Trẻ hay chạy nhảy, đi lại tự do, phá rối các bạn, không tập trung chú ý học tập… là điều mà thầy cô hay phản ánh về trẻ tăng động. Muốn giúp con sớm cải thiện bệnh thì việc kết hợp giáo dục hành vi ở nhà và ở trường sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi trẻ tiếp xúc với thầy cô và bạn bè tối thiểu 9 tiếng mỗi ngày. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tăng động giảm chú ý – Trở ngại lớn với trẻ ở trường
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Thực tế, trẻ tăng động không phải là một đứa trẻ hư, nhưng trẻ có thể gặp nhiều khó khăn ở trường do sự hiếu động quá mức, bốc đồng và kém tập trung:
– Trẻ khó kiểm soát hành vi, hay tự ý rời khỏi chỗ, ngồi sai vị trí, phá phách đồ đạc trong lớp…
– Trẻ dễ bị phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài như: tiếng động lạ, người đi qua, cử động của bạn ngồi trên và bị cuốn theo các tác động này nên bỏ lỡ bài giảng của thầy cô. Chính vì vậy nên áp dụng đúng cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường.
– Trẻ thường hấp tấp, bồng bột, hay “nói trước nghĩ sau”, nói leo trong lớp, trả lời trước khi được hỏi xong, trêu trọc bạn bè, hay chen ngang câu chuyện của bạn bè và thầy cô.
– Trẻ tập trung kém nên rất khó thực hiện được đúng hướng dẫn của thầy cô trong các nhiệm vụ hoặc các trò chơi tập thể yêu cầu theo thứ tự trước sau.
– Trẻ thường quên làm bài tập hoặc làm thiếu, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
– Trẻ thường xuyên làm mất đồ dùng, sách vở…
– Trẻ bất cẩn, hay vi phạm nội quy, bị thầy cô trách phạt, bạn bè trêu trọc nên có thể phát sinh tâm lý chán nản, tự ti…
Trẻ tăng động, kém tập trung làm ảnh hưởng nhiều đến học tập ở trường
Tăng động giảm chú ý có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập và vui chơi của trẻ ở trường. Và nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp trị hiệu quả cho con, vui lòng liên hệ 0963048266 để được tư vấn về cốm Egaruta – giải pháp thảo dược an toàn cho trẻ.
Sự kiên trì giúp thầy cô thành công khi dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường
Điều quan trọng là cha mẹ nên cởi mở chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của trẻ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất, giúp con phát triển toàn diện như bạn bè đồng trang lứa. Mặc dù khó thực hiện nhưng khi làm đúng theo hướng dẫn dưới đây, trẻ sẽ có những cải thiện rõ rệt:
Thiết lập quy tắc lớp học
Các nội quy trong lớp nên được thông báo và nhắc lại thường xuyên để chắc chắn rằng trẻ tăng động giảm chú ý có thể nắm rõ. Thầy cô nên nhẹ nhàng hướng dẫn để trẻ chấp hành những nội quy này một cách dễ hiểu nhất, thay vì yêu cầu “không nói to khi ở trong lớp”, có thể nói: “em hãy tập trung bài tập trên bảng và giữ trật tự khi làm bài nhé”…
Tạo thói quen cho trẻ khi đến lớp
Với cách dạy trẻ tăng động này, thầy cô có thể đặt ra một số quy định trong lớp như: tổ trưởng/nhóm trưởng kiểm tra bài tập về nhà của các thành viên, kiểm tra đồ dùng như sách vở… Những yêu cầu này dần dần trở thành thói quen khi đến lớp của trẻ tăng động để trẻ tạo lập tính tự lập.
Chỗ ngồi cho trẻ tăng động trong lớp
Trẻ nên được xếp chỗ bàn đầu ngay trước bàn giáo viên, cách xa cửa sổ, hạn chế những yếu tố làm trẻ phân tâm như hành động bên ngoài hoặc cử động của bạn ngồi trước. Đặc biệt trong những buổi thảo luận nhóm, nên để trẻ tăng động ngồi ở vị trí trung tâm dễ quan sát để tránh sự xao nhãng phân tâm.
Trẻ tăng động nên được xếp ngồi bàn đầu để tập trung học tập hơn
Nhấn mạnh những nhiệm vụ mà trẻ được giao trong lớp học
Đây là một cách dạy trẻ tăng động rất hiệu quả nếu như thầy cô kiên trì. Thầy cô nên “nhấn mạnh” cho cả lớp về những nội dung mới trong mỗi buổi học để trẻ có ý thức chú ý ngay từ đầu. Vào cuối mỗi tiết học, việc thầy cô nhắc lại những nhiệm vụ về nhà sẽ giúp trẻ tăng động không bỏ sót những yêu cầu này. Với những hoạt động ngoại khóa như tham quan, dã ngoại cần nhắc nhở trẻ về những lưu ý, những vật dụng cần chuẩn bị, giờ giấc xuất phát… tốt nhất nên thông báo dưới dạng văn bản để tránh bỏ sót thông tin.
Hỗ trợ trong học tập là cách dạy trẻ tăng động mà thầy cô cần chú ý
– Trẻ tăng động luôn cần được thầy cô chú ý và hỗ trợ nhiều hơn so với trẻ khác để có thể hoàn thành tốt những yêu cầu ở lớp.
– Thầy cô nên giúp đỡ trẻ bằng cách chia các nhiệm vụ học tập này thành từng phân đoạn nhỏ để trẻ dễ nắm bắt hơn.
– Yêu cầu trẻ nhắc lại các câu hỏi và dành ra tối thiểu 10 – 15 giây trước khi trả lời, không bắt trẻ trả lời ngay lập tức những câu hỏi khó.
– Nhắc nhở trẻ ghi chép bài đầy đủ và có thể để lại ghi chú bằng giấy ngay trước bàn học của trẻ.
– Trẻ có thể được yêu cầu ghép nhóm với một trẻ khác để hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thành những nhiệm vụ về nhà.
– Nhắc nhở trẻ sắp xếp và kiểm tra đồ dùng trước khi ra về.
Các thầy cô giáo của trẻ tăng động có thể lắng nghe chia sẻ của Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hòa về những giải pháp hỗ trợ trẻ trong học tập và cuộc sống tại video sau:
Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường hiệu quả nhất
Đặt câu hỏi thay vì khiển trách
Sự nhẹ nhàng và mềm mỏng này chính là bí quyết trong cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý ở trường. Mặc dù trẻ tăng động hay phạm lỗi ở lớp, nhưng thay vì trách phạt quá nghiêm khắc, thầy cô nên đưa ra những câu hỏi để trẻ tự nhận thức được vấn đề như: “Em có nghĩ đây là việc làm tốt nhất chưa? Nếu như lần tới lặp lại em sẽ làm như thế nào?…”.
Dành cho trẻ những lời khen
Khi trẻ hoàn thành tốt một yêu cầu nào đó, thầy cô nên dành cho trẻ những lời tán dương trước lớp bởi chính sự công nhận này khiến trẻ càng có động lực cố gắng để xứng đáng với sự tuyên dương này. Cách dạy trẻ tăng động này luôn mang lại những hiệu quả bất ngờ
Cách dạy trẻ tăng động ở trường: Tán dương đúng lúc
Thông cảm với khó khăn của trẻ tăng động ở trường
Trẻ tăng động thường rất khó chịu khi phải ngồi yên quá lâu và càng khiến trẻ thêm bứt rứt và mất tập trung hơn. Do đó, thầy cô nên tạo điều kiện cho trẻ thỉnh thoảng được thay đổi tư thế bằng các hành động như: đi vệ sinh, đi uống nước, xóa bảng… (nhưng cần giới hạn về thời gian). Nếu có thể cho phép trẻ sử dụng một số đồ vật cầm tay như một quả bóng cao su mềm hoặc đồ vật không gây tiếng ồn để giúp trẻ bớt đi sự khó chịu này mà không gây xao nhãng việc học.
Khuyến khích trẻ vui chơi thoải mái
Giờ giải lao là thời gian để trẻ thư giãn và vui chơi cùng bạn bè, sẽ tốt hơn nếu thầy cô gợi ý các hoạt động tập thể để tăng kết nối và không nên áp dụng bất kỳ hình phạt nào với trẻ lúc này.
Giúp trẻ tăng động hòa đồng hơn
Thầy cô nên là người khuyến khích trẻ tăng động chia sẻ và sáng tạo hơn bằng việc khuyến khích trẻ chào hỏi và gọi tên nhau ở lớp, tạo một bảng tin nhỏ trong lớp để đăng các thông tin về sở thích, hình ảnh, hoạt động của các thành viên trong lớp…
Ngoài việc giáo dục hành vi cho trẻ, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng sản phẩm thảo dược cốm Egaruta để giúp con nhanh cải thiện hơn. Với thành phần là các thảo dược tự nhiên Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt sự nghịch ngợm, hiếu động, tăng khả năng tập trung chú ý, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.
Ngay từ khi ra đời, cốm Eagruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được nhiều phụ huynh tin tưởng, lựa chọn cho con sử dụng. Cùng lắng nghe chia sẻ của họ tại đây:
Bí kíp trị tăng động giảm chú ý cho con hiệu quả
Nuôi dạy trẻ tăng động là một thử thách không nhỏ đòi hỏi sự kiên trì, mềm mỏng cũng như phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã biết cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý để giúp trẻ thành công hơn ở trường.