Bạn đã bao giờ nghe đến phương pháp time – out? Đây chính là một trong những hình thức kỷ luật được nhiều phụ huynh áp dụng và đặc biệt hiệu quả với trẻ tăng động giảm chú ý, khó kiểm soát hành vi, cảm xúc. Nhưng cũng giống như bất kỳ phương pháp nào khác, hình thức time – out nếu không được thực hiện đúng cách sẽ khó có thể đạt hiệu quả như mong đợi. Vậy cùng tìm hiểu về phương pháp này ngay tại đây.
Time – out là gì?
Time-out là phương pháp kỷ luật với mục đích giúp trẻ bình tĩnh để có thể suy nghĩ về những việc đã làm và từ đó tự rút ra bài học cho chính mình. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát hành vi, cảm xúc của trẻ tăng động giảm chú ý, giúp trẻ bớt quậy phá, ăn vạ, nóng nảy, cáu gắt vô cớ.
Time out là phương pháp kỷ luật giúp trẻ tăng động giảm chú ý kiểm soát hành vi
Lưu ý trước khi áp dụng time – out cho trẻ tăng động giảm chú ý
Để phương pháp time – out đạt hiệu quả tối ưu, giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt nhất, trước khi thực hiện cha mẹ cần lưu ý:
– Độ tuổi thực hiện time – out: Trẻ từ 2.5 – 3 tuổi là thời điểm thích hợp để bạn bắt đầu áp dụng phương pháp time – out.
– Lựa chọn khu vực time – out: Cần đảm bảo không có các yếu tố gây phân tâm như tivi, đồ chơi, giường, ghế sofa,… hoặc nơi có nhiều người qua lại. Đây phải là nơi làm cho trẻ có cảm thấy “chán nhất”, bởi chính sự nhàm chán này sẽ giúp trẻ dành thời gian để suy nghĩ, nhận thức về những hành vi sai trái của mình.
– Thời gian thực hiện time – out: Số phút thực hiện time – out bằng với số tuổi của trẻ. Ví dụ trẻ 5 tuổi sẽ thực hiện time – out trong 5 phút.
– Sử dụng đồng hồ bấm giờ: Bạn nên dùng đồng hồ để cài đặt thời gian time – out của trẻ nhằm giúp trẻ biết thời gian đang giảm dần, tránh cảm thấy căng thẳng quá mức.
Sử dụng đồng hồ để cài đặt thời gian thực hiện time – out cho trẻ
Cách thực hiện phương pháp time – out cho trẻ tăng động giảm chú ý
Khi trẻ tăng động giảm chú ý nghịch ngợm quá mức, khó kiểm soát hành vi, hay ăn vạ, nóng nảy, cáu gắt vô cớ, cha mẹ có thể áp dụng hình thức phạt time – out theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần giữ bình tĩnh, sau đó yêu cầu trẻ bước vào khu vực time – out và cho trẻ một lí do ngắn gọn với giọng nghiêm nghị, không tranh luận hay la mắng, không chấp nhận lời xin lỗi của trẻ khi đã đưa ra lệnh “time – out”.
Bước 2: Trẻ sẽ ở khu vực time – out với sự kiểm soát của bạn. Lúc này, bạn không được cho trẻ đồ chơi, không tranh luận với trẻ và phải bỏ qua hết những hành động của trẻ như khóc, gào thét, nằm lăn ăn vạ…
Bước 3: Kết thúc time – out là lúc bạn và trẻ cần trò chuyện cùng nhau. Bạn cần đưa ra lý do vì sao trẻ phải vào khu vực time – out và giảng giải để trẻ hiểu những hành vi của mình là sai cũng như hướng dẫn để trẻ biết cách cư xử sao cho đúng.
Nếu trẻ không chịu ngồi time – out thì bạn có thể tăng số phút quá số tuổi, nhưng không quá 15 phút. Và khi time – out đã kết thúc mà trẻ vẫn lặp lại hành vi như cũ, bạn có thể tái thực hiện time – out nhưng lưu ý không quá 20 lần/ngày.
Kết thúc time – out bạn cần trò chuyện với trẻ để giúp trẻ hiểu rõ về hành vi của mình
Nếu con bạn không may mắc chứng tăng động giảm chú ý, hãy tham khảo áp dụng ngay phương pháp time – out để giúp con kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn, ngoài ra bạn có thể gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266, các chuyên gia sẽ tư vấn giải pháp giúp phòng và trị an toàn, hiệu quả.
Giải quyết một số tình huống khi thực hiện time – out cho trẻ tăng động
Trong quá trình thực hiện time – out, trẻ sẽ có những hành vi chống đối lại yêu cầu của cha mẹ, lúc này bạn cần giữ bình tĩnh để có thể xử trí một cách hợp lý. Tham khảo một số tình huống thường gặp sau:
– Trẻ tự ý rời khỏi khu vực time – out: Bạn cần yêu cầu hoặc bế trẻ vào lại vùng time – out, đồng thời cho trẻ biết hậu quả của việc phá luật. Ví dụ bạn có thể nói: “Nếu con bỏ ra ngoài một lần nữa, ngày hôm nay con sẽ không được xem phim Tom và Jerry nữa”
– Trẻ đòi đi vệ sinh lúc thực hiện time – out: Bạn không cần chú ý những gì trẻ nói vì thực tế thời gian time – out là rất ngắn, không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt cá nhân của trẻ. Và một điều chắc chắn là nếu bạn đáp ứng yêu cầu này của trẻ, trẻ sẽ tiếp tục dùng lý do đó để ra khỏi vùng time – out sớm hơn quy định. Trong trường hợp thực sự trẻ cần đi vệ sinh, bạn có thể cho phép, nhưng tuyệt đối không được nói bất cứ điều gì với trẻ. Sau khi kết thúc, bạn tiếp tục đưa trẻ vào vùng time – out và tiếp tục tính thời gian.
– Trẻ la hét, khóc lóc khi thực hiện time – out: Bạn nên mặc kệ bởi bất cứ đứa trẻ nào khi vào khu vực time – out cũng đều la hét, khóc lóc. Tuy nhiên, trẻ sẽ sớm ngừng hành động này sau vài lần nếu nhận thấy cha mẹ không chú ý đến việc mình làm.
– Trẻ lấy đồ chơi ra chơi hoặc giả vờ lên giường nằm ngủ: Một nguyên tắc quan trọng bạn cần tuân thủ và cũng phải cho trẻ biết đó là trong suốt thời gian time – out trẻ sẽ không có bất kì món đồ chơi nào, đồng thời bạn cần chọn khu vực time – out cách xa ti vi, giường, ghế sofa,…
Khi thực hiện time – out hãy mặc kệ những hành vi như khóc lóc, gào thét,… của trẻ
Time – out là mộ phương pháp rất hiệu quả trong việc xây dựng tính kỷ luật và điều chỉnh hành vi cho trẻ tăng động giảm chú ý. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp này và có thể áp dụng giúp con ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.
Xem thêm:
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến nhất hiện nay
Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng cải thiện?
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://childmind.org/article/how-to-make-time-outs-work/
https://www.additudemag.com/do-time-outs-really-work-adhd-children/