Ngày nay, sự phát triển “bùng nổ” của các công ty dược trong và ngoài nước là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của hàng trăm loại biệt dược khác nhau nhưng có cùng hoạt chất, thành phần. Đơn giản như một loại thuốc trị tăng động giảm chú ý là methylphenidate cũng đã có rất nhiều biệt dược khác nhau như: Aptensio, Metadate, Methylin, Quillivant, Ritalin,… Điều này khiến không ít phụ huynh thắc mắc “liệu những thuốc này công dụng, hiệu quả giống nhau không và có thể sử dụng thay thế được không?” Cùng tìm lời giải đáp chính xác trong bài viết sau.
Tính hiệu quả của các thuốc trị tăng động cùng thành phần
Việc đa dạng các loại biệt dược sẽ giúp cho bác sĩ và người bệnh có thêm nhiều lựa chọn trong điều trị, phù hợp với độ tuổi và điều kiện kinh tế. Chẳng hạn như một loại thuốc có cùng hoạt chất methylphenidate, nhưng người lớn thường được chỉ định Ritalin dạng viên nén, trong khi đó hỗn dịch Quillivant sẽ phù hợp với trẻ nhỏ hơn.
Hoặc nếu chọn loại thuốc brand name (biệt dược gốc, được nghiên cứu chứng minh lâm sàng) như Ritalin, Methylin, Metadate, Quillivant, Concerta, Adhansia,… thường chi phí sẽ cao hơn nhiều so với thuốc generic Methylphenidate (thành phần tương tự biệt dược gốc, chỉ cần chứng minh tương đương sinh học).
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, kể cả khi các thuốc trị tăng động có cùng thành phần, hàm lượng, dạng bào chế thì chưa chắc hiệu quả đã giống nhau. Bởi ngoài thành phần chính, thì các tá dược, quy trình bào chế cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển hóa, hấp thu và phát huy sinh khả dụng của thuốc.

Thuốc trị tăng động cùng thành phần chưa chắc hiệu quả đã giống nhau
Nếu bạn có con không may mắc phải chứng tăng động giảm chú ý và đang tìm kiếm giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay, đừng ngần ngại hãy gọi điện hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Thuốc trị tăng động cùng thành phần có thể dùng thay thế nhau được không?
Tiêu chuẩn để đánh giá các thuốc trị tăng động cùng thành phần tương đương sinh học là phải có hàm lượng, dạng bào chế, công dụng và khả năng hấp thụ thuốc vào máu giống nhau. Nhưng nồng độ thuốc trong máu được chấp thuận có thể nằm trong khoảng từ 80 – 125%. Đây có thể là lý do mà nhiều trẻ có phản ứng khác nhau khi chuyển từ thuốc này sang thuốc khác mặc dù thành phần thuốc tương tự.
Không chỉ vậy, một số trường hợp khi chuyển đổi thuốc nhận thấy sự gia tăng các tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu,… Những biểu hiện này có thể liên quan đến sự khác biệt giữa các tá dược như: chất độn, chất kết dính hoặc tạo màu,… trong mỗi biệt dược.
Bởi vậy, các bậc phụ huynh không nên tự ý thay đổi thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ, kể cả khi các thuốc này có cùng thành phần, hàm lượng, dạng bào chế. Đồng thời, nếu đã được bác sĩ chấp thuận, bạn cũng cần theo dõi kỹ lưỡng những hành vi, triệu chứng của trẻ sau khi đổi thuốc mới và thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc.
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị tăng động an toàn, hiệu quả
– Bác sĩ có thể bắt đầu vời liều thấp, sau đó tăng dần theo thời gian cho đến khi triệu chứng của trẻ được kiểm soát tốt nhất. Do đó, phụ huynh cần tuân thủ liều lượng được chỉ định, không tự ý tăng hoặc giảm liều, ngưng dùng thuốc đột ngột để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.
– Kiên nhẫn chờ đợi nếu điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm bởi loại thuốc này thường mất ít nhất 2 – 4 tuần mới phát huy tác dụng.
– Không nên bỏ quên bất cứ liều thuốc nào, nếu lỡ quên, hãy cho trẻ uống ngay khi nhớ ra và có thể bỏ qua nếu quá gần với thời điểm uống liều tiếp theo để tránh dùng quá liều.
– Không tự ý thay đổi thuốc kể cả khi có cùng hàm lượng, thành phần, dạng bào chế mà chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Thông báo với bác sĩ điều trị nếu nhận thấy con có những biểu hiện bất thường như: dị ứng, rối loạn tiêu hóa, khó ngủ,…

Thông báo với bác sĩ khi trẻ có biểu hiện nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc
Xem thêm:
Các thuốc điều trị tăng động giảm chú ý phổ biến nhất hiện nay
Giải pháp thảo dược giúp trị tăng động hiệu quả được hàng ngàn phụ huynh tin dùng!
Mặc dù không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu, nhưng thuốc tây là giải pháp hữu ích với những trẻ tăng động giảm chú ý mức độ nặng, khó điều chỉnh hành vi. Bởi vậy, phụ huynh cần hiểu rõ công dụng, cách dùng của thuốc trị tăng động mà trẻ đang sử dụng nhằm giúp con tránh gặp phải các tác dụng phụ và sớm thoát khỏi căn bệnh này.
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo:
https://www.drugs.com/methylphenidate.html
https://www.additudemag.com/name-brand-versus-generic-drugs-for-adhd/