Bạn bối rối, lo lắng khi thấy con có biểu hiện tăng động giảm chú ý? Bạn đang tìm những địa chỉ uy tín để thăm khám cho trẻ và chưa biết phải chuẩn bị những gì trước và sau khi đi khám? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết mọi thắc mắc của bạn!
Bệnh tăng động giảm chú ý chữa ở đâu uy tín, chất lượng?
Việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý không hề dễ và đòi hỏi các nhà chuyên môn có nhiều kinh nghiệm, do vậy, khi nhận thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ tăng động bạn nên sớm cho con đi khám tại một số bệnh viện sau:
Bệnh viện/Phòng khám
Địa chỉ
Miền Bắc
Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Nhi Trung ương
Số 18/879 đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
Trung tâm phục hồi chức năng hoặc khoa Thần kinh – Tâm bệnh, bệnh viện Bạch Mai
Số 78, đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Khoa Thần kinh, bệnh viện Quân y 103
Số 261, đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội
Phòng khám Tâm thần – tâm lý trẻ em
Số 2, ngõ 199, đường Trường Chinh, Hà Nội
Trung tâm Sao Mai – hỗ trợ giáo dục trẻ tăng động
Số 6, ngõ 9, đường Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Bệnh viện tâm thần Mai Hương
Số 4, Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Miền Nam
Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 1
Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2
Số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Tâm lý tâm thần, bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh
Số 165B đường Phan Đăng Lưu, phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Phòng khám tâm lý, bệnh viện quận Tân Phú
Số 609 – 611 đường Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
Phòng khám Nhi đồng Thành Phố
Số 31 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Phòng khám Tâm Gia An
Số 122B đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài ra, bạn có thể đưa trẻ đến khoa khoa Tâm lý – Tâm bệnh của các bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa ở mỗi tỉnh thành trên cả nước để thăm khám và điều trị cho trẻ.
Quy trình chẩn đoán tăng động giảm chú ý
Tùy thuộc kinh nghiệm thăm khám của các chuyên gia, y bác sĩ mà mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một quy trình chẩn đoán, điều trị tăng động giảm chú ý khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung đều có các bước sau:
Chuẩn bị những gì khi đưa trẻ đi khám tăng động giảm chú ý?
Thông tin cha mẹ cung cấp đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý, do vậy trước khi đưa trẻ đi khám bạn cần chú ý:
– Lựa chọn thời điểm thăm khám là lúc trẻ khỏe mạnh, không buồn ngủ, mệt mỏi hay mắc các bệnh lý như ho, sốt, cảm cúm…
– Thu thập ý kiến của thầy cô, người thân, bạn bè về những biểu hiện bất thường của trẻ.
– Ghi chép tất cả những triệu chứng bất thường mà bạn nhìn thấy khi trẻ ở nhà, nơi công cộng…
– Tổng hợp lại tất cả các thông tin về quá trình mang thai, sinh nở, các bệnh lý trẻ từng mắc, tiền sử bệnh lý của người thân trong gia đình…
Hãy đưa trẻ tăng động giảm chú ý đi khám khi chúng khỏe mạnh
Đưa trẻ đi khám chỉ là bước đầu, điều quan trọng là hướng can thiệp của cha mẹ sau khi trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý. Hãy liên hệ tới số0963048266(Zalo hoặc điện thoại) để được các chuyên gia tư vấn cách điều trị cho trẻ hiệu quả!
Sau khi trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, cha mẹ nên làm gì?
Ổn định tâm lý
Ngay sau khi trẻ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý, chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ cảm thấy hoang mang, căng thẳng, thậm chí là sốc, suy sụp tinh thần. Đây là phản ứng tâm lý hết sức bình thường bởi ai mà chẳng mong muốn con mình khỏe mạnh, phát triển bình thường. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng tâm lý, cảm xúc của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới hành vi của trẻ, do vậy bạn nên sớm ổn định tâm lý, chấp nhận những gì đang xảy ra, tự điều chỉnh để vượt qua mọi khó khăn.
Thực hiện liệu pháp giáo dục hành vi cho trẻ
Liệu pháp giáo dục hành vi là lựa chọn ưu tiên trong mọi phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý ở mọi lứa tuổi và được khuyến cáo nên áp dụng càng sớm càng tốt. Giai đoạn 2 – 4 tuổi là thời điểm then chốt bởi nếu cha mẹ kiên trì giáo dục, trẻ sẽ dễ dàng cải thiện hành vi và phát triển các kĩ năng xã hội tốt hơn. Để thực hiện liệu pháp này cha mẹ cần hiểu rõ 6 nguyên tắc sau:
– Khích lệ, cổ vũ những hành vi tốt: Ngay khi thấy trẻ có những hành động đúng đắn, bạn nên dành lời khen ngợi hoặc tặng thưởng bằng những món quà nhỏ để khích lệ tinh thần, giúp trẻ có động lực để tiếp tục cố gắng và làm nhiều điều tốt hơn nữa.
– Đưa ra những hậu quả khi trẻ sai trái: Đưa ra những hậu quả cụ thể và áp dụng ngay khi thấy trẻ có hành vi sai trái để trẻ hiểu, từ đó tự điều chỉnh bản thân và không mắc sai lầm ở những lần sau.
– Thiết lập thói quen tốt cho trẻ: Tạo lập một thời gian biểu có đầy đủ mốc thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể từ thức dậy, đi học, xem ti vi,… cho đến thời gian đi ngủ, nhằm giúp trẻ rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian, sắp xếp, tổ chức công việc và tập trung, chú ý hơn.
– Tạo một không gian học tập yên tĩnh: Trẻ tăng động giảm chú ý rất dễ bị phân tâm ngay cả những tiếng động nhỏ, do vậy bạn nên tạo cho trẻ một không gian học tập thật yên tĩnh, tránh xa ti vi, điện thoại, máy tính… để giúp trẻ tập trung tốt hơn.
– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể dục, thể thao: Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như có nhiều cơ hội để kết giao bạn bè, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao mang tính tập thể như đá bóng, cầu lông, bóng chuyền…
– Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ: Cha mẹ nên dành thời gian tâm sự cùng trẻ để thấu hiểu những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên giúp con giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Khuyến khích trẻ tăng động giảm chú ý tham gia các hoạt động thể thao
Kết hợp sản phẩm thảo dược giúp trẻ sớm kiểm soát các biểu hiện tăng động
Điều trị tăng động giảm chú ý không ưu tiên sử dụng thuốc tây bởi tác dụng chỉ mang tính tức thời mà lại tiềm ẩn quá nhiều tác dụng phụ. Do vậy các chuyên gia luôn khuyến cáo với những trẻ tăng động giảm chú ý dưới 6 tuổi hoặc các triệu chứng chưa quá trầm trọng, giáo dục hành vi kết hợp với các sản phẩm từ thảo dược vẫn được xem là phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất.
Hiện nay, trên thị trường Tpbvsk cốm Egaruta là sản phẩm thảo dược đầu tiên và duy nhất được nhiều chuyên gia đánh giá cao và cũng được nhiều phụ huynh tin tưởng, chọn lựa trở thành bạn đồng hành trong suốt quá trình trị tăng động giảm chú ý cho con mình.
Với thành phần là bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên GABA, Magie, Taurine, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ cơ thể tăng tiết GABA nội sinh, ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động, biết nghe lời, tập trung chú ý và tư duy, ghi nhớ tốt hơn. Cùng lắng nghe câu chuyện của chị Hà (tổ 11, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) để hiểu rõ hơn về những khó khăn khi phải chấp nhận con mắc chứng tăng động và hành trình tìm cách trị bệnh cho con của chị trong video sau:
“Chỉ sau 2 tháng con tôi đã ngoan ngoan, biết nghe lời và bớt nghich ngợm hơn…”
Thăm khám cho trẻ tăng động chỉ là bước đầu tiên, điều quan trọng nhất chính là tâm lý và hướng can thiệp của cha mẹ. Vậy nên ngay khi thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ tăng động giảm chú ý hãy đưa trẻ đi khám và thực hiện theo những hướng dẫn trong bài viết để giúp trẻ sớm cải thiện các triệu chứng và trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời hơn.
Tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội, đã có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm về tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, đặc biệt là trong các bệnh lý chuyên khoa sâu về hệ thần kinh, não bộ.