Dấu hiệu tăng động giảm chú ý có thể khởi phát ngay từ khi trẻ mới 1 – 2 tuổi, nhưng theo các chuyên gia, độ tuổi “vàng” để nhận biết hội chứng này là khi trẻ lên 3. Vậy tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi sẽ có những biểu hiện như thế nào, chẩn đoán và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi sẽ như thế nào?
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ – National Institute of Mental Heath, các dấu hiệu chính của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi là:
Nghịch ngợm, hiếu động thái quá
– Không có khả năng ngồi yên một chỗ để ăn, uống, hay làm bất hoạt động nào cả.
– Nói nhiều, nói không ngừng nghỉ.
– Chạy nhảy liên tục, thường xuyên trèo leo, nhảy lên mọi thứ.
Thiếu tập trung, chú ý
– Không có khả năng tập trung vào bất cứ hoạt động nào.
– Dễ chán nản, bỏ dở giữa chừng.
– Không biết cách lắng nghe, thường khó hiểu nội dung câu chuyện do hay phân tâm, sao lãng.
– Gặp khó khăn khi xử lý thông tin và thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn.
Không biết cách lắng nghe là một dấu hiệu của tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Tăng động giảm chú ý nếu không sớm điều trị có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành tính cách và tương lai của trẻ. Do đó nếu con bạn có những biểu hiện trên, hãy liên hệ ngay qua số 0963048266, chúng tôi tư vấn giúp bạn cách nhận biết và điều trị hiệu quả.
Sự bốc đồng trong cả suy nghĩ và hành động
– Thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
– Thiếu kiên nhẫn với mọi việc.
– Không thể chờ đợi đến lượt mình khi tham gia các trò chơi cùng bạn bè, người thân
– Tự ý nói chen ngang khi người khác đang nói.
– Tự do nói, đưa ra những ý kiến vào thời điểm không thích hợp.
– Tự gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác do sợ hãi quá mức.
– Không thể nhảy bằng 1 chân (nhảy lò cò) vào lúc 4 tuổi.
– Có nhiều hành vi quá khích, hung hãn khi chơi cùng người khác.
Chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ ở độ tuổi lên 3 có các biểu hiện trên, nhưng vẫn không phải tăng động giảm chú ý. Cha mẹ cần thận trọng, tránh đưa ra những nhận định sai lầm gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, để chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi cần tuân thủ theo các tiêu chí sau:
– Các triệu chứng của trẻ đã xuất hiện trên 6 tháng.
– Các triệu chứng này tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau như: ở nhà, ở trên lớp, ở nơi công cộng…
– Trẻ đạt đủ điểm theo thang điểm trong bài test tăng động giảm chú ý.
Ngoài những triệu chứng của trẻ mà cha mẹ, thầy cô mô tả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên:
– Tiền sử gia đình có người thân mắc chứng tăng động giảm chú ý.
– Xét nghiệm loại trừ bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng tương tự như rối loạn trầm cảm, lo lắng; chậm phát triển ngôn ngữ; các vấn đề về giấc ngủ, tuyến giáp, thính giác, thị giác…
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Liệu pháp giáo dục hành vi
Theo các chuyên gia, giáo dục hành vi là phương pháp quan trọng trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi. Cha mẹ có thể tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia sau:
– Tạo lập thói quen làm việc theo kế hoạch: cần mô tả thật chi tiết, cụ thể, trong đó có mốc thời gian để hoàn thành công việc và yêu cầu trẻ thực hiện theo. Điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc và tập trung, chú ý hơn.
– Không la mắng, trách phạt trẻ: Thay vào đó hãy khuyên bảo, nhắc nhở nhẹ nhàng để trẻ hiểu, từ đó có những hành vi đúng đắn hơn.
– Thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ: Khi thấy trẻ có những hành vi tốt, bạn hãy khen ngợi, động viên trẻ bằng những món quà nhỏ như cuốn sách, món ăn trẻ yêu thích, một buổi đi chơi cùng gia đình,… để trẻ có động lực thực hiện những hành vi đúng đắn hơn.
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể: Trẻ tăng động giảm chú ý thường rất khó kết giao bạn bè, do đó bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi mang tính tập thể hay các hoạt động ngoài trời để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng và phát triển một cách toàn diện.
– Cùng trẻ chơi các trò chơi: Là cách để cha mẹ hiểu rõ tâm tư của trẻ, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ có thể xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.
“Chơi cùng con” giúp cải thiện hiệu quả tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Sản phẩm từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi là do sự thiếu hụt GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế, khiến não bộ trẻ luôn trong trạng thái kích thích, từ đó có những biểu hiện thiếu tập trung, nghịch ngợm, hiếu động quá mức. Tuy nhiên việc bổ sung trực tiếp GABA không đem lại hiệu quả cao bởi hoạt chất này rất khó thấm sâu vào các tế bào não.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hoạt chất Rhynchophylin được chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có khả năng kích thích cơ thể sản sinh GABA nội sinh, góp phần ổn định dẫn truyền thần kinh trong não bộ, nhờ đó giúp trẻ cải thiện hiệu quả các triệu chứng tăng động giảm chú ý mà không gây lệ thuộc nếu dùng lâu dài.
Hiện nay, Câu đằng đã được nghiên cứu kết hợp cùng thảo dược An tức hương và các thành phần bổ não như Taurine, Magie, GABA… để bào chế nên sản phẩm cốm Egaruta.
Hiệu quả của sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. Trong đó Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý giáo dục An Phúc Thành cũng có những nhận định tích cực vể lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý như sau:
Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý
Và trên thực tế, cốm Egaruta cũng là một lựa chọn ưu tiên của rất nhiều phụ huynh khi điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi. Chia sẻ của chị Hiền Vy – Quảng Nam trong video sau chính là minh chứng khách quan nhất cho những hiệu quả của sản phẩm:
Hành trình tìm cách trị tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi
Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có thể cải thiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi hiệu quả. Do đó bạn nên:
– Tăng cường thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu… bởi protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu giúp làm giảm sự hiếu động thái quá và tăng khả năng tập trung ở trẻ.
– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
– Bổ sung thực phẩm giàu acid béo Omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu… nhằm cải thiện chức năng của não bộ và các tế bào thần kinh.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, các chất phụ gia bảo quản, chẳng hạn như: bánh kẹo ngọt, pizza, bim bim, xúc xích, mỳ tôm…
– Tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi quá mức.
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thành công khi điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý 3 tuổi đó là gia đình. Bởi chỉ khi các bậc phụ huynh nhận thức rõ về chứng bệnh này và có hành động để thay đổi, thì trẻ mới mau chóng cải thiện, kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình.