Tăng động giảm chú ý: 7 tình huống có thể khiến bạn phán đoán sai bệnh!

Bé leo trèo, chạy nhảy và không thể ngồi yên trong lớp học?

không thể hoàn thành bài tập, hay gặp khó khăn ngay cả khi thầy cô hướng dẫn?

Bé thiếu khả năng sắp xếp, tổ chức công việc và thường lơ đễnh, hay quyên?

Liệu có phải bé nhà bạn đã mắc chứng tăng động giảm chú ý rồi không?

Trước khi đi đến một kết luận cuối cùng, hãy xem xét những nguyên nhân không phải tăng động giảm chú ý nhưng có thể gây ra các biểu hiện tương tự, bởi như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé sửa chữa và điều chỉnh hành vi của mình.

1. Mất nước khiến não bộ của trẻ hoạt động chậm hơn

Não bộ cần nước để làm việc. Khi thiếu nước, các chất hóa học trong não sẽ hoạt động kém hiệu quả, điều này khiến trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ bị suy giảm.

Do vậy, mỗi khi cảm thấy suy nghĩ của trẻ không được thông suốt, hãy khuyên trẻ uống 1 ly nước. Và để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ nước, hãy khuyến khích trẻ uống nước trước hoặc giữa mỗi bữa ăn.

2. Chế độ ăn uống không đầy đủ sẽ làm giảm khả năng tập trung chú ý

Nếu bạn cảm thấy trẻ có biểu hiện chán nản, buồn ngủ, không tập trung chú ý hoặc mơ hồ, nhầm lẫn mọi thứ, đây có thể do lượng đường trong máu bị suy giảm. Lúc này, trẻ cần được bổ sung lại bằng một bữa ăn lành mạnh hoặc một số đồ ăn vặt, chẳng hạn như: salad rau bina với cá hồi và bơ, một ít hạt óc chó… Chúng có thể giúp trẻ tập trung, hưng phấn hơn. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều đồ ngọt, não bộ có thể hoạt động chậm trở lại.

Xem thêm: Top thực phẩm giúp trẻ sớm cải thiện khả năng tập trung chú ý

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể khiến trẻ chán nản, buồn ngủ, thiếu tập trung...

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có thể khiến trẻ chán nản, buồn ngủ, thiếu tập trung…

Nếu con bạn thường xuyên nghịch ngợm, hiếu động, thiếu tập trung giống với chứng tăng động giảm chú ý, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0963048266 để được tư vấn về cách nhận biết cũng như các phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay!

3. Caffeine khiến trẻ bồn chồn, lo lắng

Một chút caffein mỗi ngày có thể giúp tăng sự tập trung, tỉnh táo, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, chúng có thể gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, đồng thời gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, điều này cũng có thể làm trẻ mất tập trung, chú ý trong học tập, sinh hoạt hằng ngày. Caffein được tìm thấy nhiều trong socola và một số loại thuốc giảm đau đầu cũng như cà phê, trà đen, trà sanh, nước ngọt và nước uống tăng lực.

4. Thiếu ngủ gây giảm khả năng ghi nhớ, dễ mắc sai lầm hơn

Khi không được ngủ đủ giấc, khả năng phán đoán, học tập và ghi nhớ cũng sẽ bị suy giảm, điều này khiến trẻ dễ dàng mắc sai lầm. Và đây cũng là triệu chứng điển hình của chứng tăng động giảm chú ý.

Lúc này, trẻ cần dành thời gian để não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, tự sửa chữa. Đồng thời, để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

– Tạo một không gian ngủ thoải mái, phòng thoáng đãng nhằm giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

– Hạn chế ăn quá no trước khi đi ngủ.

– Khuyên trẻ nên tập thể dục thường xuyên, vừa sức hàng ngày

– Có thể giảm thời gian ngủ trưa để khuyến khích giấc ngủ về đêm của trẻ.

5. Căng thẳng quá mức có thể gây giảm trí nhớ

Stress, căng thẳng là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp phải những tác động không tốt từ bên ngoài. Trẻ có thể gặp rắc rối ở trường, lớp, tranh cãi với bạn bè, thầy cô, căng thẳng với ba mẹ, anh chị em trong nhà. Còn với người lớn thì càng nhiều vấn đề khiến họ phải lo lắng hơn, chẳng hạn như áp lực công việc, gia đình hay các mối quan hệ xã hội. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây tổn thương trí nhớ của trẻ.

Giải pháp lúc này là hãy cố gắng giúp trẻ thoải mái tâm lý, thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, đi dạo, tập yoga hoặc làm một việc gì đó yêu thích để quên đi nỗi lo lắng.

6. Bị bắt nạt có thể khiến trẻ trở nên căng thẳng hơn

Thường xuyên bị mọi người bắt nạt có thể gây căng thẳng, stress quá mức, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ, nhất là những lời đe dọa qua email, tin nhắn, chát trực tuyến trên website – nơi mà nhiều người có thể khuếch đại mọi thứ từ “con kiến trở thành con voi”.

Trong trường hợp này, bạn nên trò chuyện nhiều hơn về những điều đang xảy ra với trẻ và hãy giúp trẻ xây dựng sự tự tin để chống lại những kẻ đang bắt nạt mình.

Bị bắt nạt trực tuyến qua tin nhắn, email,… có thể khiến trẻ căng thẳng, stress quá mức

Bị bắt nạt trực tuyến qua tin nhắn, email,… có thể khiến trẻ căng thẳng, stress quá mức

7. Tài năng hơn những trẻ khác có thể ảnh hưởng tới hành vi của trẻ

Với một số trẻ có chỉ số IQ cao hoặc có năng khiếu trong nhiều lĩnh vực, chúng thường hay chán nản, bốc đồng hơn so với những trẻ khác. Chúng có thể nhìn một cách “vô hồn” ra ngoài cửa sổ, hoặc thường xuyên nói chuyện trong giờ học. Chính vì có năng khiếu nên chúng sẽ trở nên hách dịch và khó khăn khi kết bạn bởi được xem như là “kẻ biết tuốt”. Chúng không thích những luật lệ, chống lại tất cả mọi người và có xu hướng gây rối.

Lúc này, bạn cần gặp gỡ, trao đổi với giáo viên của trẻ. Họ sẽ là những người hiểu rõ về những vấn đề đằng sau hành vi không đúng và biết cách điều chỉnh hành vi đó tốt hơn.

Con bạn mắc chứng tăng động giảm chú ý khi nào?

Những hành vi cho thấy, sự thiếu tập trung chú ý hoặc quá hiếu động, bốc đồng ở trẻ được xem là triệu chứng tăng động giảm chú ý nếu:

– Các biểu hiện bắt đầu trước 12 tuổi.

– Biểu hiện này kéo dài hơn 6 tháng, lặp lại ở nhiều môi trường khác nhau, cả ở nhà và ở trường học.

– Nhiều biểu hiện xảy ra đồng thời, xen kẽ lẫn nhau

– Ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các nguyên nhân có thể khiến trẻ có các biểu hiện tương tự như tăng động giảm chú ý, từ đó có những nhận định chính xác về tình trạng của trẻ, tránh lo lắng thái quá mà chẩn đoán sai, gây ảnh hưởng tới việc điều chỉnh hành vi của trẻ.

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý

Cách giáo dục hành vi đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Kinh nghiệm điều trị tăng động giảm chú  ý cho con ngay tại nhà

DS. Cao Thủy

Nguồn tài liệu:

https://www.webmd.com/add-adhd/childhood-adhd/adhd-symptoms-not-medical-causes#1

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Qúy Phú
      Qúy Phú
      3 Năm Trước

      Tăng động giảm chú ý chữa hết đc không ah, 1 hộp bao nhiêu tiền

      Mai Lam
      Mai Lam
      3 Năm Trước

      Bé 3 tuổi bị tăng động thì dùng với liều như thế nào ?

      Dung Thùy
      Dung Thùy
      3 Năm Trước

      Tăng Động Giảm Chú Ý ở TPHCM thì mua ở đâu vậy

      Hùng,
      Hùng,
      4 Năm Trước

      Con tôi 4 tuổi, cháu bị tăng động, hay nghịch và thiếu tập trung. xin hỏi tôi phải điều trị ntn?

      Nguyễn Nga,
      Nguyễn Nga,
      4 Năm Trước

      Bé nhà tôi 6t, có dấu hiệu hơi TĐ. Tôi muốn mua thử cốm Egaruta cho bé uống. Vui lòng cho biet 1hộp bn gói và uống liều lượng ra sao?

       Duyên,
      Duyên,
      5 Năm Trước

      Toi co be gai 6 tuoi chau chuan bi vao lop 1 nhung kho Ngu , chau chay nhay k he biet met, Nhong nheo hay cau cau toi thuc su rat met . Cho hoi chau co bi tang dong k

      Hiền,
      Hiền,
      5 Năm Trước

      chào bs con em năm nay 8 tuổi ,Cháu bị tăng động giảm chú ý , BS tư vấn giúp em ah

      Dung Phạm,
      Dung Phạm,
      5 Năm Trước

      con mình rất dễ nổi cáu Và vứt các đồ chơi khi mà ko theo ý của cháu và cháu rất mất tập trung .tư vấn giúp tôi ah

      Hải An,
      Hải An,
      5 Năm Trước

      Bé nhà mình năm nay học lớp 6 , nhưng khi đi học hay làm bất cứ 1 việc gì cháu đều không tập trung, vậy cháu dùng liệu có được không ạ?

      Thái Hà,
      Thái Hà,
      6 Năm Trước

      Con trai cháu năm nay 8 tuổi rất hay nổi cáu Và vứt các đồ chơi khi mà ko theo ý của cháu đồng thời cháu rất mất tập trung .cháu nhà mình có uống được cốm này ko vậy. và mình ở hà nội thì mua ở hiệu thuốc nào