Lời giải cho những băn khoăn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

“Có hay chăng bệnh tăng động giảm chú ý?” Một câu hỏi mà khiến rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối và không thể tự lý giải được cho những hành động nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục của chính con em mình. Thực tế, tăng động là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn về thần kinh, biểu hiện hoàn toàn khác so với hiếu động thông thường, rất phổ biến ở những trẻ trong độ tuổi từ 3 cho đến 11, chiếm 5% số trẻ hiện nay.

Tăng động giảm chú ýbệnh gì? Có bao nhiêu loại tăng động?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là sự rối loạn phát triển ở trẻ, thể hiện với những hành vi hiếu động quá mức, có thể kèm theo khả năng tập trung, chú ý kém dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể sẽ ảnh hưởng không tốt tới những phát triển về thể chất, tinh thần lẫn tính cách của trẻ.

Tùy vào các biểu hiện cụ thể mà người ta chia bệnh tăng động làm ba dạng chính, bao gồm dạng trội về hiếu động thái quá, dạng trội về khả năng tập trung chú ý kém và dạng phối hợp cả hai – nghĩa là trẻ vừa tăng hiếu động thái quá, vừa giảm tập trung chú ý – đây là dạng phổ biến nhất nhất ở các trẻ hiện nay.

Trẻ tăng động khác với hiếu động đơn thuần như thế nào?

Dù là bệnh tăng động hay hiếu động đơn thuần, trẻ đều thể hiện là một đứa rất thông minh và có chỉ số IQ cao, tuy nhiên những hành vi nghịch ngợm ở chúng có những điểm rất khác nhau, cha mẹ có thể phân biệt qua hình ảnh dưới đây:

Nếu con bạn mắc chứng tăng động giảm chú ý, đừng vội lo lắng, hãy tham khảo cho con sử dụng cốm Egaruta để giúp con sớm điều chỉnh hành vi của mình. Bạn có thể liên hệ số 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Cách nào giúp chẩn đoán bệnh tăng động chính xác?

Ngoài những biểu hiện nhận biết ban đầu, bạn nên đưa trẻ đến các chuyên khoa Nhi hoặc Tâm bệnh để được thăm khám và kiểm tra mức độ bệnh. Một số tiêu chuẩn dưới đây có thể giúp việc chẩn đoán bệnh được cụ thể và chính xác nhất:

Tiêu chí 1.Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng

Tiêu chí 2. Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng tăng động – bồng bột trong ít nhất là 6 tháng

– Không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong mọi việc.

– Khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý, tập trung vào một việc nào đó

– Không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.

– Không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà, công việc mà cha mẹ hay thầy cô giao phó.

– Khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức, kỷ luật.

– Né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài

– Hay để thất lạc những vật dụng cần hàng ngày như bút, sách vở, đồ chơi…

– Dễ dàng bị phân tâm bởi các yếu tố từ bên ngoài.

– Hay quên làm các công việc hằng ngày, kể cả việc đánh răng, rửa mặt…

+ Tăng động

– Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi.

– Thường rời bỏ chỗ ngồi trong các tình huống đòi hỏi phải ngồi yên.

– Chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp

– Khó tham gia các trò chơi hoặc hoạt động giải trí

– Luôn di chuyển hoặc hành động như thể “đang lái môtô”.

– Nói quá nhiều.

+ Bồng bột:

– Buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong.

– Khó chờ đợi đến lượt mình.

– Làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác

Cha mẹ có thể điều trị tăng động giảm chú ý cho con bằng cách nào?

Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau có thể thể tác động giúp trẻ sớm điều chỉnh hành vi và giảm biểu hiện tăng động quá mức.

Điều trị tăng động bằng thuốc

Các bác sỹ sẽ lựa chọn loại thuốc tác động lên hệ thần kinh phù hợp nhất với con của bạn. Một số thuốc điển hình đó là methylphenidate, amphetamine,.. thúc đẩy làm tăng hàm lượng dopamine trong não, giúp cải thiện nhận thức, tâm trạng và các nhiệm vụ liên quan tới sự chú ý. Tuy nhiên các thuốc này lại có khá nhiều tác dụng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt , nhức đầu, mất ngủ, giảm cân… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do vậy, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn và hiếm khi lựa chọn trong giai đoạn đầu điều trị.

Điều trị tăng động không phụ thuộc thuốc

Phương pháp giáo dục hành vi dành cho trẻ tăng động

– Thường thì những trẻ bị tăng động sẽ khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ, trẻ có thể chậm nói, hay nói ngọng, không kiểm soát được tốc độ nói của mình. Khi đó cha mẹ cần kiên nhẫn hơn với con trẻ, từ từ chỉnh sửa cho con mà không quát mắng với trẻ.

– Có thưởng và có phạt trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ nên có những phần thưởng nhỏ, lời khen ngợi để khuyến khích khi trẻ hoàn thành tốt công việc. Ngược lại có hình phạt nhẹ nhàng khi trẻ làm sai, lưu ý là tránh trừng phạt quá nặng.

– Cha mẹ nên trao đổi với thầy cô để nhận được sự giúp đỡ trong việc giáo dục hành vi cho trẻ. Nên đề nghị để trẻ được ngồi bàn đầu tiên nhằm tránh sự phân tâm bởi hoạt động của các bạn phía trên.

– Cha mẹ chỉ nên hứa hẹn khi chắc chắn có thể làm được, bởi vì trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ thất vọng và chán nản, và từ đó có những suy nghĩ tiêu cực. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao ngoài trời hoặc tập luyện các môn võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động an toàn với trẻ nhỏ

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, sự sụt giảm nồng độ GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não bộ là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Vì vậy việc bổ sung GABA sẽ rất cần thiết để giúp trẻ kiểm soát tốt chứng bệnh này.

GABA là một chất rất khó qua được hàng rào máu não, bởi vậy, thay vì bổ sung trực tiếp, cha mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm thảo dược có khả năng thúc đẩy tăng cường GABA nội sinh. Hai trong số các loại thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ chính là Câu đằng và An tức hương. Ngoài tác dụng điều chỉnh rối loạn của hệ thần kinh, thảo dược còn giúp làm tăng cường nồng độ GABA trong não bộ, giúp trẻ sớm điều chỉnh hành vi, tăng khả năng tập trung chú ý. Đã rất nhiều trẻ cải thiện được chứng tăng động nhờ sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, lắng nghe chia sẻ qua đoạn clip dưới đây:

Chứng tăng động ảnh hưởng như thế nào đến tính cách của trẻ?

Những đứa trẻ mắc chứng tăng động thường rất sáng tạo, trực quan và đầy năng lượng. Khi trưởng thành, chúng sẽ là người rất rộng lượng và hào phóng, khá hài hước và có khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Nếu được hướng dẫn tốt, những người này có thể trở nên cực kỳ thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, họ thường gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, nhất là những vấn đề không thích thú. Chính những biểu hiện bốc đồng và hiếu động quá mức sẽ gây phiền phức cho người khác, đôi khi ảnh hưởng đến sự thăng tiến và phát triển sự nghiệp sau này.

Thực phẩm nào tốt cho trẻ tăng động giảm chú ý?

Một số thực phẩm sẽ rất tốt cho trẻ tăng động, cha mẹ có thể lựa chọn bổ sung cho con qua các bữa ăn hàng ngày:

– Thực phẩm chứa protein : đậu , phô mai, trứng sữa, hải sản,…

– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ : các loại đỗ, rau chân vịt, bơ, lê, súp lơ xanh, rau chân vịt, cam, chuối, ngũ cốc,…

– Thực phẩm giàu Omega 3 từ cá

– Thực phẩm chứa sắt, kẽm và magie: thịt bò, thịt gà, sữa, cua, tôm,….

DS. Cao Thủy

Nguồn tham khảo:

http://www.drhallowell.com/add-adhd/top10questions/

http://www.chadd.org/understanding-adhd/about-adhd/frequently-asked-questions-about-adhd.aspx

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hải Anh
      Hải Anh
      2 Năm Trước

      Con em 29 tháng tuổi cũng có biểu hiện của bệnh tăng động tư vấn giúp em

      Phán Trần
      Phán Trần
      2 Năm Trước

      Cháu tôi bị tăng động giảm chú ý , cháu 5 tuổi tư vấn giúp tôi

      Nương đoàn
      Nương đoàn
      3 Năm Trước

      Bệnh tăng động có chữa được không ah, bé 4 tuổi bị tăng động thì uống cốm này như thế nào ?

      Trần Thêu
      Trần Thêu
      3 Năm Trước

      con tôi năm nay 4 tuổi bị chứng rối loạn tăng động phổ tự kỷ ,bé đang đi học can thiệp , cho tôi hỏi bé có dùng được cốm không?

      Liên Phạm
      Liên Phạm
      3 Năm Trước

      Cháu tôi năm nay 5 tuổi đi học hay đánh bạn và nghịch luôn chân luôn tay , có phải cháu bị tăng dộng không ah

      Thanh Tâm,
      Thanh Tâm,
      4 Năm Trước

      Con mình 36 tháng mà suốt ngày bé quậy phá ,nghich luôn chân luôn tay

      Minh Thư,
      Minh Thư,
      4 Năm Trước

      Con tôi 4 tuổi, bác sĩ chẩn đoán cháu bị tăng động giảm chú ý. cháu nghịc luôn chân luôn aty ,Tư vấn giúp tôi ah

      Hoang Mai,
      Hoang Mai,
      5 Năm Trước

      Mình muốn tìm lớp học cho bé nhà mình 4tuổi, tăng động giảm chú ý, mình đang wor thanh xuân hà nội , tư vấn giúp mình

      Bích,
      Bích,
      5 Năm Trước

      Tôi muốn hỏi con tôi ko phải tăng động nhưng bé hoạt động khá nhiều, ngủ cũng ko đc ngon giấc và ko tập chung khi tôi dạy 1 điều gì đó thì con có dùng được cốm egaruta này ko? . Xin tư vấn giúp

      Phượng.
      Phượng.
      6 Năm Trước

      Mình muốn mua trực tiếp ở đau? Bé nhà mình chậm nói có uống DC k