hành vi cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là giải pháp toàn diện giúp cải thiện nhanh biểu hiện bệnh tăng động giảm chú ý ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Xuất phát từ căn nguyên chính trong bệnh tăng động là sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, trong đó có chất dẫn truyền ức chế GABA, do đó mục tiêu điều trị là thiết lập lại cân bằng trong não bộ để kiểm soát hành vi và tăng tập trung chú ý.
Hướng đến mục tiêu này, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta được kết hợp các thảo dược quý như Câu đằng, An tức hương cùng một số dưỡng chất thiết yếu cho não bộ. Sản phẩm giúp trấn tĩnh thần kinh, giảm các kích thích quá mức, đồng thời làm tăng nồng độ của GABA nội sinh để giảm bớt hành vi hiếu động quá mức, giúp trẻ tập trung tốt hơn. Dưới đây là một số chia sẻ kinh nghiệm sử dụng cốm Egaruta cho trẻ tăng động:
Chia sẻ của chị Hiền Vi về hành trình trị tăng động cho cậu con trai 3 tuổi
Cốm Egaruta đã giúp con chị Hà bớt hiếu động và biết tập trung hơn
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa của mỗi người
Tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể chữa khỏi ngay từ giai đoạn sớm nếu can thiệp đúng cách. Điều quan trọng là cha mẹ nên quan tâm và theo sát từng giai đoạn phát triển của con để trở thành người bạn đồng hành giúp con sớm cải thiện hành vi tăng động.