Dấu hiệu trẻ tăng động, cha mẹ không nên chủ quan!

Thật khó có thể phân biệt rõ giữa tăng động và hiếu động khi thấy con rất hay nghịch ngợm, chạy nhảy nhưng nói gì cũng biết, dạy gì cũng nhớ. Chính điều này đã khiến nhiều cha mẹ chủ quan, vội lo kinh tế và quên đi từng mốc giai đoạn phát triển của con mình, đánh mất cơ hội phát hiện sớm và điều chỉnh hành vi cho con ngay từ những dấu hiệu tăng động đầu tiên. Lâu dần, trẻ sẽ khó dạy bảo hơn, tính tính khó ưa và điều quan trọng nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập sau này. Bởi vậy, hãy dành ít phút tìm hiểu kỹ chứng bệnh này qua bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Dấu hiệu giảm khả năng tập trung, chú ý ở trẻ tăng động

Trẻ tăng động giảm chú ý thường rất dễ bị phân tâm và mất tập trung. Nhiều người nghĩ rằng trẻ tăng động thường chậm phát triển về trí tuệ hơn bạn bè cùng trang lứa nên thường có kết quả học tập không tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ tăng động hoàn toàn không bị ảnh hưởng tới trí thông minh. Chính sự tập trung, chú ý rất kém mới là nguyên nhân ảnh hưởng tới học tập. Bạn có thể nhận biết trẻ sự suy giảm khả năng tập trung, chú ý của trẻ thông qua các dấu hiệu sau:

– Thường không chú ý tới chi tiết những việc đang làm và hay mắc lỗi khi học tập, làm việc hoặc các hoạt động khác do bất cẩn.

– Gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, chú ý trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, khi đọc bài, khi nghe giảng, thập chí ngay cả khi vui chơi.

– Tỏ ra không chú ý lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp với người khác. Do không chú ý lắng nghe mà trẻ cũng hay quên lời người lớn nói.

– Khó thực hiện công việc theo hướng dẫn, do đó không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc nhanh chóng mất tập trung ngay khi bắt đầu làm một việc nào đó.

– Thường né tránh, không thích, không muốn, miễn cưỡng tham gia vào những nhiệm vụ đòi hỏi phải tập trung, kiên nhẫn, ví dụ như việc làm bài tập.

– Thường đánh mất, thất lạc đồ đạc, dụng cụ học tập như: bút, vở, đồ chơi…

– Dễ dàng bị phân tâm, mất tập trung bởi những tác nhân bên ngoài. Ví dụ như khi đang ngồi học chỉ cần một tiếng động nhỏ, một tiếng nói chuyện, ai đó đi qua cũng có thể làm trẻ mất tập trung.

– Hay quên ngay cả với những công việc sinh hoạt thường ngày.

Tuy khả năng tập trung, chú ý rất kém nhưng nhiều trẻ tăng động lại tỏ ra “siêu tập trung” với những hoạt động mang tính kích thích cao như các trò chơi điện tử, máy tính, điện thoại thông minh…

Trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ bị phân tâm, mất tập trung

Trẻ tăng động giảm chú ý thường dễ bị phân tâm, mất tập trung

Khi con bạn có những dấu hiệu tăng động giảm chú ý, hãy bên con nhiều hơn và tham khảo cho con sử dụng Cốm Egaruta để con có thể phát triển bình thường, giảm hiếu động và tăng khả năng tập trung. Liên hệ đến số 0963.048.266 để được tư vấn trực tiếp.

Hiếu động thái quá, đặc điểm điển hình ở trẻ tăng động

Sự hiếu động quá mức cũng là một điểm rất đặc trưng ở trẻ tăng động. Hiếu động quá mức có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu:

– Chân tay luôn nhúc nhích, cựa quậy, vặn vẹo cơ thể, không thể để yên ở một tư thế lâu. Nếu phải ngồi yên một chỗ thì trẻ thường tỏ ra khó chịu.

– Thường rời khỏi chỗ ngồi của mình khi chưa được cho phép, ví dụ như đi lại tự do trong lớp học…

– Thường chạy nhảy, leo trèo rất nhiều mà dường như không biết mệt mỏi, không biết  nguy hiểm là gì.

– Thường gặp khó khăn trong khi tham gia chơi những hoạt động vui chơi nhẹ nhàng

Bạn có thể lắng nghe một phụ huynh chia sẻ về các triệu chứng tăng động giảm chú ý của chính con trai mình qua clip dưới đây:

Dấu hiệu cho thấy sự hấp tấp, bồng bột

Hấp tấp, bồng bột cũng là dấu hiệu mà khá nhiều trẻ tăng động giảm chú ý gặp phải. Sự hấp tấp bồng bột có thể được nhận biết thông qua các hành vi:

– Hay thực hiện các hành động mà không suy nghĩ kỹ về hậu quả

– Thường trả lời câu hỏi khi người khác chưa hỏi xong

– Cảm thấy khó chịu khi phải chờ đợi tới lượt mình

– Hay trêu ghẹo, quấy rầy, làm phiền người khác

– Hay ngắt lời người khác, xen ngang khi đang nói chuyện, hay bột miệng nói ra những câu không suy nghĩ kỹ

– Khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận

Ngoài các triệu chứng trên thì trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý còn thường gặp phải một số các triệu chứng khác như: rối loạn giấc ngủ (khoảng 63% trẻ tăng động giảm chú ý gặp phải các vấn đề về giấc ngủ, khó đi vào giấc, đêm trằn trọc ngủ không yên, tỉnh dậy giữa đêm quấy khóc…), rối loạn lo âu, chứng khó đọc, khó viết…

Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng học tập, sự phát triển hành vi, tính cách trong tương lai của trẻ. Chính vì vậy, nếu thấy con có các triệu chứng nghi ngờ là do tăng động giảm chú ý như mô tả ở trên, phụ huynh nên đưa con tới chuyên khoa nhi của các bệnh viện uy tín để được thăm khám kỹ lưỡng và được tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất.

DS. Thu Hằng

Nguồn tham khảo:

https://www.nimh.nih.gov/health/topics/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/index.shtml

http://www.nhs.uk/Conditions/Attention-deficit-hyperactivity-disorder/Pages/Symptoms.aspx

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      20 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Hòa vũ
      Hòa vũ
      2 Năm Trước

      Rối loạn tăng động ,học không tập trung thì có uống được cốm egaruta này không?

      Hà Anh
      Hà Anh
      3 Năm Trước

      bé 5 tuổi bị rối laonj tăng động thì uống với liều như thế nào ?

      Thảo Ngân
      Thảo Ngân
      3 Năm Trước

      trẻ 5 tuổi bị tăng động thì dùng như thế nào ?

      Thùy Dương
      Thùy Dương
      3 Năm Trước

      giá bao nhiêu 1 hộp, bé cần dùng bao nhiêu hộp ạ?

      Đức Duy,
      Đức Duy,
      4 Năm Trước

      Tôi muốn mua cốm Egaruta, có giao về Đăk Nông cho tôi được k?

      Diễm My,
      Diễm My,
      4 Năm Trước

      Xin chao. Cho e hoi. Con e gan 4.5 tuôi .. Nang dong thai qua. Kem tap trung. De tuc gian. Vay cho e hoi tinh trang con e the nay co uống được com egaruta k ạk

      Hằng,
      Hằng,
      5 Năm Trước

      Xin chào ạ!em đang lo con em có hiện tượng có chứng tăng động suy giảm chí nhớ..em muốn được tư vấn ạ

      Xuân,
      Xuân,
      5 Năm Trước

      Cho e hoi con e dc 38 thang co nhung dâu hiêu nay .lăng xăng hiêu đông châm noi ,ko tương tac 2 chiêu , tư vấn giúp em ah

      Thỏa,
      Thỏa,
      6 Năm Trước

      Bé nhà mình dc 6 tuổi đã đi khám tâm và bé bị tăng động thì uống bao lâu có hiệu quả?

      KIỆT .
      KIỆT .
      6 Năm Trước

      Dạ bé có dấu hiệu tăng động giảm chú ý ạ. Tôi đang cho bé sử dụng cốm egaruta nhưng không biết khi ngưng sử dụng bé có tái phát hay không.