Thực tế, tỷ lệ bệnh tăng động giảm chú ý ở bé trai thường cao gấp 3 -4 lần so với bé gái nên khi nói đến tăng động, bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một cậu con trai chạy nhảy, nghịch ngợm khắp nơi mà không biết rằng, ngay cả các bé gái cũng có những dấu hiệu tiềm ẩn. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận diện rõ nhất về chứng bệnh này.
Tại sao bệnh tăng động giảm chú ý ở bé gái thường khó phát hiện?
Trong bệnh tăng động, các bé trai thường thể hiện rất rõ sự hiếu động quá mức trong khi biểu hiện này ở các bé gái thường kín đáo và tinh tế hơn. Bé gái thường thiên về dạng tăng động giảm tập trung, các biểu hiện này dễ nhầm lẫn với một số rối loạn phát triển tạm thời ở trẻ như thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì, sang chấn tâm lý… Theo thống kê có đến 50- 70% bé gái bị tăng động nhưng không được chẩn đoán và điều trị kịp thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, sinh hoạt thường ngày.
Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở bé gái
Triệu chứng bệnh tăng động ở trẻ em gái thường có đặc trưng như sau:
– Luôn mơ mộng, dễ bị phân tâm: các bé gái thường bị cuốn vào những suy nghĩ mơ hồ trong khi nhìn có vẻ vẫn rất tập trung
Dễ bị phân tâm – biểu hiện tăng động giảm chú ý ở bé gái
– Nói quá nhiều: trẻ nói mọi lúc ngay cả khi được nhắc nhở nhiều lần, thường làm gián đoạn cuộc trò chuyện. Đôi khi trẻ có những lời nói quá khích ảnh hưởng đến giao tiếp
– Khả năng đọc hiểu và liên kết kém: trẻ tăng động giảm chú ý khó khăn trong việc tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau, thường hiểu sai các yêu cầu và hướng dẫn
– Mất quá nhiều thời gian làm bài tập về nhà: trẻ tăng động giảm chú ý thường hay quên và dễ bị phân tâm, thường làm việc riêng như nói chuyện, lướt web, nghịch ngợm những đồ vật xung quanh… nên thường phải thức rất muộn để hoàn thành bài tập
Bé gái bị tăng động gặp nhiều khó khăn với bài tập về nhà
– Học tập không hiệu quả mặc dù trẻ thường đầu tư nhiều thời gian hơn so với các trẻ khác
– Khó kết bạn, giao tiếp kém: không theo kịp nội dung cuộc trò chuyện, khó mở đầu câu chuyện, khó diễn đạt và bày tỏ ý kiến cá nhân nên thường bị bạn bè trêu trọc, cô lập
– Không hoàn thành nhiệm vụ: trẻ thường không đủ kiên nhẫn để hoàn thành một công việc nhất định và dễ bị sao nhãng bởi những điều mới mẻ xung quanh
– Hay quên và làm mất đồ: trẻ thường quên những vật dụng cá nhân như bút, vở, sách… và làm mất đồ hàng ngày
– Không ngăn nắp: các bé gái bị tăng động giảm chú ý luôn khiến bàn học, túi xách, phòng ngủ… trở nên bừa bộn khi không nhớ vị trí cũ của các đồ đã sử dụng
– Hay trễ giờ: khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc của trẻ rất kém, trẻ thường xuyên muộn giờ hoặc phản ứng chậm hơn trong các tình huống cấp bách
– Dễ bị thất vọng: trẻ quá nhạy cảm, lòng tự trọng dễ bị ảnh hưởng bởi điều rất nhỏ dẫn đến những cảm xúc tiêu cực
Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở bé gái cần được nhận biết và can thiệp sớm để không ảnh hưởng đến việc học của bé. Bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để được tư vấn về giải pháp tối ưu cho trẻ tăng động.
Tăng động giảm chú ý ảnh hưởng như thế nào đến các bé gái?
Theo tiến sỹ Ellen Littman – tác giả của cuốn sách “Hiểu về bệnh tăng động ở bé gái”, nếu các biểu hiện bệnh không được điều trị sớm, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương lòng tự trọng với những hậu quả như sau:
– Kết quả học tập sa sút, không tự tin với bạn bè
– Rối loạn cảm xúc: nhiều bé gái bị tăng động giảm chú ý “âm thầm” đối phó với những khó khăn này và thường áp đặt suy nghĩ tiêu cực cho rằng mình kém cỏi, lâu dần khiến trẻ luôn lo âu, áp lực kéo dài dẫn đến căng thẳng mạn tính, trầm cảm
– Rối loạn cảm giác: nhiều trẻ gặp tình trạng “cuồng ăn”, trẻ ăn quá nhiều như để giải tỏa tâm trạng
– Gia tăng những hành vi tiêu cực: làm tổn thương bản thân, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội…
Bệnh tăng động giảm chú ý dù là ở bé trai hay bé gái cũng cần quan tâm đúng để nhận biết sớm các triệu chứng. Và trong điều trị bệnh tăng động ở trẻ, liệu pháp giáo dục hành vi kết hợp các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt có nguồn gốc từ thảo dược chính là giải pháp tối ưu cho trẻ.
Bạn có thể quan tâm:
Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
Điều trị và nuôi dạy trẻ tăng động chưa bao giờ đơn giản đến thế
Cốm Egaruta – giải pháp thảo dược giúp trẻ tăng tập trung, bớt hiếu động
Ds. An Chu
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/315009.php
http://theconversation.com/fourteen-signs-your-daughter-may-have-adhd-86377
https://www.understood.org/en/learning-attention-issues/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-in-girls
https://www.healthline.com/health/adhd/adhd-in-girls
Cháu 14 tuổi, từ nhỏ đã có biểu hiện tăng động đồng thời cũng giảm chú ý nhưng tăng động chiếm phần đông hơn. Sau khi đến giai đoạn dậy thì thì cháu bắt đầu giảm biểu hiện tăng động đi, trầm hơn hẵn thay vào đó thì mức độ giảm chú ý ngày càng tăng lên. Bình thường thì cháu rất tập trung, nhưng dần dần cháu ngày càng bị mất tập trung, học bài dù là môn cháu thích, bài dễ học nhưng cháu lại học không vào được, có học vào thì cực kì lâu. Khi nhìn lên giáo viên đang giảng bài thì ban đầu cháu rất tập trung nhưng một tí thì cháu lại nhìn vào điểm không xác định trên bảng, cháu thường xuyên đi trễ, khó sắp xếp thời gian, không thể hòa vào các công việc tập thể, nói năng thì không thể trình bày theo ý mình, ngôn ngữ thường xuyên bị loạn nói ra mấy từ vô nghĩa không hợp lí, trong đầu nghĩ ra một cụm từ nhưng lại đọc nói theo hướng từ phải sang. Không biết có phải biểu hiện thực sự của bệnh không ạ? Vì thấy đa phần chỉ đề cập đến mấy em nhỏ chứ chẳng thấy bài nào đề cập đến bệnh này ở tuổi dậy thì cả, phải chăng đây có liên quan đến dậy thì? Có nên đi khám không ạ? Chi phí như nào ạ? Khi khám thì phải làm xét nghiệm gì ạ?
Chào bạn Anh Hoa,
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn hành vi gặp phổ biến ở trẻ từ 3 – 11 tuổi, tuy nhiên cũng có một tỷ lệ rất nhỏ người trưởng thành mắc bệnh và thường xảy ra do sự tiếp nối bệnh từ khi còn bé. Đúng như bạn chia sẻ, các biểu hiện như khả năng tập trung kém, dễ phân tâm lơ đãng trong học tập, không thể ngồi yên khi nghe giảng bài… là triệu chứng của tăng động giảm chú ý, nhưng đó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra như rối loạn mất tập trung, rối loạn lo âu, căng thẳng stress quá mức, thiếu ngủ… Do vậy, nếu bạn thấy tình trạng này xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng trực tiếp tới học tập và cuộc sống hằng ngày của con, bạn nên dành thời gian đưa con đến chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.
Thông tin về các địa chỉ thăm khám tăng động uy tín, mời bạn tham khảo trong bài viết sau.
https://roiloantangdong.com/bai-viet/danh-sach-dia-chi-tham-kham-tang-dong-giam-chu-y
Về chi phí thăm khám cụ thể, mời bạn vui lòng liên hệ hotline của bệnh viện mà bạn dự định cho bé thăm khám để biết thêm chi tiết. Sau khi thăm khám nếu đúng là do rối loạn tăng động giảm chú ý, bên cạnh tuân thủ dùng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta.
Các thành phần An tức hương, Câu đằng cùng hoạt chất sinh học trong sản phẩm có tác dụng an thần, trấn kinh và cung cấp các dưỡng chất bổ não từ đó giúp cải thiện sự tập trung, chú ý, ghi nhớ, quản lý hành vi cảm xúc tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cốm Egaruta trong bài viết sau:
https://roiloantangdong.com/bai-viet/com-egaruta-lua-chon-toi-uu-nhat-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y
Nếu cần hỗ trợ thêm gì, bạn hãy liên hệ lại với chúng tôi theo số 0963.048.266 để được tư vấn trực tiếp.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Con tôi 13 tuổi; học lớp chuyên văn. Chỉ dành thời gian học môn văn; còn các môn khác không tập trung nghe giảng, không chép bài đầy đủ, mất tập trung không chú ý trong giờ học; đặc biệt là môn toán, lý.
Chào bạn Uyên Nguyễn,
Thực tế, việc cháu dành nhiều thời gian để học môn văn mà không chuyên tâm, chú ý vào các môn khác, đặc biệt là các môn học tự nhiên như toán, lý có thể là do sở thích, tích cách của cháu kết hợp với môi trường học tập gây ra mà không phải là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý. Bởi vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy từ từ khuyên răn con thêm, trò chuyện với con nhiều hơn cũng như trao đổi với các thầy cô trên lớp để tìm hiểu rõ nguyên nhân và định hướng cho cháu.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0963.048.266, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé và gia đình sức khỏe!