Chào bạn Trang,
Chúng tôi rất hiểu những lo lắng của bạn khi bé 2 tuổi rưỡi bị chậm nói, ít tương tác. Để giúp con cải thiện ngôn ngữ thì trước tiên cha mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
Tại sao bé chậm nói?
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ bao gồm:
– Bất thường ở cơ quan phát âm: do khiếm khuyết ở các cơ quan phát âm, phổ biến nhất là tật dính thắng lưỡi, sứt môi,…
– Vấn đề thính lực: nhiều trường hợp bé bị chậm nói là do nghe kém, phản ứng chậm có liên quan đến một số bệnh như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa,…
– Trẻ sinh non, thiếu tháng: những trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi thường có nguy cơ cao gặp một số rối loạn như chậm nói, chậm phát triển,…
– Trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử: việc xem quá nhiều tivi, điện thoại sẽ khiến trẻ tách biệt với thế giới xung quanh, hạn chế khả năng học hỏi và tiếp nhận ngôn ngữ mới
– Sang chấn tâm lý: trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với các kích thích tâm lý mạnh nên nếu con thường xuyên bị quát mắng, dọa nạt sẽ có xu hướng khép mình, ít tương tác, ít giao tiếp
– Thiếu hụt sự quan tâm của gia đình: nếu cha mẹ không thường xuyên trò chuyện, đọc sách cho con nghe sẽ khiến vốn từ của con bị hạn chế và không được chỉnh sửa những phát âm sai
– Một số rối loạn như tăng động giảm chú ý, tự kỷ,…
– Thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh: phổ biến nhất là do thiếu GABA dẫn đến các rối loạn hoạt động điện não, cản trở sự tập trung chú ý và tiếp thu ngôn ngữ của con
Tại sao bé chậm nói: Điểm danh những nguyên nhân phổ biến
Trường hợp bé nhà mình 2 tuổi rưỡi chậm nói, mới chỉ nói được ít từ đơn thì có thể là do sinh non đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngôn ngữ của bé. Tuy nhiên cũng chưa loại trừ các nguyên nhân khác.
Vì vậy, để có kết luận chính xác tại sao bé chậm nói thì bạn nên đưa con đi khám sớm tại chuyên khoa nhi để phát hiện sớm và xử lý những bất thường về môi, lưỡi, thính lực (nếu có),… từ đó có hướng can thiệp đúng cho con.
Bạn có thể tham khảo thêm về các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ qua bài viết:
Trẻ chậm nói và những điều cha mẹ không thể chủ quan
Làm thế nào để giúp con nói sõi hơn?
Thay vì lo lắng tại sao bé chậm nói thì để giúp con cải thiện vốn từ và khả năng ngôn ngữ, bạn và gia đình cần bình tĩnh và kiên trì áp dụng theo những cách sau đây:
– Thường xuyên trò chuyện để tăng tương tác với con
– Dành nhiều thời gian đọc sách, đọc thơ, hát cho con nghe
– Dạy con những từ đơn giản nhất, ngay cả những đồ vật hàng ngày
– Giúp con gia tăng vốn từ, bắt đầu bằng các từ đơn sau đó dần dần ghép thành các từ đôi, từ ba
– Diễn tả mọi hành động bằng lời nói: khi cùng con làm bất kỳ điều gì, cha mẹ hãy tường thuật lại bằng lời nói để giúp con tăng vốn từ
– Tạo ra môi trường học nói vui vẻ để con thấy hào hứng
– Liên tục bổ sung những từ ngữ mới bằng cách ghép thêm các từ ngữ miêu tả cùng các từ con đã nói sõi chẳng hạn như con gà thành con gà đáng yêu, bông hoa thành bông hoa xinh đẹp,…
Song song với các liệu pháp tự nhiên này, bạn nên cho con kết hợp sử dụng những sản phẩm hỗ trợ có chứa các dưỡng chất như GABA, Taurin, Magie giúp tăng cường khả năng tư duy, ghi nhớ để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Một trong những sản phẩm được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con là sản phẩm cốm Egaruta kết hợp đầy đủ cả GABA, Taurine, Magie cùng hai thảo dược quý là Câu đằng, An tức hương. 90% phụ huynh có con bị chậm nói hoặc tăng động chậm nói đều phản hồi là con nói năng lưu loát hơn, nói sõi hơn chỉ sau 2 – 3 tháng sử dụng cốm.
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một trong số rất nhiều phụ huynh qua video:
Bí quyết giúp con nói sõi, tương tác tốt nhờ cốm thảo dược
Với bé nhà mình 2 tuổi rưới, bạn nên cho con dùng cốm với liều 1 gói/ngày chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, kiên trì một đợt tối thiểu từ 3 – 6 tháng. Bạn có thể tham khảo thông tin về sản phẩm qua bài viết:
Lợi ích của cốm Egaruta với trẻ chậm nói
Chắc chắn rằng khi hiểu rõ tại sao bé chậm nói và can thiệp kịp thời sẽ giúp con sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ để hào hứng khám phá thế giới hơn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến số hotline 0963.048.266, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!