Xã hội ngày càng phát triển kéo theo số lượng trẻ mắc tăng động giảm chú ý ngày càng nhiều khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Mặc dù đa phần tăng động giảm chú ý không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nếu thực hiện được những lời khuyên trong bài viết dưới đây, con bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.
Chăm sóc đúng cách cho người mẹ trong thời kỳ mang thai
Mọi sinh hoạt của người mẹ trong thời kỳ mang thai sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ và nhiều trường hợp mắc tăng động giảm chú ý là do thói quen không tốt từ mẹ. Bởi vậy, lời khuyên của các chuyên gia cho các mẹ bầu là:
– Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
– Không sử dụng rượu bia, ma túy, cà phê và các chất kích thích khác.
– Tránh xa khói thuốc lá trong suốt thai kỳ vì nếu mẹ hút thuốc khi mang thai sinh con có nguy cơ bị tăng động cao gấp hai lần các trẻ khác.
– Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, bởi nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ phơi nhiễm với chì có nguy cơ tăng động giảm chú ý rất cao.
– Thăm khám bác sĩ thường xuyên.
– Bổ sung đầy đủ acid folic và sắt để tránh khuyết tật ống thần kinh.
– Không lạm dụng paracetamol và các loại thuốc khác nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị phát sóng điện tử như điện thoại di động, wifi,…
– Duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ.
Thiết lập cho trẻ chế độ ăn khoa học giúp hạn chế nguy cơ tăng động giảm chú ý
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng từ khi còn nhỏ tốt cho mọi trẻ, kể cả trẻ có bị tăng động giảm chú ý hay không. Các chuyên gia cho rằng loại bỏ những loại thực phẩm chứa nhiều chất tạo màu nhân tạo, hương liệu, chất bảo quản, đường có thể hạn chế tình trạng trẻ hiếu động, dễ bị kích động, đồng thời nhận thấy sự tập trung của trẻ tốt hơn. Thay vào đó nên tăng cường các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt nạc, trứng, dầu oliu, dầu nành, rau xanh, trái cây…
Chế độ ăn uống khoa học có thể hạn chế nguy cơ tăng động giảm chú ý
Nếu con bạn có biểu hiện hiếu động quá mức, kém tập trung, bạn có thể cho con sử dụng cốm Egaruta – sản phẩm thảo dược giúp con tránh nguy cơ tiến triển thành tăng động giảm chú ý. Liên hệ số điện thoại 0963048266 để được tư vấn chi tiết.
Tạo cho trẻ thói quen vui chơi, học tập theo lịch trình
Cha mẹ nên thiết lập cho con một thời gian biểu cụ thể trong ngày, chẳng hạn như giờ thức dậy, thời điểm ăn sáng, trưa, tối và các bữa phụ, thời gian chơi hay làm bài tập, giúp bố mẹ công việc về nhà, giờ xem tivi, giờ đi ngủ… Điều này sẽ giúp trẻ tập trung chú ý hơn với một công việc nhất định trong thời gian dài.
Bạn cũng nên dành ra một khoảng không gian yên tĩnh để cho con làm bài tập về nhà sau mỗi giờ học. Nếu con hiếu động và kém tập trung, bạn có thể cho con nghỉ giải lao 5 – 10 phút để giúp bé hào hứng và bớt chán nản khi học.
Giáo dục hành vi tương tự với cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Các nhà khoa học tin rằng bạn có thể tác động tới sự phát triển của con bằng cách áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi ngay cả khi trẻ không bị tăng động. Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:
Bước 1. Thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con
Nên dành thời gian cho con thông qua các hoạt động vui chơi, học tập để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm của trẻ, kịp thời giúp trẻ giải quyết những khó khăn gặp phải.
Bước 2. Khen ngợi tích cực nếu trẻ làm đúng
Khi được khen ngợi vì cư xử tốt, trẻ sẽ tích cực làm những hành động đúng nhiều hơn. Vì vậy, bạn nên dành cho con những lời động viên, khích lệ về những hành vi tốt của trẻ ít nhất 5 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể khuyến khích con tích điểm để được nhận phần thưởng. Ngoài việc dùng lời nói khen tặng, bạn có thể đưa ra những phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ như đi chơi công viên, ăn món ăn yêu thích… Tuy nhiên, bạn phải cho con nhận thấy rằng không phải thực hiện hành động đúng chỉ để nhận phần thưởng mà để bản thân được tốt hơn.
Cha mẹ nên thưởng cho trẻ những chuyến đi chơi nếu trẻ làm được việc tốt
Bước 3. Xử lý khi trẻ làm sai
Bạn cần kiên nhẫn giải thích cho con về những hành vi xấu một cách rõ ràng, hậu quả của những hành vi đó và có thể phạt trẻ bằng cách không chơi cùng hoặc yêu cầu trẻ thực hiện một nhiệm vụ khác.
Bạn không nên quá khắc nghiệt với con vì trách phạt hoặc la mắng nặng nề có thể khiến trẻ sinh ra tâm lý bất mãn, chống đối về sau. Bạn có thể viết ra quy tắc, hậu quả và phần thưởng và dán ở nơi con bạn có thể nhìn thấy. Với trẻ nhỏ, bạn có thể vẽ hoặc in hình ảnh giúp trẻ dễ ghi nhớ hơn.
Dạy trẻ cách tập trung, chú ý từ nhỏ
Bạn có thể cho con chơi các trò chơi như xếp hình, giải câu đố để xây dựng kỹ năng chú ý ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bạn cũng có thể đọc truyện cho con nghe để giúp con chú ý, đồng thời gắn kết tình cảm với con.
Hạn chế cho con tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc tiếp xúc với ti vi, điện thoại di động, máy tính… có thể khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sẽ hiếu động và ưa những trò bạo lực hơn các trẻ khác. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên trẻ dưới 18 tháng tuổi nên ít xem ti vi, từ 2 – 5 tuổi không nên xem quá 1 giờ mỗi ngày. Thay vào đó nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để trẻ phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về các phương pháp phòng ngừa chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, các bậc phụ huynh có thể lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa tại video sau:
Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa chứng tăng động ở trẻ
Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả nếu các bậc phụ huynh hiểu rõ và áp dụng các phương pháp trong bài viết trên một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích để các bậc phụ huynh có thể chăm sóc, bảo vệ con tốt nhất.