Con chậm nói phải làm sao? – 9 cách dạy trẻ hiệu quả ngay tại nhà!

Bình thường khi được 1 năm tuổi, trẻ đã bắt đầu bi bô tập nói với những âm tiết ngắn dài khác nhau, nhưng thực tế, có đến 5 – 10% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo vẫn bị chậm nói và rối loạn về ngôn ngữ. Điều này đã khiến cho không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, còn bản thân trẻ lại gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, học tập và sinh hoạt thường ngày. Vậy khi con chậm nói phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Chậm nói xảy ra khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với mốc phát triển bình thường hoặc kém hơn các trẻ cùng độ tuổi khác. Để nhận biết sớm chứng chậm nói ở trẻ, cha mẹ có thể căn cứ 1 số đặc điểm sau:

– Dưới 12 tháng: Không đáp ứng với tiếng động xung quanh, không bập bẹ các từ: “ba ba”, “ma ma” hoặc một vài từ ngắn.

– 12 – 15 tháng: Không tìm cách giao tiếp với người khác ngay cả khi cần đến sự giúp đỡ.

– 15 – 18 tháng: Không tự phát triển thêm từ mới dựa trên những từ đơn sẵn có, phản ứng chậm khi được yêu cầu chỉ vào đồ vật.

– 18 tháng – 23 tháng: Không thể tự chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.

– 2 tuổi: Nói ít hơn 50 từ và thường không dùng từ ghép, chỉ nói những từ đơn, chủ yếu giao tiếp bằng hành động chỉ trỏ, rất lười nói.

– 2 – 3 tuổi: Vốn từ vựng ít hơn 450 từ, không nói được những câu ngắn.

– Trên 3 tuổi: Vốn từ vựng < 1000 từ, không nói các câu dài hoặc liên kết các từ với nhau, khó khăn khi làm theo chỉ dẫn.

Con chậm nói phải làm sao?

“Nói” là quá trình tiếp nhận, bắt chước âm thanh và từ đó hình thành ngôn ngữ. Bất kỳ cản trở nào trong quá trình này đều có thể gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ. Bên cạnh những phương pháp y khoa điều trị căn nguyên gây chậm nói, cha mẹ cũng có thể tham khảo một số giải pháp đơn giản dưới đây và nên áp dụng ngay tại nhà để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của con:

Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Mỗi ngày cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách, kể chuyện cho con nghe và có thể khuyến khích trẻ tự lật trang sách, hoặc yêu cầu trẻ chỉ vào những hình ảnh liên quan đến câu chuyện bạn đang kể. Điều này giúp trẻ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn. Hãy tận dụng mọi khoảng thời gian để trò chuyện cùng con ngay cả khi đi tắm, khi ngủ hoặc làm bất cứ điều gì cùng con.

Cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, đọc sách cùng trẻ

Dùng những câu từ ngắn gọn khi dạy trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói sẽ khó có thể hiểu được những câu hướng dẫn dài, phức tạp. Bởi vậy, cha mẹ nên dùng những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản để trẻ có thể thực hiện theo. Ví dụ: bạn muốn trẻ đi giày, thay vì nói: “con hãy mở tủ, lấy giày trên kệ và đi vào nhé” thì bạn nên nói: “Con ra đi giày nào!”. Lâu dần khi trẻ đã quen với những hướng dẫn đơn giản, bạn có thể tăng mức độ phức tạp hơn.

Giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng của mình

Cha mẹ có thể giúp con phát triển vốn từ vựng bằng cách nhắc lại những từ mà con vừa nói và bổ sung thêm vài từ để thành câu dài hơn. Ví dụ trẻ nói: “con chó”, bạn có thể dạy thêm cho con: “con chó màu trắng”, “con chó dễ thương”, … Khi trẻ đã quen dần, bạn có thể thêm nhiều từ hơn để thành một câu nói hoàn chỉnh như: “Con chó đốm đang chơi ngoài sân”,…

Dùng ngôn ngữ diễn tả mọi hành động của bạn với trẻ

Khi bạn làm bất cứ việc gì cùng con, thay vì chỉ để trẻ quan sát, bạn hãy dùng lời nói để “tường thuật” lại những việc bạn đang làm một cách chi tiết. Điều này giúp trẻ có thể tăng vốn từ vựng nhanh chóng. Ví dụ: trước khi ra ngoài, bạn có thể vừa giúp con chuẩn bị đồ và nói: “Bây giờ hai mẹ con mình sẽ cùng đi giầy, rồi ra vườn chơi. Con thích đi giày màu đỏ hay màu xanh?”…

Cùng trẻ học hỏi mọi thứ xung quanh 

Trẻ nhỏ sẽ rất tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Những lúc này cha mẹ nên chỉ vào từng sự vật mà con nhìn thấy và mô tả bằng lời nói về sự vật đó. Chẳng hạn khi trẻ đang nhìn vào con mèo, mẹ có thể nói: “Đây là con mèo tam thể, mèo thích bắt chuột.”,…

Thay vì dự đoán nhu cầu của trẻ, cha mẹ nên đặt câu hỏi

Trẻ chậm nói thường khó có thể diễn đạt mong muốn, nhu cầu của bản thân bằng lời nói. Bởi vậy, những lúc thấy trẻ đang chỉ trỏ hay hành động như muốn thể hiện một điều gì đó, bạn hãy khuyến khích trẻ nói bằng cách đặt câu hỏi: “Con muốn nói gì với mẹ phải không?”, hay “con muốn lấy con búp bê kia xuống phải không?”….

 

Thay vì đoán nhu cầu của trẻ, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ tự nói ra

Nếu bạn có con chậm nói và đang loay hoay không biết nên dạy con thế nào cho tốt, hãy gọi điện thoại/zalo đến số 0963.048.266 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Tạo không khí thoải mái khi trẻ tập nói

Cha mẹ không nên ép trẻ học nếu trẻ không thích, thay vào đó, hãy khuyến khích để trẻ thể hiện những mong muốn cá nhân. Đồng thời tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động gia đình để trẻ có cơ hội được giao tiếp và phát triển ngôn ngữ của mình trong không khí vui vẻ nhất.

Không bắt chước lại những từ trẻ đã nói sai

Trong quá trình học nói, chắc hẳn sẽ có những lúc trẻ nói không đúng, lúc này cha mẹ tuyệt đối không được “nhại” lời nói sai của trẻ mà cần nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ sửa đổi để lần sau nói đúng hơn.

Kết hợp sản phẩm từ thảo dược tự nhiên

Bên cạnh giáo dục hành vi, cha mẹ có thể cho con dùng thêm cốm thảo dược Egaruta. Với thành phần từ thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não Taurine, Magie, GABA, cốm Egaruta giúp trẻ nâng cao sự tập trung, cải thiện kĩ năng ngôn ngữ hiệu quả.

Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con sử dụng. Điển hình như câu chuyện của chị Thơm (Hải Phòng) trong video sau:

Hành trình giúp con cải thiện hành vi, ngôn ngữ hiệu quả

Xem thêm:

Cốm Egaruta có tốt không? 7 lợi ích vượt trội với trẻ tăng động

Hướng dẫn cách sử dụng cốm Egaruta để đạt hiệu quả tối ưu

Với thông tin trong bài viết trên, hi vọng rằng các bậc phụ huynh đã có thể tự tìm được lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi: “Con chậm nói phải làm sao?”, từ đó đồng hành cùng con trong những tháng năm đầu đời giúp con cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả.

Dược sĩ Cao Thủy

Trường Đại học Dược Hà Nội

Chuyên tư vấn về sức khỏe bệnh thần kinh, tâm bệnh

Nguồn tham khảo:

https://childdevelopment.com.au/areas-of-concern/diagnoses/language-delay/

https://www.healthline.com/health/language-delay#prevention

https://www.speechandlanguagekids.com/7-tips-for-working-with-your-child-with-a-language-delay/

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      2 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Đỗ Thị Lam
      Đỗ Thị Lam
      3 Năm Trước

      Bé nhà em 2 tuổi, cháu bị chậm nói, hiện tại con chỉ nói đc vài từ đơn giản như ba, bà, mẹ. Xin hỏi con em dùng egaruta dc ko. Em ở Thái Bình thì mua ở đâu?