Cách giúp trẻ tăng động học tập tốt hơn ở trường

Rate this post

Nghịch ngợm, luôn khua chân múa tay, chạy nhảy quá mức, khả năng tập trung chú ý kém là những yếu tố gây ra rất nhiều khó khăn đối với những trẻ tăng động giảm chú ý ở trong lớp học. Chính vì vậy, để giúp trẻ tăng động học tập tốt ở trường đòi hỏi phụ huynh và các thầy cô giáo cần phối hợp chặt chẽ với nhau. Đồng thời, thầy cô cũng cần hiểu sâu và áp dụng một cách khéo léo về những kỹ thuật nhằm giúp đỡ trẻ tăng động sớm vượt qua khó khăn trong học tập.

Những thách thức mà trẻ tăng động giảm chú ý sẽ gặp phải trong lớp học

Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức hàng ngày, chẳng hạn như:

– Khó có thể tự kiểm soát được các hành vi của mình.

– Dễ bị mất tập trung, phân tâm bởi các kích thích từ bên ngoài, chúng nhìn thấy một ai đó đi qua bên ngoài cửa sổ, cử động của bạn học ngồi phía trên mình… là có thể bỏ ngay ngoài tai những gì giáo viên đang nói.

– Hấp tấp, bồng bột nên trẻ có thể nói leo, suy nghĩ không kỹ vấn đề, hay trả lời các câu hỏi khi thầy cô chưa hỏi xong.

– Khả năng làm theo hướng dẫn kém, gặp khó khăn trong những nhiệm vụ học tập đòi hỏi phải sắp xếp theo thứ tự trước sau.

– Thường quên làm bài tập, quên ghi chép bài.

– Do có nhiều lỗi lầm, bất cẩn trong học tập trẻ dễ bị thầy cô mắng, bị bạn bè trêu chọc, dễ làm trẻ chán nản hơn khi đến trường.

– Thường xuyên thất lạc dụng cụ, đồ dùng học tập.

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của chứng tăng động giảm chú ý với hành vi, cảm xúc và việc học tập của trẻ, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô Vũ Thị Mai (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) về cậu cháu trai 6 tuổi mắc chứng tăng động tại video sau:

Những ảnh hưởng của tăng động với việc học tập và cách khắc phục hiệu quả

Cốm Egaruta giúp trẻ tăng động cải thiện các vấn đề về hành vi và tăng cường khả năng tập trung chú ý. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Những việc cần làm để giúp trẻ tăng động học tập tốt hơn khi ở trường

Trước hết, các bậc phụ huynh cần trao đổi với thầy cô về tình trạng bệnh của con mình. Nhờ thầy cô giúp đỡ để phối hợp với gia đình trong việc nuôi dạy trẻ bằng cách thực hiện những hành động cụ thể như:

– Nên cho trẻ ngồi ở bàn đầu tiên để thầy cô giáo chú ý tới trẻ được tốt hơn và hạn chế tối đa trẻ bị phân tâm bởi các kích thích từ bên ngoài, phân tâm do hành động của các bạn ngồi trên.

Nên cho trẻ tăng động ngồi bàn đầu, gần vị trí của thầy cô giáo

– Yêu cầu trẻ tăng động lặp lại câu hỏi và dừng lại khoảng 10-15 giây trước khi trả lời.

– Đưa ra các hướng dẫn dễ hiểu, ngắn gọn và chi tiết đối với trẻ tăng động chứ không nên nói chung chung.

– Cho phép trẻ được bóp một quả bóng cao su hay một vật gì đó không gây tiếng ồn trong giờ học bởi đôi khi trẻ tăng động sẽ cảm thấy rất bực bội, khó chịu nếu phải ngồi yên một chỗ mà không có gì trong tay.

– Khi trẻ có những hành vi tích cực cần khen ngợi trẻ trước lớp, trong nhiều trường hợp trẻ tăng động sẽ cố gắng nỗ lực để xứng đáng với những lời khen đó.

– Phụ huynh cần trao đổi với thầy cô giáo của con để thầy cô hiểu rằng trẻ tăng động không giống như những trẻ khác, do đó đòi hỏi các thầy cô cần bình tĩnh, nhẹ nhàng chỉ bảo chứ không nên cáu gắt và không áp dụng các hình phạt với trẻ.

– Cố gắng hạn chế tối đa việc các bạn khác trong lớp trêu chọc, chê cười trẻ.

– Chia các nhiệm vụ học tập thành các bước nhỏ để trẻ tăng động dễ nắm bắt và thực hiện hơn.

– Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở các em ghi chép bài đầy đủ.

– Nhắc nhở trẻ tập trung vào thầy cô trước khi giảng dạy một kiến thức mới.

– Lặp lại các hướng dẫn với trẻ nhiều lần với một vấn đề.

– Hướng dẫn trẻ sắp xếp dụng cụ học tập vào những vị trí cố định để tránh thất lạc.

– Phân công một trẻ khác có tinh thần học tập tốt giúp đỡ trẻ tăng động học tập.

– Tổ chức thường xuyên các trò chơi tập thể và khuyến khích trẻ tham gia.

Giáo dục trẻ tăng động giảm chú ý không hề đơn giản và luôn đòi hỏi sự nhiệt tâm, kiên trì của các bậc phụ huynh. Để trẻ có thể cải thiện nhanh các triệu chứng, học hành tốt hơn, các bạn độc giả có thể học hỏi kinh nghiệm nuôi dạy con của chị Hà (tổ 11, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), một trong số những bà mẹ đã thành công trong việc áp dụng giáo dục hành vi trong điều trị tăng động:


Trên đây là một số hướng dẫn để gia đình, thầy cô có thể áp dụng để giúp đỡ các trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có thể học tập, tiếp thu kiến thức ở trường tốt hơn. Tuy nhiên, phụ huynh và thầy cô cần xác định tư tưởng rằng, nuôi dạy trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý là một việc làm vô cùng khó khăn đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường với sự kiên trì trong thời gian dài.

DS. Ngọc Hải

Nguồn tham khảo:

https://www.helpguide.org/articles/add-adhd/teaching-students-with-adhd-attention-deficit-disorder.htm

https://childdevelopmentinfo.com/learning/learning_disabilities/teacher/#.WTv-rOvyjIU

Bảng giá

HỖ TRỢ TƯ VẤN, ĐẶT HÀNG: 0963.048.2660962.620.043

  • Cốm EGARUTA (EGA Đỏ) – Mua 6 tặng 1

Từ 2 – 5 hộp: 215.000 đồng/hộp

Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

  • EGARUTA Platinum (EGA Cam) *Mới* – Mua 6 tặng 1

Từ 1 – 5 hộp: 325.000 đồng/hộp

Từ 6 hộp trở lên: 310.000 đồng/hộp

Miễn phí vận chuyển đơn hàng

Để được tư vấn chính xác về công dụng, cách dùng của sản phẩm, cha mẹ lưu ý đọc đúng tên các sản phẩm nhé:

Cốm Egaruta (đọc là E-ga-ru-ta)

Cốm Egaruta Platinum (đọc là E-ga-ru-ta-pờ-la-ti-num)

Đặt hàng online



    360.000 đ

    Phí ship: 30.000 đ

    Tổng tiền 360.000 đ

      Đặt câu hỏi cho chuyên gia

      Viết bình luận
      Theo dõi
      Thông báo
      guest
      12 Bình luận
      Mới nhất
      Cũ nhất Được bình chọn nhiều nhất
      Phản hồi nội tuyến
      Xem tất cả các bình luận
      Anh Nguyễn
      Anh Nguyễn
      3 Năm Trước

      trẻ bị tăng động giảm chú ý có uống thuốc tây kèm cốm này đc ko ah

      Hoa Nguyễn
      Hoa Nguyễn
      3 Năm Trước

      bé 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 rồi nhưng khi học bé không tập chung chú ý , cho em hỏi em cho bé uống cốm này có đc không?

      Hoa Tiêu
      Hoa Tiêu
      3 Năm Trước

      Tăng động giảm chú ý có chữa đươc không? tôi ở hà nội tì đi học can thiệp ở Trung tâm nào tốt ah

      Nhâm,
      Nhâm,
      5 Năm Trước

      Con em 5 tuổi, cháu bị tăng động giảm chú ý. Cháu nghịch lắm, chẳng chịu nghe lời và cũng thường xuyên mất tập trung chú ý. Hiện nay em đang bổ sung omega 3 cho cháu thôi. Không biết bé có dùng thêm cốm Egaruta này được không? Tư vấn giúp em nhé!

      Xuân Thủy ,
      Xuân Thủy ,
      6 Năm Trước

      Bác sĩ cho cháu hỏi con nhà cháu 7 uoi cháu rất nghịch ngợm hiếu động .Đi học ko tập trung , cháu khá bướng đòi gì đòi bằng được em muốn cho cháu dùng cốm có đc không ah ko ạ .Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ em xin cảm ơn

      Nguyễn Thảo.
      Nguyễn Thảo.
      6 Năm Trước

      Xin chào bs ạh… Con em gần 5 tuổi lúc trước em kg để ý nhưng vài tháng gần đây em để ý bé,bé nhà em bây giờ hơi nghịch,ra đường là chạy nhảy,ở nhà cũng vậy,ngồi kg yên tay thì múa,nói chuyện với bé mà bé kg tập chung hay quay chỗ khác,và em nói chưa hết câu thì bé ngất lời và hỏi,đôi lúc em giận la bé thì bé nổi cáo lên nói chuyện lớn tiếng.cũng có lúc bé rất nghe lời và ngoan nhưng chỉ thời gian ngắn thôi.xin hỏi tình trạng bé nhà em có phải mắc chứng Tăng Động giảm chú ý kg ạh