Thực tế không phải mọi trẻ tăng động đều bốc đồng và nghịch ngợm, ngược lại, có rất nhiều trường hợp tăng động mà khả năng tập trung kém, dễ bị phân tâm làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đây chính là dạng bệnh tăng động ở trẻ em thiên về không tập trung với nhiều triệu chứng dễ bị bỏ qua. Vậy làm thế nào để nhận biết chính xác, tránh nhầm lẫn?
3 dạng bệnh tăng động ở trẻ em – Hiểu rõ để nhận biết
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ từ 3 đến 11 tuổi, đặc trưng bởi sự hiếu động quá mức, bốc đồng và giảm tập trung chú ý. Tùy theo mức độ và biểu hiện cụ thể, bệnh tăng động thường được chia thành ba dạng chính như sau:
– ADHD dạng hiếu động: trẻ thiên về các hoạt động hiếu động thái quá, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi, hoạt động liên tục.
– ADHD dạng không tập trung: khả năng tập trung chú ý bị giảm sút nghiêm trọng.
– ADHD dạng kết hợp cả hiếu động quá mức và giảm tập trung.
Dấu hiệu trẻ tăng động dạng kém tập trung chú ý
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã liệt kê các biểu hiện của dạng bệnh tăng động này như sau:
– Thường xuyên bở lỡ các chi tiết quan trọng hoặc bỏ quên các nhiệm vụ được phân công.
– Khoảng chú ý ngắn, khó tập trung, trẻ gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn.
– Trẻ có thể rất hào hứng khi bắt đầu nhưng lại dễ chán nản, thường có xu hướng bắt đầu một việc mới trước khi hoàn thành công việc hiện tại.
– Trẻ hay “mơ mộng”, không chú ý trong giao tiếp, khó theo kịp cuộc đối thoại của mọi người và dễ bị phân tâm bởi các yếu tố dù là rất nhỏ.
– Hay gặp khó khăn khi phải tự lên kế hoạch thời gian biểu, sắp xếp phòng ngủ, bàn học…
– Trẻ hay tránh né tham gia các nhiệm vụ cần sự tập trung cao độ như các hoạt động nhóm, trò chơi tư duy…
– Hay quên, thường xuyên làm thất lạc đồ dùng như bút, sách, chìa khóa, quên các công việc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng…
Trẻ dễ bị phân tâm – Biểu hiện bệnh tăng động ở trẻ em dạng không tập trung
Bệnh tăng động ở trẻ em được chẩn đoán khi có đầy đủ các triệu chứng, kéo dài trên 6 tháng và làm ảnh hưởng nhiều đến học tập, sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ có thể khám tổng quát để loại trừ một số rối loạn khác như: vấn đề về thính lực, khuyết tật trí tuệ, rối loạn lo âu, trầm cảm…
Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể chữa khỏi nếu được nhận biết sớm và can thiệp đúng cách. Nếu bạn còn băn khoăn về cách điều trị và nuôi dạy trẻ tăng động, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0963048266 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.
Biện pháp giúp trẻ tăng tập trung chú ý
Dưới đây là những hướng dẫn cha mẹ nên áp dụng để giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý trong bệnh tăng động ở trẻ em:
– Tạo cho trẻ thói quen tốt: Bạn nên cùng trẻ thực hiện những việc đơn giản như thu dọn sách vở, đồ chơi sau khi dùng, thói quen thức dậy và đi ngủ đúng giờ… đến khi trẻ tự giác thực hiện như thói quen
– Xây dựng thời gian biểu chi tiết cho trẻ: những công việc hàng ngày của trẻ nên được giới hạn cụ thể về thời gian để dễ dàng thực hiện và không bị bỏ sót. Bạn có thể cùng trẻ lập bản kế hoạch và trang trí ngộ nghĩnh để trẻ yêu thích, hào hứng thực hiện hơn.
Cha mẹ nên xây dựng thời gian biểu chi tiết cho trẻ tăng động
– Chia nhỏ các nhiệm vụ: Trẻ tăng động thường có khoảng chú ý ngắn nên việc chia nhỏ các nhiệm vụ này là cần thiết để trẻ không nản chí. Thay vì nói “con hãy làm bài tập về nhà nhé”, bạn hãy nói cụ thể hơn: “con hãy làm bài tập toán ở chương 2, sau đó làm các bài tiếng anh ở trang 2 nhé”…
– Dạy trẻ cách đối phó với sự phân tâm: Bạn có thể hướng dẫn trẻ một số động tác thể dục nhẹ nhàng hay nghe một bài nhạc mỗi khi quá khó khăn để tập trung. Thầy cô có thể tạo điều kiện bằng cách cho trẻ sử dụng một quả bóp cao su hoặc lên bảng chữa bài hay đi uống nước…
– Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp: Bạn hãy chắc chắn rằng mọi đồ dùng của trẻ được sắp xếp gọn gàng, cố định một nơi để trẻ không mất thời gian tìm kiếm.
– Cắt giảm phiền nhiễu: Để không bị phân tâm, trẻ cần tự học trong một phòng riêng, tránh xa tiếng tivi, máy tính, điện thoại… Ở trường, trẻ nên được sắp xếp ngồi bàn đầu, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào… Đây là cách giúp cải thiện sự tập trung trong bệnh tăng động ở trẻ em.
– Khen thưởng: Khi trẻ hoàn thành bài tập đúng giờ, dọn dẹp phòng ngủ ngăn nắp… bạn hãy dành cho trẻ lời khen ngợi để trẻ biết rằng bạn rất quan tâm về sự tiến bộ của trẻ. Một hệ thống tích điểm với các phần quà dễ thương hay chuyến đi chơi cuối tuần… chính là sự động viên tinh thần tuyệt vời với trẻ tăng động.
Cha mẹ nên tán dương đúng lúc với trẻ tăng động
Giải pháp thảo dược toàn diện cho trẻ tăng tập trung chú ý
Đối với bệnh tăng động ở trẻ em, ngoài giáo dục hành vi, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược là hướng đi mới an toàn, mang lại hiệu quả cao. Câu đằng, An tức hương là hai thảo dược được biết đến với công dụng trấn an tinh thần, giảm các hưng phấn quá mức để ổn định hoạt động trong não bộ. Ngoài ra, hoạt chất Rhynchophylline trong cây Câu đằng có thể tác động làm tăng nồng độ GABA – một chất dẫn truyền thần kinh ức chế quan trọng để cải thiện các biểu hiện tăng động giảm chú ý.
Ứng dụng trong thực tế điều trị, hiện nay sản phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta là giải pháp kết hợp đồng thời cả 2 thảo dược trên cùng các dưỡng chất tốt cho não bộ như Taurin, Magie,… Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng động giảm chú ý đầu tiên trên thị trường có thể giúp tăng tập trung chú ý và giảm các biểu hiện hiếu động quá mức. Ra đời từ năm 2015 đến nay, cốm Egaruta được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con sử dụng, bạn hãy lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của họ để hiểu rõ hơn về phương pháp này:
Chia sẻ của chị Dung về hành trình trị tăng động giảm chú ý cho con 8 tuổi
Lưu ý: Đáp ứng sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy cơ địa của mỗi người