Kể từ năm 2010, Clonidine (tên thương mại Catapres, Kapvay, Nexiclon,…) đã được tổ chức FDA – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt và đưa vào phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý đối với trẻ nhỏ từ 6 – 17 tuổi. Vậy Clonidine có tác dụng như thế nào với trẻ tăng động giảm chú ý? Và liệu có trẻ có gặp tác dụng phụ gì khi sử dụng Clonidine hay không? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Đối tượng sử dụng của thuốc Clonidine
Clonidine là thuốc thuộc nhóm không kích thích, đây không phải lựa chọn đầu tay cho trẻ tăng động giảm chú ý, nhưng nó có thể hữu ích với một số trường hợp sau:
– Trẻ đã sử dụng thuốc nhóm kích thích, thuốc chống trầm cảm nhưng không hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng.
– Các phản ứng phụ của thuốc điều trị tăng động giảm chú ý dòng đầu và dòng thứ hai ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Mắc kèm một số bệnh lý khác chẳng hạn như: Rối loạn giấc ngủ, bệnh tim mạch, hoặc rối loạn tâm thần.
Clonidine hữu ích với trẻ tăng động giảm chú ý có mắc kèm rối loạn cảm xúc
Hướng dẫn cách sử dụng Clonidine để đạt hiệu quả tối ưu nhất
Clonidine có sẵn dưới dạng viên nén và miếng dán. Nhưng thông thường các bác sĩ sẽ lựa chọn dòng viên nén để có thể dễ dàng điều chỉnh liều lượng khi cần thiết. Để việc sử dụng thuốc Clonidine đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Lưu ý khi sử dụng Clonidine hàng ngày
– Trong giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thấp nhất, sau đó tăng dần cho đến khi đạt đến liều điều trị, tức liều có thể kiểm soát các triệu chứng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần tuân thủ cho trẻ sử dụng theo đúng chỉ định, không tự ý tăng, giảm liều hay bỏ thuốc.
– Cho trẻ sử dụng Clonidine trước khi trẻ đi ngủ.
– Khoảng 2 – 3 tuần sau khi sử dụng sản phẩm, trẻ sẽ có sự cải thiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý. Lúc này cha mẹ cần chú ý tới trẻ nhiều hơn.
– Nếu liều lượng đã đạt mức tối ưu nhất, để thuận tiện hơn, các bác sĩ sẽ lựa chọn miếng dán Clonidine cho trẻ vì hiệu quả của miếng dán này có thể kéo dài tới 7 ngày, đồng thời khi được hấp thu qua da, tác dụng phụ của thuốc phần nào đó sẽ được giảm bớt.
Clonidine có thể giúp giảm tăng động giảm chú ý cho trẻ từ 6 – 17 tuổi
Dùng thuốc Clonidine cùng cốm thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị tăng động
Mặc dù thuốc tây có thể giúp trẻ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng tăng động giảm chú ý, nhưng thuốc tây có thể đem lại nhiều tác dụng phụ cho trẻ. Đồng thời ngay khi ngưng sử dụng thuốc, các triệu chứng vẫn có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Hướng đến một giải pháp vừa an toàn, vừa hiệu quả trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng, một số thảo dược như Câu đằng, An tức hương có khả năng điều hòa ổn định hoạt động của hệ dẫn truyền thần kinh, điều này sẽ giúp làm giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động quá mức của trẻ. Hiện nay các thảo dược này đã được nghiên cứu kết hợp cùng với một số hoạt chất bổ não, tăng tập trung chú ý cho trẻ như GABA, Taurin và ứng dụng bào chế nên sản phẩm có tên thương mại là cốm Egaruta. Bởi vậy, cha mẹ có thể lựa chọn chế phẩm này để cho con sử dụng kèm theo với thuốc tây, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Để hiểu rõ hơn về vai trò của thuốc điều trị cùng với cốm Egaruta, cha mẹ có thể lắng nghe phần đánh giá của Ds. Thu Trang trong đoạn video sau:
Chuyên gia đánh giá vai trò của việc dùng thuốc trong điều trị tăng động giảm chú ý
Clonidine không gây ra các tác dụng phụ gây khó chịu, thèm ăn như nhóm thuốc kích thích điều trị tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên Clonidine cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến sau:
– Mệt mỏi, đau đầu.
– Hoa mắt, chóng mặt.
– Khô miệng.
– Táo bón.
Ngoài ra, có 1 số tác dụng phụ nghiêm trọng của Clonidine mà trẻ có thể gặp phải chẳng hạn như: Nhịp tim không đều, nhịp chậm, ảo giác, gặp cơn ác mộng khi ngủ.
Thuốc tây y giống như con dao hai lưỡi, một mặt có tác dụng tốt trong điều trị bệnh nhưng ngược lại cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ về tác dụng phụ. Bởi vậy, cha mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của con để trao đổi thêm với bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp.
Và nếu con bạn vẫn còn đang gặp rắc rối với chứng tăng động giảm chú ý, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 0971..024.304 để được tư vấn về cách lựa chọn phương pháp điều trị tăng động tối ưu và hiệu quả nhất hiện nay.