Theo thống kê của Hiệp hội Thần kinh – Tâm thần Mỹ, tăng động giảm chú ý là chứng bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em từ 3-11 tuổi với tỷ lệ lên đến 8% và khoảng 2% ở người lớn. Vậy đâu là những biểu hiện của bệnh tăng động cần nhận biết sớm? Chỉ với 3 phút đọc bài viết dưới đây, mọi băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp.
Biểu hiện của bệnh tăng động ở trẻ em – Đừng nhầm với hiếu động đơn thuần
Dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ thường xuất hiện rất sớm và được xác định dựa vào những đặc điểm sau:
– Hành vi bốc đồng: trẻ hấp tấp, thường hành động mà không suy nghĩ trước. Trẻ không đủ kiên trì đợi đến lượt mình trong các hoạt động hoặc trò chơi, thường làm phiền người khác hay làm gián đoạn cuộc trò chuyện. Trẻ cũng không lường trước được những nguy hiểm từ các hành vi bốc đồng của mình
Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Nhài (Đăk Lăk) để hiểu rõ hơn về những triệu chứng thể hiện sự bốc đồng, quá khích ở trẻ tăng động, đồng thời biết được giải pháp mà chị đã áp dụng để cải thiện hiệu quả các biểu hiện này cho con chị:
Kinh nghiệm trị tăng động giảm cho con của chị Nhài (Đăk Lăk)
– Hiếu động quá mức: trẻ tăng động luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng nên thường hay ngọ nguậy chân tay, chạy nhảy liên tục và khó khăn khi phải ngồi yên một chỗ trong thời gian dài
– Giảm tập trung chú ý: trẻ kém tập trung, dễ bị phân tâm bởi những yếu tố nhỏ từ bên ngoài, hay bất cẩn, phạm lỗi và bỏ quên nhiệm vụ. Trẻ khó làm theo hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô. Trẻ rất tò mò và thích nhiều thứ cùng một lúc nhưng thường không hoàn thành trọn vẹn một công việc nhất định. Việc tự sắp xếp và lên kế hoạch là một thử thách, trẻ thường xuyên làm thất lạc đồ dùng cá nhân.
– Khó kiềm chế cảm xúc: Trẻ dễ nóng giận, cáu kỉnh vô cớ và khó kiểm soát cảm xúc trong khi tranh luận nên dễ gây gổ với các bạn ở lớp. Đây là biểu hiện của bệnh tăng động thường dễ bị bỏ qua ở trẻ
– Rối loạn giấc ngủ: trẻ tăng động thường hay mất ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc nên thường gặp tình trạng ngủ gà hoặc có xu hướng hoạt động nhiều hơn
Tăng động giảm chú ý mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không nhận biết và điều trị đúng cách sẽ gây phiền toái cho trẻ. Để đồng hành cùng bạn trong hành trình khắc phục chứng bệnh này cho con, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0963048266.
Biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở người lớn
Tăng động giảm chú ý ở người lớn thường khó xác định hơn và “tinh tế” hơn ở trẻ em. Hành vi hiếu động, bốc đồng thường không thể hiện rõ nét nhưng các vấn đề về tập trung chú ý có xu hướng gia tăng hơn với những đặc trưng sau:
– Thường xuyên bất cẩn và thiếu tập trung vào những chi tiết nhỏ khi làm việc.
– Khả năng sắp xếp công việc kém, luôn có xu hướng bắt đầu công việc mới trong khi chưa hoàn thành việc đang làm.
– Hay cảm thấy bồn chồn, căng thẳng không rõ nguyên nhân, hay quên, thường bỏ sót các chi tiết như: quên cuộc hẹn, quên đồ dùng…
– Cảm thấy khó khăn khi phải làm việc một cách yên tĩnh và thường khó kiểm soát lời nói của mình, thường xuyên ngắt lời người khác khi giao tiếp.
– Tâm trạng thất thường, phản ứng thái quá, nóng nảy khi tranh luận với bạn bè, đồng nghiệp.
– Khả năng kiên nhẫn, chịu áp lực rất kém, gặp nhiều khó khăn trong công việc.
– Thường rất hứng thú với những hoạt động mạo hiểm như lái xe tốc độ cao… đôi khi gây nguy hiểm cả cho bản thân và người xung quanh.
Thiếu kiên nhẫn, chịu áp lực kém – Biểu hiện của bệnh tăng động ở người lớn
Những biểu hiện tăng động giảm chú ý ở người lớn đôi khi xuất hiện đồng thời với một số rối loạn khác như: rối loạn hành vi, cảm xúc, rối loạn nhân cách… Để chẩn đoán chính xác cần có thời gian quan sát và kết hợp với khai thác tiền sử bệnh tăng động khi còn nhỏ hoặc những người thân trong gia đình.
Nguyên nhân bệnh tăng động giảm chú ý
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh tăng động vẫn chưa sáng tỏ nhưng theo các chuyên gia, có liên quan đến các yếu tố sau:
– Yếu tố di truyền: đây là một nguyên nhân phức tạp và thường rất khó để can thiệp. Nguy cơ bệnh tăng động tăng lên khi trong gia đình có cha mẹ hay anh chị em có tiền sử bệnh và tỷ lệ này lên đến 90% ở các cặp song sinh
– Bất thường chức năng và cấu trúc não bộ:các kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh hiện đại cho thấy ở người bệnh tăng động có sự khác biệt về kích thước ở một số khu vực não bộ, điển hình là vùng thùy trán, tiểu não, vùng nhân đuôi… Ở những trẻ nhỏ có thể cần vài năm để hoàn thiện cấu trúc và chức năng não bộ này
– Rối loạn dẫn truyền thần kinh: Nồng độ chất kích thích Glutamat gia tăng trong khi chất dẫn truyền ức chế GABA (gama amino butyric acid) bị sụt giảm gây nên các rối loạn trong bệnh tăng động giảm chú ý. Ngoài ra, còn có sự thay đổi nồng độ các chất hóa học điều chỉnh cảm xúc và tinh thần là Dopamin và Norepinephrine
– Các yếu tố nguy cơ khác: Trẻ sinh non, nhẹ cân (trước tuần thứ 37 của thai kỳ, cân nặng dưới 2,5 kg), tổn thương não bộ bẩm sinh, người mẹ hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất gây nghiện, tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm độc (chì, thủy ngân, asen…), cơ địa quá nhạy cảm với các hóa chất phụ gia trong thực phẩm…
Tăng động giảm chú ý sẽ không là thách thức lớn khi được nhận biết đúng các biểu hiện của bệnh tăng động và điều trị đúng phương pháp. Ngoài ra, một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ giúp mang lại nhiều hiệu quả đối với chứng bệnh này.