Rối loạn cảm xúc ở trẻ tăng động: Cách nhận biết và trị hiệu quả!

Ngoài biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, thiếu tập trung,… thì rối loạn cảm xúc được xem là một vấn đề đáng lo ngại ở trẻ tăng động giảm chú ý. Bởi lẽ, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, sự phát triển của trẻ, rối loạn cảm xúc còn khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc là tình trạng gây ra sự thay đổi, không ổn định về cảm xúc, khiến người bệnh có thể đột ngột chuyển từ trạng thái vui vẻ, hưng phấn sang tâm trạng ưu sầu, buồn phiền, ức chế hoặc trầm cảm và nhiều khi nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực.

Đây là một rối loạn tâm thần thường khởi phát ở trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi, nhưng hiện nay có rất nhiều trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, đặc biệt là trẻ tăng động giảm chú ý.

Rối loạn cảm xúc có thể khởi phát ở trẻ nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Rối loạn cảm xúc có thể khởi phát ở trẻ nhỏ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc tới trẻ tăng động giảm chú ý

Mỗi trẻ tăng động giảm chú ý sẽ có tính cách khác nhau, một số trẻ khá thoải mái, mạnh mẽ, độc lập, nhưng một số khác lại bộc trực, bốc đồng, nỏng nảy. Tuy nhiên, điểm chung ở những trẻ này là đa phần đều gặp chứng rối loạn cảm xúc, khiến trẻ dễ mất bình tĩnh, thường la hét, cáu gắt khi không được đáp ứng yêu cầu.

Trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái buồn phiền, lo lắng, u sầu không rõ nguyên nhân hoặc phấn khích, kích động quá mức và có xu hướng “mắc kẹt” trong những cảm xúc này một thời gian dài, không thể thoát ra được.

Nếu không sớm được kiểm soát, rối loạn cảm xúc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Nhiều trẻ dần trở nên cáu bẳn, khó gần, ít bạn bè hơn. Thậm chí, trẻ có thể bị mọi người xung quanh hiểu nhầm là “trẻ hư” hoặc đánh giá sai về nhân cách, thái độ. Những biểu hiện này sẽ theo trẻ đến tuổi trưởng thành và gây cản trở đến sự thành công trong sự nghiệp của trẻ.

Giống như câu chuyện của con trai chị Mút (Đồng Nai), mắc chứng tăng động kèm chậm phát triển, khiến còn thường có hành vi quá khích. Không chỉ cáu gắt vô cớ, con còn tự làm đau chính mình, hết cào cấu tay chân, đến đập đầu vào tường, nền nhà. Và để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của rối loạn cảm xúc tới trẻ cũng như cách để khắc phục hiệu quả, bạn có thể lắng nghe chia sẻ tại video sau:


Giúp con bớt nóng nảy và kiểm soát tốt những hành động quá khích

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc ở trẻ tăng động giảm chú ý

Triệu chứng rối loạn cảm xúc ở mỗi trẻ tăng động là khác nhau, có trường hợp khó kiềm chế tức giận, căng thẳng, nhưng một số khác lại phải “đấu tranh” để thoát khỏi cảm giác buồn chán, u uất.

Dưới đây là những biểu hiện rối loạn cảm xúc điển hình ở trẻ tăng động cần được lưu ý:

– Thường xuyên cảm thấy buồn chán, thất vọng, bất lực, thiếu tự tin.

– Lo lắng thái quá chỉ vì những điều nhỏ nhặt.

– Khó có thể bình tĩnh khi khó chịu hoặc tức giận.

– Dễ bị tổn thương hoặc cảm thấy bị xúc phạm, ngay cả khi bị trách mắng nhẹ nhàng.

– Dễ mất hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích.      

– Gặp khó khăn khi bắt đầu và duy trì các mối quan hệ.

– Tự làm tổn thương chính mính hoặc người xung quanh.

– Nảy sinh suy nghĩ hoặc có ý định tự tử.

Rối loạn cảm xúc ở trẻ tăng động là sự buồn chán, thất vọng, thiếu tự tin

Rối loạn cảm xúc ở trẻ tăng động là sự buồn chán, thất vọng, thiếu tự tin

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý, kiểm soát cảm xúc, hành vi ở trẻ hiệu quả, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo với chúng tôi theo số 0963.048.266 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.


Cách giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Chứng rối loạn cảm xúc gây cản trở nhiều tới cuộc sống của trẻ tăng động giảm chú ý, không chỉ khiến trẻ khó có những mối quan hệ bạn bè lâu dài, mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập, tính cách và tâm lý của trẻ. Bởi vậy, để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt nhất, phụ huynh nên:

– Tránh phản ứng thái quá với cảm xúc của trẻ, bởi điều này sẽ càng khiến trẻ khó kiểm soát hơn. Hãy tạo cơ hội để trẻ được chia sẻ cảm xúc tức giận, khó chịu,… của mình, đồng thời thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu nhằm xoa dịu bớt những cảm xúc đó.

– Ngay khi thấy trẻ đang “ngập chìm” trong những suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy hỏi rõ lý do tại sao trẻ như vậy, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp trẻ sớm vui vẻ, thoải mái trở lại.  

– Chia sẻ những suy nghĩ của bạn về cảm xúc của trẻ, chẳng hạn bạn có thể nói với trẻ rằng: “Bố/mẹ không biết điều gì khiến con khó chịu, bực bội như vậy, nhưng điều này là không tốt với con. Bố/mẹ rất muốn giúp con, hãy kể với bố mẹ chuyện gì đã xảy ra khi con cảm thấy sẵn sàng nhé”

– Đưa trẻ ra ngoài trời, nơi thoáng đãng, có nhiều cây xanh khi cảm xúc của trẻ không được tốt. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn.

– Khuyến khích trẻ thường xuyên luyện tập yoga, ngồi thiền, hít sâu – thở chậm,… hoặc tham gia các môn thể thao như học võ, tập bơi, đạp xe,… nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần.

Ngoài ra, để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, hành vi, bớt nghịch ngợm, bốc đồng, phụ huynh có thể tham khảo kết hợp sử dụng Tpbvsk cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, ổn định hoạt động điện não, cốm Egaruta giúp trẻ giảm bớt biểu hiện hiếu động, biết kiềm chế cảm xúc và nâng cao sự tập trung, chú ý hiệu quả.

Ngay từ khi có mặt trên thị trường cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ tăng động giảm chú ý thoát khỏi chứng bệnh này, sớm kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn:

Chia sẻ bí kíp trị tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Xem thêm:

Cập nhật các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ mới nhất

10 cách đối phó với sự hiếu động, bốc đồng ở trẻ

Cảm xúc cũng là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, không chỉ tích cực điều trị chứng tăng động giảm chú ý, phụ huynh cũng nên luôn thể hiện sự quan tâm, yêu thương và thấu hiểu những cảm xúc, khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó giúp con mạnh mẽ “đối mặt” với chúng.

DS. Thủy Tiên

Nguồn tham khảo:

https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-and-emotions-what-you-need-to-know

https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-mood-swings

https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/add-adhd/adhd-and-emotions-what-you-need-to-know

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/adhd/Pages/Mood-Disorders-ADHD.aspx

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 230.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 360.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 330.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      0 Bình luận
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận