Rối loạn ngôn ngữ là một rào cản lớn khiến trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như sớm nhận biết và có hướng can thiệp kịp thời giúp con yêu cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, kiểm soát hành vi, cảm xúc hiệu quả.
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Rối loạn ngôn ngữ là một khiếm khuyết khiến trẻ khó tiếp nhận, thấu hiểu lời người khác hoặc giảm khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua ngôn từ. Đồng thời trong giao tiếp, trẻ khó có thể sử dụng đúng từ ngữ để diễn đạt thành một câu hoàn chỉnh.
Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng trẻ khó tiếp nhận và thấu hiểu lời người khác
Mối quan hệ giữa rối loạn ngôn ngữ và tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ là hai bệnh lý thường đi kèm với nhau. Theo nhiều số liệu thống kê cho thấy, trên 50% trẻ tăng động giảm chú ý gặp các vấn đề về ngôn ngữ như chậm nói, rối loạn ngôn ngữ.
Những trẻ này đều rất nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng và thiếu tập trung chú ý, do vậy khả năng học hỏi từ những người xung quanh để gia tăng vốn từ, cách phát âm,… cũng kém đi, bởi vậy kỹ năng ngôn ngữ sẽ giảm sút. Trong khi đó, những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp nhiều khó khăn để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, học hành sa sút, khiến trẻ dễ bị tự ti, lâu dần sinh ra tâm tính nóng nảy, cáu gắt vô cớ và làm tăng các biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám về tăng động giảm chú ý và rối loạn ngôn ngữ?
Dấu hiệu cha mẹ nên để tâm rõ nhất là khi trẻ nghịch ngợm, hiếu động quá mức, hay bốc đồng, nóng nảy, khó kiểm soát hành vi và không tập trung chú ý trong học tập, sinh hoạt thường ngày.
Đồng thời, nếu trẻ không thể đạt được các mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ dưới đây, bạn nên sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời, bởi có thể trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý kèm rối loạn ngôn ngữ.
Trẻ 7 tháng – 1 năm
Kỹ năng nghe và hiểu
– Thích chơi trò ú òa, biết quay đầu và hướng về phía có âm thanh.
– Lắng nghe khi được bạn nói chuyện và nhận biết từ chỉ các vật thông dụng như “cốc”, “giầy”, “sách”…
Kỹ năng nói
– Bi bô các nhóm âm thanh ngắn và dài, ví dụ: “tata bibibibi” và biết dùng lời nói hay âm thanh mà không phải tiếng khóc để được chú ý.
– Dùng các động tác để giao tiếp (vẫy tay, bám tay đòi bế) và bắt chước nhiều âm thanh lời nói khác nhau.
– Nói được 1 hay 2 từ (bà, mẹ, chó…) khi một tuổi, mặc dù các âm thanh này còn chưa rõ ràng.
Trẻ 7 tháng – 1 tuổi đã có thể lắng nghe người lớn kể chuyện
Trẻ 2 – 3 tuổi
Kỹ năng nghe và hiểu
– Hiểu sự khác biệt giữa các từ đối lập (trong – ngoài, lớn – nhỏ, trên – dưới) và thực hiện một lúc hai yêu cầu như: Cầm cuốn sách và đặt lên bàn cho mẹ.
– Có thể ngồi nghe cha mẹ đọc chuyện lâu hơn và tỏ ra thích thú.
Kỹ năng nói
– Nói được thành từ khi nhắc đến mọi vật mà trẻ biết và dùng các câu có 2 hay 3 từ để thể hiện ý muốn hoặc yêu cầu.
– Dùng các phụ âm k, g, t, d ,n và người thân đã có thể hiểu đa số những điều bé nói.
– Thường yêu cầu hay hướng sự chú ý tới đồ vật bằng cách gọi tên chúng.
– Thường xuyên hỏi “Vì sao?” nhưng có thể bị nói lắp một số âm hoặc từ.
Trẻ 3 – 4 tuổi
Kỹ năng nghe và hiểu
– Nghe tiếng bạn gọi từ phòng bên cạnh và có thể nghe tiếng tivi ở cùng mức độ to nhỏ như những thành viên khác của gia đình.
– Hiểu được các từ chỉ một số màu sắc như màu đỏ, xanh, vàng,..; các từ chỉ một số hình dáng như hình tròn, hình vuông và các từ về gia đình như anh, chị, ông, bà, cô, chú.
Kỹ năng nói
– Kể chuyện ở trường hay ở nhà bạn và những chuyện xảy ra trong ngày, có thể dùng khoảng 4 câu cùng lúc, đồng thời người lớn hiểu được bé nói gì.
– Bé có thể trả lời các câu hỏi đơn giản “Ai?”, “Cái gì?”, “Ở đâu?” vàđặt ra cáccâu hỏi “Khi nào” và “Thế nào”.
– Dùng các đại từ nhân xưng như tớ, bạn, chúng mình, các bạn ấy.
– Sử dụng rất nhiều câu có 4 từ trở lên, ví dụ như: con muốn ăn bánh,…và có thể nói dễ dàng, không phải lặp lại các vần hay từ.
Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của chị Thúy (TP HCM) trong video sau để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm trẻ chậm nói, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập trong tương lai của trẻ:
Bí quyết giúp trẻ hết chậm nói, tập trung chú ý và học tập tốt hơn
Trẻ 4 – 5 tuổi
Kỹ năng nghe và hiểu
– Hiểu các từ khó hơn như thứ nhất, tiếp theo, cuối cùng,.. và các từ chỉ thời gian như hôm qua, hôm nay, ngày mai,…
– Tuân thủ các chỉ dẫn dài hơn, ví dụ “Con cất đồ chơi, đánh răng rồi chọn một cuốn truyện để mẹ đọc cho nghe nhé”.
– Nghe và hiểu hầu hết những điều được nói ở nhà và ở trường.
Kỹ năng nói
– Nói được tất cả các âm trong từ. Có thể phát âm sai một số âm khó như l, s, r, v.
– Trả lời được câu hỏi “Con vừa nói gì vậy?”.
– Nói chuyện mà không cần lặp lại các âm hay các từ.
– Biết đọc tên các chữ cái và số.
– Kể được một câu chuyện ngắn.
– Có thể duy trì một cuộc hội thoại.
– Thay đổi cách nói tùy theo người nghe và môi trường. Có thể dùng câu đơn giản hơn khi nói với các em bé hoặc nói to hơn khi ở ngoài đường.
Trẻ 4 – 5 tuổi đã có thể trả lời câu hỏi “Con vừa làm gì thế?”
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý kèm rối loạn ngôn ngữ
Điều trị tích cực chứng tăng động giảm chú ý là cách tốt nhất để giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động, tăng khả năng tập trung chú ý và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ. Trẻ có thể được chỉ định tham gia trị liệu ngôn ngữ liên tục 1 – 2 buổi/tuần tại bệnh viện hoặc trung tâm, kết hợp sử dụng thuốc và kết hợp giáo dục hành vi cho con tại nhà, cụ thể:
– Giao tiếp với con càng nhiều càng tốt: Khi trẻ còn nhỏ hãy hát hoặc mở nhạc cho trẻ nghe, mô tả những gì bạn thấy khi lái xe máy hoặc đi siêu thị, đồng thời lắng nghe con và tạo thật nhiều cơ hội để trẻ trả lời những câu hỏi của bạn.
– Cùng trẻ đọc sách: Hãy biến việc đọc sách thành những trải qua thú vị, lôi cuốn. Bạn nên cùng trẻ thảo luận về những bức tranh, ảnh trong sách. Nên khuyến khích con tưởng tượng ra kết thúc khác của câu chuyện. Khi đọc sách cho con nghe bạn cũng nên đọc thật diễn cảm để thu hút và tạo sự hào hứng cho trẻ.
– Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, thắc mắc: Sau đó bạn cần trả lời thật ngắn gọn, dễ hiểu.
– Dành thời gian chơi cùng trẻ: Qua các trò chơi, trẻ có thể cải thiện được nhiều kỹ năng như giao tiếp, xử lý tình huống, kiên nhẫn,… do vậy cha mẹ nên chơi cùng con, nhất là những trò chơi cần nhiều sự tương tác giữa người tham gia.
– Tạo cơ hội để trẻ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa: Điều này sẽ giúp con có cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với mọi người, nhờ đó cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.
– Chia sẻ với thầy cô về tình trạng của trẻ: Hãy cùng giáo viên xây dựng các phương pháp dạy học cho trẻ, khuyến khích trẻ phát biểu ý kiến, xây dựng bài, đọc bài trước lớp,…
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tăng động giảm chú ý nếu sớm được phát hiện và can thiệp kịp thời, trẻ vẫn có thể phát triển ngôn ngữ và cải thiện hành vi bình thường như mọi trẻ khác. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy nhấc máy gọi điện hoặc Zalo qua số 0963.048.266 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tuyến.
Nói thật có con bị chứng bệnh này nếu mẹ không kiên trì thì rất khó, luôn phải ở bên con, chơi với con, học hành ăn ngủ đòng hành cùng con, con nhà mình vừa rối loạn ngôn ngữ, vừa tăng động, khổ lắm các mẹ ạ
Chào bạn Yến Hương,
Chúng tôi rất thấu hiểu và cảm thông với những lo lắng của bạn, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bởi rối loạn tăng động giảm chú ý không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
Đối với chứng bệnh này thì việc giáo dục hành vi cho trẻ là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay và phương pháp này rất cần đến sự kiên trì và nhẫn nại từ phía gia đình, để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện nhanh hơn các biểu hiện tăng động giảm chú ý đang gặp, bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, bốc đồng; giúp bé biết kiểm soát hành vi, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, chú ý tốt hơn.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé sức khỏe!
Nói thật có con bị chứng bệnh này nếu mẹ không kiên trì thì rất khó, luôn phải ở bên con, chơi với con, học hành ăn ngủ đòng hành cùng con, con nhà mình vừa rối loạn ngôn ngữ, vừa tăng động, khổ lắm các mẹ ạ
Chào bạn Yến Hương,
Chúng tôi rất thấu hiểu và cảm thông với những lo lắng của bạn, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bởi rối loạn tăng động giảm chú ý không phải là chứng bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.
Đối với chứng bệnh này thì việc giáo dục hành vi cho trẻ là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu hiện nay và phương pháp này rất cần đến sự kiên trì và nhẫn nại từ phía gia đình, để giúp bé từ từ cải thiện các hành vi tốt dần lên. Bên cạnh đó, để giúp bé cải thiện nhanh hơn các biểu hiện tăng động giảm chú ý đang gặp, bạn nên tham khảo cho con sử dụng sớm cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Sản phẩm có thành phần gồm các thảo dược An tức hương, Câu đằng và hoạt chất sinh học bổ não giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định dẫn truyền thần kinh, từ đó giảm bớt biểu hiện nghịch ngợm, bốc đồng; giúp bé biết kiểm soát hành vi, cảm xúc và tăng cường khả năng tập trung, chú ý tốt hơn.
Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể gọi trực tiếp qua điện thoại hoặc zalo số 0972.032.029, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết giúp bạn.
Chúc bé sức khỏe!