Rối loạn tic là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho trẻ nhỏ

Con bạn thường xuyên chớp mắt, lắc đầu liên tục hay phát ra những tiếng rít thất thường? Đừng chủ quan! Bởi đó là những dấu hiệu cảnh báo rối loạn tic – chứng bệnh gặp ở 5-10 % trẻ nhỏ hiện nay. Vậy rối loạn tic là bệnh gì? có ảnh hưởng thế nào đến học tập và thể chất của trẻ? Giải pháp điều trị nào tối ưu? Cùng tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tic là gì?

Rối loạn tic là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại, không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là tic vận động, xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là tic âm thanh.

Triệu chứng của rối loạn tic

Rối loạn tic vận động và tic âm thanh có các biểu hiện khác biệt như sau:

Rối loạn tic vận động

– Biểu hiện ở mắt: Chớp mắt, nhấp nháy mắt, nheo mắt, giật mí mắt, đảo mắt liên tục

– Biểu hiện ở đầu mặt: giật cơ hàm, cơ miệng – nhếch mép, lắc đầu, xoay đầu, nhăn mặt, chun mũi, lè lưỡi

– Biểu hiện ở vai, tay: nhún vai, vẫy bàn tay, giật ngón tay, giật cánh tay, vuốt tóc, xoắn tóc liên tục, chạm vào người hoặc vật rồi rụt lại nhanh chóng,…

– Biểu hiện ở chân: giậm chân tại chỗ, đá chân, nhảy lên xuống, nhún nhảy liên tục

Rối loạn tic âm thanh

– Ho, khạc, hắng giọng

– Ngáp

– Khịt mũi, hỉ mũi

– Tặc lưỡi

– Thở rít lên, gầm gừ

– Nhại âm thanh động vật như tiếng chó sủa, lợn kêu, thậm chí là nhại lại lời người lớn nói

– Nói tục, chửi bậy

– Lặp đi lặp lại những từ hay câu vô nghĩa

Rối loạn tic vận động và âm thanh có thể xảy ra độc lập hoặc song song với nhau. Trong trường hợp cả 2 dạng tic này xuất hiện đồng thời trên 1 năm sẽ được gọi bằng tên khác là hội chứng Tourette – căn bệnh nguy hiểm cần trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.

Nháy mắt, nheo mắt liên tục là triệu chứng điển hình của rối loạn tic ở trẻ

Nháy mắt, nheo mắt liên tục là triệu chứng điển hình của rối loạn tic ở trẻ

Khi nhận thấy con có những biểu hiện của rối loạn tic, đừng lo lắng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số: 0963048266 để được tư vấn các giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Nguyên nhân gây rối loạn tic

Cho đến nay, nguyên nhân thực sự gây rối loạn tic vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, đột biến gen và sự thay đổi nồng độ một số hoạt chất sinh học trong não như Dopamin, Glutamin, Serotonin có thể gây khởi phát căn bệnh này.

Rối loạn tic hay gặp ở những trường hợp: chấn thương đầu, nhiễm trùng, ngộ độc thuốc, phẫu thuật vùng đầu… Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ sau đây cũng được cho là có thể gây rối loạn tic ở trẻ:

– Tâm trạng căng thẳng, lo lắng thường xuyên

– Mắc chứng tăng động giảm chú ý

– Trầm cảm, tự kỷ

– Áp lực học hành, thi cử

– Chậm nói, chậm phát triển trí tuệ

– Ngủ ít, khó ngủ, mất ngủ

Rối loạn tic có nguy hiểm không?

Rối loạn tic xuất hiện trước 18 tuổi, thường bắt đầu từ tuổi lên 5, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Phần lớn chỉ mang tính chất tạm thời và tự biến mất trong khoảng 1 năm. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có 20% trường hợp phát triển nặng thành dạng mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến học tập, sức khỏe và giao tiếp xã hội của trẻ.

Cụ thể, trẻ bị rối loạn tic lâu ngày sẽ tự ti, phiền muộn, không hòa đồng, không tập trung và hứng thú khi học tập, chậm phát triển về ngôn ngữ, đồng thời trẻ hay khó ngủ, chán ăn, bỏ bữa, không nghe lời người lớn, từ đó dễ phát sinh các chứng bệnh khác như: rối loạn tâm thần, trầm cảm, tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

Để hiểu rõ hơn về những khó khăn, thử thách và những ảnh hưởng của chứng rối loạn tic với trẻ, phụ huynh có thể theo dõi video sau:


Những khó khăn trẻ mắc hội chứng tourtte thường gặp và cách khắc phục hiệu quả

Các phương pháp chữa rối loạn tic đang áp dụng hiện nay

Đối với rối loạn tic tạm thời thường không cần điều trị. Tuy nhiên đối với rối loạn tic mạn tính ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ thì cần điều trị bằng liệu pháp hành vi, thuốc hoặc kích thích não sâu.

Liệu pháp đảo ngược hành vi

Trẻ được yêu cầu đứng trước gương để thực hiện mô phỏng lại các cử động giống như triệu chứng rối loạn tic của mình. Lâu dần, các cử động này sẽ trở thành một thói quen trẻ có thể kiểm soát chứ không phải là một rối loạn nữa.

Thuốc điều trị rối loạn tic

Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay là:

– Thuốc chống động kinh

– Tiêm botox

– Thuốc giãn cơ

– Thuốc làm giảm Dopamin

– Thuốc chống trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các loại thuốc này có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ, do vậy, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro khi sử dụng.

Thuốc tây trị rối loạn tic có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thuốc tây trị rối loạn tic có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ 

Kích thích não sâu

Kích thích não sâu thường được chỉ định khi trẻ không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Trong phương pháp này, một thiết bị chạy bằng pin được cấy ghép vào não. Các xung điện phát ra từ thiết bị này có tác dụng ngăn cản các dẫn truyền bất thường trong não – nguyên nhân gây ra các triệu chứng tic.

Mẹo giúp trẻ sớm khắc phục được chứng rối loạn tic

Đối với các trẻ mắc chứng rối loạn tic, bên cạnh các biện pháp chăm sóc, giáo dục thông thường, các bậc cha mẹ còn cần chú ý một số điều sau:

– Tạo thói quen hoạt động cho trẻ bằng cách lập thời gian biểu rõ ràng, cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ

– Tạo điều kiện cho trẻ theo đuổi sở thích và tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh.

– Tránh tạo áp lực, căng thẳng và lo lắng cho trẻ: Cha mẹ luôn kỳ vọng con mình học hành giỏi giang, tuy nhiên bạn không nên ép trẻ học cũng như đặt quá nhiều kỳ vọng để tránh tạo áp lực tâm lý cho trẻ.

– Tránh đánh mắng trẻ: Vì như vậy sẽ khiến trẻ luôn lo lắng, căng thẳng, nảy sinh tâm lý chống đối và khiến rối loạn tic nặng hơn.

– Thông báo cho người thân, giáo viên, bạn bè biết về tình trạng bệnh của trẻ, để trẻ được quan tâm, giúp đỡ kịp thời và tránh những phản ứng bất ngờ, cười đùa, quá khích, sợ hãi hay miệt thị, xa lánh trẻ. 

Điều trị chứng rối loạn tic cho trẻ không hề đơn giản. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy dành chút ít thời gian theo dõi video chia sẻ của chuyên gia dưới đây để hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị hiệu quả chứng bệnh này ở trẻ: 

Hướng dẫn cách nhận biết và trị rối loạn tic hiệu quả

Giải pháp ngăn ngừa chứng rối loạn tic an toàn và hiệu quả tối ưu

Theo các nhà khoa học, nồng độ hoạt chất Dopamin tăng cao trong não có liên quan mật thiết đến rối loạn tic. Việc sử dụng thuốc tây để giảm nồng độ chất này lại không phải là ý kiến hay do nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Do vậy, xu hướng mà nhiều cha mẹ tìm đến hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định nồng độ Dopamin, thông qua đó giải quyết hiệu quả các triệu chứng rối loạn tic cho trẻ.

Với sự kết hợp các thảo dược quý, an toàn, lành tính như An tức hương, Câu đằng, cốm Egaruta là sản phẩm điển hình được nhiều cha mẹ tin dùng nhất. Đã có rất nhiều trẻ nhờ sử dụng sản phẩm này đều đặn mà chỉ sau vài tháng, các biểu hiện bất thường do rối loạn tic đã giảm bớt đáng kể. Trường hợp con anh Tuấn (Ninh Bình) trong video dưới đây là một ví dụ.

Xem thêm:

Cốm Egaruta – Giải pháp cho trẻ rối loạn tíc và tăng động giảm chú ý

Rối loạn tic và tăng động giảm chú ý – Giống nhau, khác nhau như thế nào?

Chứng rối loạn tic nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời, hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bởi vậy, ngay khi thấy con có những biểu hiện nghi ngờ rối loạn tic, phụ huynh cần sớm đưa con đi khám để chẩn đoán chính xác căn nguyên và có hướng xử trí kịp thời, tránh hình thành bất cứ “tật xấu” nào cho trẻ.

DS. Trần Huyền

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317950.php

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      22 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Nguyễn Loan
      Nguyễn Loan
      4 Năm Trước

      Chào bác sỹ, bé nhà e 5 tuổi. Mấy tháng nay bé nháy mắt liên tục, chun mũi và há miệng, e tưởng bé bị cận cho đi đo mắt thì chỉ bị viễn thị nhẹ uống thuốc và nhỏ mắt nhưng không khỏi( bé rất it khi xem tv, điện thoại ạ). Mấy hnay bé còn ngửa cổ và gật cổ nhẹ. Như vậy có phải bé bị tic không ạ. Rất mong được bsy tư vấn, e cảm ơn bác sỹ

      Ngọc Bích,
      Ngọc Bích,
      4 Năm Trước

      ” Thưa bác sĩ, em nhà em bị nháy mắt liên tục mấy ngày nay vì xem điện thoại khá nhiều vậy có phải bị tic ko ạ cho em giải pháp lời khuyên với ạ”

      Hâ
      4 Năm Trước

      Chào bác sĩ con em 23 tháng tuổi nửa tháng nay bé có biểu hiện nháy mắt liên tục đôi khi lè lưỡi. Có hôm bé không bị. Con em có tiền sử sốt có giật nữa ạ. Có phải con em bị tục vận động không ạ

      Mây,
      Mây,
      5 Năm Trước

      Con nhà mình bị nháy mắt có lúc chớp liếc ngang có phải rối loạn tic ko, ko biết uống có khỏi ko ak

      Trần Tuyết Hạnh
      Trần Tuyết Hạnh
      5 Năm Trước

      Xin chào bác sỹ, con em bị cả 2 dạng tích vận động và tích âm thanh. Năm nay cháu 12 tuôi mà biểu hiện bệnh càng tăng cứ giật cả người và miệng cứ kêu ứ mỗi khi giật . Cháu đã khám ở bệnh viện nhi và Bạch mai nhưng bác sỹ cũng chỉ kết luận là tích vận động và cũng chỉ cho loại thuốc Haloperidol 1,5 mg và giheptal 1200mg nhưng vẫn ko khỏi. E cũng biết đến thuốc cốm egaruta và cũng đã cho cháu uống vẫn ko giảm. Xin bác sỹ tư vấn giúp gia đình e. Xin trân thành cám ơn bác sỹ.

       nguyễn Loan,
      nguyễn Loan,
      5 Năm Trước

      con e bị tăng động nhờ bác sĩ tư vấn giúp cháu ah , cháu có dùng cốm Egarruta được không a?

      Khanh,
      Khanh,
      5 Năm Trước

      Chào b, bé nhà mình bị rối loạn tíc, đang sd thuốc Haloperidol & Danapha-Trihex thì sd kết hợp Cốm Egaruta đc ko ạ?

      Thái Hà,
      Thái Hà,
      5 Năm Trước

      Con nhà em năm nay 9 tuổi cháu đi khám tại bv Bạch mai. BS chuẩn đoán cháu bị rối loạn Tic. Biểu hiện của cháu là giật cơ bụng, nấc thành tiếng. BS đã kê thuốc Ripetdal về cho uống với liều dùng 1/3 viên vào mỗi buổi tối. Uống được gần 1 tháng nhưng không thấy đỡ.tư vấn giúp tôi ah

      Tình
      Tình
      6 Năm Trước

      Tic âm thanh có dùng cốm đc k ạ?

      THANH
      THANH
      6 Năm Trước

      Nếu trẻ bị tăng động giảm chú ý dạng trội về giảm chú ý thì thuốc này có hiệu quả k?

      Thân Khanh
      Thân Khanh
      6 Năm Trước

      Chào b, bé nhà mình bị rối loạn tíc, đang sd thuốc Haloperidol & Danapha-Trihex thì sd kết hợp Cốm Egaruta đc ko ạ?