Có làm cha mẹ mới thấu hiểu được hết những khó khăn, vất vả khi nuôi con khôn lớn trưởng thành. Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường đã khó, nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý còn áp lực gấp trăm lần. Thấu hiểu được điều này, nhãn hàng cốm Egaruta đã mời Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương tham dự buổi tư vấn chuyên sâu về tăng động giảm chú ý, quý bậc phụ huynh có thể tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Tăng động giảm chú ý là gì? Dấu hiệu để nhận biết chính xác
Thưa bác sĩ, hiện nay tỉ lệ trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý ngày càng gia tăng. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ, vậy bác sĩ có thể cho biết, thế nào là tăng động giảm chú ý và những biểu hiện điển hình giúp cha mẹ sớm nhận biết ở trẻ?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng bình thường rất ít được quan tâm, chỉ khi các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng học tập và các mối quan hệ của trẻ, cha mẹ mới đi khám sàng lọc.
Biểu hiện đặc trưng, dễ nhận thấy ở trẻ tăng động là sự nghịch ngợm, hiếu động thái quá, kém tập trung chú ý thể thiện qua ít nhất 2 môi trường (ví dụ như ở lớp, ở nhà). Trẻ thường leo chèo, chạy nhảy liên tục, bốc đồng thái quá, không để ý đến chi tiết, khó có thể ngồi yên một chỗ trong thời gian dài và hay bỏ dở công việc giữa chừng,…
– Trẻ tăng động giảm chú ý: Gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát hành vi, thường có những hành động, lời nói, cảm xúc thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ không thể ngồi yên hay tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể.
– Trẻ hiếu động đơn thuần: Khi tiếp xúc với môi trường mới thường thích nghi khá nhanh và dễ tiếp nhận sự nhắc nhở để điều chỉnh hành vi tốt. Trẻ có thể ngồi yên từ 10 -15 phút và tập trung hoàn thành hết nhiệm vụ được giao
Ths.BS Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ những vấn đề về tăng động giảm chú ý
Thưa bác sĩ, tăng động giảm chú ý nếu chủ quan không điều trị sớm có nguy hiểm hoặc ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ không?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Tăng động giảm chú ý mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không sớm điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý, tác động tiêu cực đến quá trình hình thành tính cách, chất lượng học tập và quan hệ xã hội của trẻ. Đa phần trẻ tăng động đều ít bạn bè hoặc khó kết bạn mới, thậm chí dễ bị xa lánh. Gia đình có con cái mắc chứng bệnh này cũng thường nảy sinh bất hòa, cãi vã do mẫu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ.
Trong trường hợp tăng động giảm chú ý tồn tại đến tuổi trưởng thành, nó có thể gây ra những rối loạn hành vi như dễ mắc lỗi, sa ngã vào các tệ nạn, vi phạm pháp luật,… ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sự thành bại trong công việc của trẻ.
Trẻ bị tăng động do xem quá nhiều thiết bị điện tử, liệu có đúng?
Nhiều phụ huynh nhận thấy trẻ có biểu hiện nghịch ngợm, thiếu tập trung hơn khi tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử. Vậy đây có phải yếu tố nguy cơ gây ra chứng bệnh này? Ngoài ra, còn những nguyên nhân nào có thể gây tăng động ở trẻ?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Khái niệm tăng động giảm chú ý xuất hiện trước khi các thiết bị điện tử ra đời, tuy nhiên trẻ tăng động có xu hướng bị kích thích, hứng thú và lạm dụng các thiết bị này, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và không thể tập trung thực hiện các công việc khác. Điều này cũng khiến triệu chứng tăng động thêm trầm trọng. Do vậy, cha mẹ nên hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị này.
Về nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhiều giả thiết được đưa ra gồm:
– Di truyền hoặc yếu tố gia đình.
– Sự mất cân bằng chất dẫn tuyền thần kinh, thiếu hụt synap thần kinh.
– Những bất thường trong giai đoạn mang thai hoặc tổn thương não sớm.
– Ngoài ra còn có yếu tố tâm lý nhưng ít gặp hơn.
Tăng động giảm chú ý có thể được xem là bệnh lý tổn thương não nhẹ, không thể thấy được bằng chẩn đoán hình ảnh nhưng lại gây ra những bất thường về thần kinh biểu hiện ra bên ngoài.
Để phòng ngừa bệnh, nên bắt đầu trước khi sinh trẻ, từ việc đảm bảo sức khỏe của người mẹ, hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều độc chì, tránh lạm dụng rượu, bia, chất kích thích và thuốc trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu nguyên nhân do yếu tố nội sinh, di truyền thì thường khó phòng ngừa hơn, tuy nhiên việc sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện và sử dụng các biện pháp can thiệp sớm hoặc tạo ra môi trường thuận lợi cũng giúp phòng ngừa chứng bệnh này ở trẻ hiệu quả.
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh tư vấn nguyên nhân gây tăng động giảm chú ý
Trẻ tăng động nên đi khám ở đâu?
Với trẻ tăng động, vấn đề thăm khám ở đâu luôn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Vậy bác sĩ có thể chia sẻ cho mọi người biết một số địa chỉ uy tín, chất lượng và các xét nghiệm cần làm khi thăm khám cho trẻ tăng động?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Để chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cần tới bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm bệnh giàu kinh nghiệm và được phép hành nghề. Do đó, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám và điều trị tại các bệnh viện tâm thần cấp tỉnh, cấp trung ương hoặc khoa tâm bệnh, khoa nhi của các bệnh viện uy tín. Ở miền Bắc, hiện nay có một số bệnh viện như bệnh viện Nhi, bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương,… Ở miền Trung có bệnh viện đa khoa trung ương Huế, bệnh viện Đà Nẵng,… Miền Nam có bệnh viện Nhi Đồng 1,2,..
Quy trình thăm khám cho trẻ tăng động giảm chú ý không quá phức tạp, chỉ mất khoảng một buổi trong ngày. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý, khám lâm sàng, điện não đồ, chụp CT, MRI,… Chi phí cho một lần thăm khám cũng không quá cao và đa phần các bậc phụ huynh đều có thể chấp nhận được.
Khám tăng động cho trẻ cần đến bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc tâm bệnh
Tăng động giảm chú ý có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bác sĩ có thể cho các bậc phụ huynh biết tăng động giảm chú ý có chữa khỏi hoàn toàn được không? Và hiện nay có những phương pháp nào đang được áp dụng trong điều trị?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh giải đáp:
Tăng động giảm chú ý có thể khởi phát từ trước 3 tuổi, gây ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ. Các phương pháp điều trị hiện nay có tỷ lệ cải thiện triệu chứng khá cao, trên 60% và trẻ hoàn toàn có thể phát triển bình thường cũng như hoàn thiện mọi kỹ năng trong cuộc sống như những đứa trẻ khác.
Phác đồ điều trị được đánh giá tốt nhất hiện nay là kết hợp giữa liệu pháp hóa dược, giáo dục hành vi và các sản phẩm từ thảo dược. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho những trẻ nhỏ cần chỉ định chặt chẽ và có thể bắt đầu từ 4 – 5 tuổi nếu các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Còn với trẻ nhỏ hơn, thường không cân nhắc chỉ định thuốc tây mà thay vào đó là giáo dục hành vi kết hợp cùng sản phẩm thảo dược.
Điều trị tăng động giảm chú ý có nhất thiết phải dùng thuốc?
Hầu hết các loại thuốc tây đều có tác dụng phụ và đây cũng là lo lắng của nhiều phụ huynh khi điều trị tăng động cho con. Vậy bác sĩ có thể chia sẻ chi tiết hơn về những loại thuốc điều trị tăng động đang được sử dụng phổ biến hiện nay và cách để hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn cho trẻ?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh:
Một số nhóm thuốc có thể được chỉ định bao gồm: thuốc hướng thần, thuốc chọn lọc receptor alpha ở não, thuốc chống trầm cảm, thuốc bổ não… Thời gian điều trị mỗi năm có thể kéo dài trên 6 tháng và cần theo dõi nghiêm ngặt, ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, ngủ nhiều, đau đầu, dị ứng, nổi mề đay, chán ăn… cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.
Cái khó nhất khi dùng thuốc điều trị tăng động dài ngày là quản lý các tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ thì càng phải thận trọng hơn. Do đó, cha mẹ nhất định phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, ngưng bỏ thuốc đồng thời không nên nóng vội, cần kiên nhẫn nhất là khi trẻ sử dụng thuốc chống trầm cảm, bởi tác dụng của nhóm này thường khá chậm có khi mất cả 2 – 4 tuần.
Giải pháp từ thảo dược giúp cải thiện chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là một trong những sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý đang được ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy bác sĩ có nhận định gì công dụng và cách dùng sản phẩm này cho trẻ không?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh:
Theo như tôi được biết, cốm Egaruta là sản phẩm có những thành phần như Câu đằng, An tức hương và các tiền chất giúp êm dịu hoạt động thần kinh não bộ, giúp giảm các triệu chứng nghịch ngợm, hiếu động, tăng khả năng tập trung chú ý ở trẻ, do vậy hoàn toàn có thể sử dụng được cho trẻ tăng động giảm chú ý.
Ngoài ra, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã nghiên cứu và thấy rằng, hoạt chất trong cốm Egaruta có khả năng kích thích não bộ tạo ra chất ức chế thần kinh GABA nội sinh giúp ổn định hoạt động điện não bộ, do vậy đóng vai trò lớn trong điều trị tăng động giảm chú ý. Thường trẻ tăng động cần dùng cốm trên 12 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhận định của bác sĩ về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ tăng động giảm chú ý
Cha mẹ nên giáo dục hành vi cho trẻ tăng động như thế nào?
Giáo dục hành vi là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị tăng động ở trẻ. Vậy, bác sĩ có thể chia sẻ kĩ hơn về liệu pháp này để phụ huynh dễ dàng áp dụng được không?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh:
Giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên cho mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý. Nguyên tắc của phương pháp này là dùng hành động, lời nói để củng cố những hành vi tốt và kỷ luật đúng cách nhằm loại bỏ những thói quen xấu của trẻ. Ví dụ như: khi thấy con nghịch ngợm, thay vì la mắng, cha mẹ nên bình tĩnh, nhẹ nhàng nhắc nhở để trẻ tự hiểu và dần thay đổi hành vi tốt hơn. Còn nếu trẻ làm được một việc tốt, bạn nên khen ngợi, động viên trẻ bằng những phần thưởng nhỏ như: một buổi đi chơi cùng gia đình hay nấu món ăn mà trẻ yêu thích,…
Điều quan trọng nhất trước khi thực hiện phương pháp này đó là cha mẹ cần tìm hiểu, trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng. Đồng thời, ngay khi trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần có thái độ thấu hiểu, biết chấp nhận những hậu quả của bệnh để đồng hành và kiên trì hỗ trợ con.
Trẻ tăng động nên ăn gì, kiêng gì để nhanh cải thiện?
Ngoài việc điều trị, bác sĩ có lời khuyên nào để lựa chọn thực phẩm đúng cách cho trẻ không, nên ăn hay nên kiêng gì? Nhiều cha mẹ còn kiêng cả sữa cho con, liệu điều này có đúng không?
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh:
Thực tế, tăng động giảm chú ý nếu chỉ chữa bằng chế độ ăn uống là khá khó nhưng thực hiện dinh dưỡng khoa học cho trẻ lại rất quan trọng và cần thiết. Do đó, cha mẹ nên:
– Tăng cường các thực phẩm giàu đạm, chất DHA thần kinh, chất xơ, vitamin như thịt, cá, rau xanh, trái cây tươi,…
– Hạn chế các tối đa các thực phẩm khó tiêu, thực phẩm gây kích thích ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
– Tránh các thực phẩm giàu cacbonhydrat, giảm lượng đồ ngọt hấp thụ nhanh, thức ăn sẵn, nước ngọt có gas, caffein,…bởi chúng có thể gây kích thích hệ thống thần kinh, khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Trẻ tăng động không nên kiêng hoàn toàn sữa bởi sữa chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho các quá trình phát triển. Tuy nhiên cha mẹ nên chọn cho con những loại sữa phù hợp, các chế phẩm khác nhau từ sữa như sữa chua, sữa tươi, sữa bột, sữa công thức, sữa ít đường,….
Dưới đây là video tư vấn của Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh – Trưởng khoa nhi và tâm lý lâm sàng, Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương về chủ đề tăng động giảm chú ý . Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp tại đây:
Bác sĩ tâm lý giải đáp về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động giảm chú ý hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu can thiệp sớm và trị đúng cách. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, các bạn có thể gọi điện hoặc Zalo qua hotline: 0963048266, chúng tôi sẽ gửi tất cả các câu hỏi đến bác sĩ để giải đáp sớm nhất cho bạn!
Ban thư ký chương trình
———————————————————————-
Thông tin Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh
Ths.Bs Nguyễn Thế Mạnh hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương(Số 4, Phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội) – Chức vụ trưởng khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bác sĩ đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về bệnh cũng như các phương pháp điều trị can thiệp hiệu quả chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ.