Hướng dẫn cách tự chẩn đoán tăng động giảm chú ý tại nhà

Rate this post

Ước tính có tới 5% số trẻ em hiện nay gặp phải hội chứng tăng động giảm chú ý và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng và luôn tự hỏi liệu có phải con mình đã mắc phải hội chứng này không?. Những hướng dẫn từ các chuyên gia thuộc Hiệp hội thần kinh – tâm thần Hoa Kỳ dưới đây sẽ giúp cha mẹ có thể tự chẩn đoán tăng động giảm chú ý cho con tại nhà.

Tiêu chí chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ

Nếu đạt cả 4 tiêu chí dưới đây có thể khẳng định trẻ có mắc hội chứng tăng động giảm chú ý.

Tiêu chí 1: Trẻ xuất hiện ít nhất 6 triệu chứng trong từng nhóm dưới đây, kéo dài trong tối thiểu 6 tháng:

Nhóm 1

Nhóm 2

1. Thường không chú ý đến yếu tố chi tiết, cụ thể khi làm việc gì đó và hay gặp sai lầm do bất cẩn.

1. Luôn cử động chân tay, ngọ nguậy, quay trước sau mà không ngồi yên một chỗ.

 

2. Không thể chú ý, tập trung lâu dài trong bất cứ việc gì, kể cả khi đang chơi. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp đặc biệt lại tập trung quá mức bình thường nếu trẻ làm một việc yêu thích hoặc chơi điện tử, xem tivi…

2. Thường thấy khó chịu nếu phải ngồi cố định và luôn có xu hướng rời khỏi chỗ ngồi.

 

3. Không lắng nghe và đáp lại lời người khác khi nói chuyện trực tiếp, kể cả khi giao tiếp với người lớn.

3. Thường xuyên chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp. Một số trẻ hay leo trèo lên cao như bàn ghế rồi nhảy xuống,… mà không ý thức được hành động đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân mình.

4. Thường không tuân thủ các quy tắc chung, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, dễ chán và bỏ dở giữa chừng để chuyển sang cái khác.

4. Khó ngồi chơi một thứ gì lâu và yên lặng trong suốt quá trình đó.

 

5. Gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, thời gian biểu, mặc dù đã được cha mẹ hướng dẫn trước đó.

5. Thường xuyên trong tình trạng đang di chuyển hoặc ngồi vận động trong tư thế “lái mô tô”.

6. Hay tránh né hoặc không thích những nhiệm vụ đòi hỏi phải tư duy, phân tích, kiên trì và nỗ lực như làm bài tập…

6. Nói quá nhiều tới mức khiến người xung quanh cảm thấy phiền phức.

 

7. Hay đánh rơi, làm mất hoặc để lẫn các đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập hay đồ chơi

7. Hấp tấp, thường trả lời cắt ngang trước khi người khác nói xong.

 

8. Dễ bị phân tâm bởi các vấn đề không liên quan ở bên ngoài. Chỉ một tiếng động đi lại, nói chuyện hoặc tiếng tivi là có thể khiến trẻ quên đi việc đang làm.

8. Khó khăn trong những tình huống phải chờ đợi tới lượt của mình. Thậm chí nhiều trẻ còn bực tức, hung hăng, kêu gào, đánh lại người khác khi không hài lòng việc gì đó.

9. Hay quên thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

9. Thường hay làm phiền người khác.

Nếu các triệu chứng của trẻ rơi vào nhóm 1, trẻ gặp phải chứng tăng động giảm chú ý trội về dạng thiếu chú ý. Còn nếu biểu hiện ở nhóm 2, trẻ tăng động giảm chú ý dạng trội về hiếu động quá mức. Ngoài ra, còn một dạng thứ 3 là kết hợp của cả hai dạng trên. Đây cũng là dạng tăng động giảm chú ý thường gặp nhất.

Nếu thấy con mình có các triệu chứng của tăng động giảm chú ý, Hãy thực hiện bài test chẩn đoán chính xác cho trẻ TẠI ĐÂY hoặc chủ động gọi điện thoại/Zalo tới số 0963048266 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Tiêu chí 2: Các triệu chứng của trẻ phải xuất hiện trước 7 tuổi. Tuy nhiên, với trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý nhóm 1 thường không được chẩn đoán cho đến khi trẻ 7 tuổi là thời điểm bắt đầu đi học lớp 1.

Tiêu chí 3: Biểu hiện phải xảy ra ở ít nhất hai môi trường, ví dụ cả ở nhà và ở trường.

Tiêu chí 4: Có sự thay đổi rõ ràng theo chiều hướng xấu về mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh hoặc kết quả học tập sa sút.

Việc quan sát các biểu hiện thường ngày của trẻ rất quan trọng trong việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Ngoài giúp cha mẹ tự chẩn đoán, điều này cũng rất hữu ích để giúp các bác sĩ xác định tình trạng của trẻ một cách chính xác nhất.

Quan sát các biểu hiện của trẻ rất quan trọng trong chẩn đoán tăng động giảm chú ý

Chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở người lớn như thế nào?

Tăng động giảm chú ý ở người lớn thường là kết quả của một quá trình bị bệnh từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán sẽ khó khăn hơn do sự hiếu động quá mức đã thuyên giảm, thay vào đó là tình trạng tập trung chú ý và khả năng lập kế hoạch kém hiệu quả. Thang đánh giá tăng động giảm chú ý cho người lớn có 4 yếu tố gồm:

– Khả năng chú ý kém, đồng thời gặp các vấn đề trong việc ghi nhớ như hay quên, hay đánh mất đồ, thường xuyên vắng mặt hoặc sai hẹn, không hoàn thành công việc được giao và hay thay đổi công việc thường xuyên.

– Kích động và bồn chồn hơn người bình thường, ví dụ luôn luôn di chuyển, lười biếng, dễ chán nản, hay gặp rủi ro, thích các công việc nhịp điệu nhanh hoặc đòi hỏi đi lại nhiều.

– Bốc đồng, cảm xúc thay đổi thất thường. Nói mà không suy nghĩ trước, làm gián đoạn công việc của người khác, dễ tức giận, tâm trạng thất thường, lái xe ẩu…

– Luôn né tránh những thách thức mới và thiếu tự tin khi xuất hiện một mình.

Người lớn bị tăng động giảm chú ý thường không có tính tập trung trong công việc

Người lớn bị tăng động giảm chú ý thường không có tính tập trung trong công việc

Phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý

Nếu chẳng may con bạn mắc phải chứng tăng động giảm chú ý. Điều quan trọng nhất là can thiệp điều trị cho bé từ sớm, tránh để tình trạng này theo trẻ đến tuổi trưởng thành, có thể tác động không tốt tới sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội và tình cảm sau này.

Cha mẹ nên tìm hiểu và áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi như khuyên bảo nhẹ nhàng, tránh la mắng hoặc trách phạt khi trẻ làm sai, dành cho trẻ những lời khen ngợi, động viên tích cực nếu trẻ làm được việc đúng. Ngoài ra, cha mẹ có thể lập ra kế hoạch cụ thể hằng ngày đi kèm mốc thời gian để trẻ thực hiện nhằm cải thiện khả năng tập trung.

Hiện nay, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ trong điều trị tăng động giảm chú ý cũng là hướng đi mới mang lại nhiều kết quả tích cực. Thảo dược Câu đằng, An tức hương được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng an thần, giảm các kích thích trong não bộ, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó giúp trẻ tăng động giảm hiếu động, nghịch ngợm quá mức, biết kiểm soát hành vi, giảm tính bốc đồng và tăng cường khả năng tập trung chú ý. Hai thảo dược này được bào chế dưới dạng sản phẩm hỗ trợ cho trẻ tăng động được nhiều chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng.

Cùng nghe lời tâm sự của phụ huynh có con bị tăng động đã sử dụng sản phẩm từ Câu đằng, An tức hương cho hiệu quả tích cực qua video sau:


Ds. Lương Lan

Nguồn tham khảo:

http://www.nytimes.com/health/guides/disease/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/print.html

—–—–—–—–—–—–

Thông tin sản phẩm chứa Câu đằng, An tức hương

 

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      24 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hồng Loan
      Hồng Loan
      3 Năm Trước

      Tôi muốn mua 3 hộp cho bé 4,5 tuổi uống ,cháu bị chứng tăng động giảm chú ý ah

      Luân Trần
      Luân Trần
      3 Năm Trước

      bé 4,5 tuổi bị tăng động giảm chú ý , nghịch luôn chân luôn tay , ở trường hay đánh bạn , Bé có uống được cốm này không?

      Thùy Lâm
      Thùy Lâm
      3 Năm Trước

      Con em nghịch ngợm, hay cáu gắt, tức giận, nổi nóng vô cớ, có phải cháu bị tăng động ko?

      Lam Vy
      Lam Vy
      3 Năm Trước

      Bé 4 tuổi bị tăng động giảm chú ý đã đi can thiệp ở trung tâm,tôi có thể cho bé uống bổ xung cốm được không ?

      Thái Quyên
      Thái Quyên
      3 Năm Trước

      cháu tôi 5 tuổi đi khám bs bảo bị tăng động dùng cốm egaruta có được không và liều dùng như nào

      Lê Quyên,
      Lê Quyên,
      4 Năm Trước

      em ở Thanh Hòa thì nên cho con khám ở đâu ạ? em muốn mua 10 hộp ah

      Thanh Tuấn,
      Thanh Tuấn,
      4 Năm Trước

      Cu nhà mình gần 3 tuổi mà từ nhỏ đến giờ nghịch luôn tay luôn chân ko biết mệt là gì ,đêm thì khó ngủ ít ngủ, hay tỉnh giấc dù đã ăn no có phải bé bị tăng động giảm chú ý ko, có cần đi khám ko ạ

      Lê Ánh Dương,
      Lê Ánh Dương,
      5 Năm Trước

      Mua cốm Egaruta tại Đà Nẵng thì mua ở đâu???

      Linh
      Linh
      5 Năm Trước

      Bé nhà e 24thang rất nghịch và cũng k chú ý đến xung quanh mà cháu lại chậm nói thì liệu cháu có mắc bệnh k ạ

      Ngọc,
      Ngọc,
      5 Năm Trước

      Dạ em muốn khám bé có phải bị tăng động không? Mấy tuổi mới khám được? Em cảm ơn

      Vũ Phương,
      Vũ Phương,
      6 Năm Trước

      Bs ơi cháu cũng bị tăng động mà không biết mua thuốc ở đâu, tư vấn giúp cháu ah

      Bich Liên .
      Bich Liên .
      6 Năm Trước

      Chào dược sĩ. Con em được 31tháng cháu mới bắt đầu uống cốm Egaruta mà cháu hay bị ốm (viêm đường hô hấp, viêm phổi…) hay phải uống thuốc tây có khi uống gần hết cả tháng. Cho em hỏi uống cả cốm Egaruta và thuốc tây cùng lúc có được không, có bị ảnh hưởng gì không.Em cảm ơn.