Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng động giảm chú ý chỉ là một rối loạn phát triển độc lập, không liên quan tới các bệnh lý khác. Đây là quan điểm chưa thực sự chính xác, bởi những nghiên cứu gần đây cho thấy, trên 50% trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý có ít nhất một hoặc nhiều rối loạn mắc kèm khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống.
Nhận biết 9 rối loạn thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý
Khuyết tật học tập
Đa phần trẻ tăng động giảm chú ý đều gặp một số khiếm khuyết trong học tập, chẳng hạn như khả năng đọc, hiểu, viết, tính toán kém. Ngoài ra, sự mất tập trung, dễ bị phân tâm và ghi nhớ kém đã làm trẻ khó nắm bắt được hết những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Kết quả là học hành sa sút, không thể bắt kịp bạn bè đồng trang lứa.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp các khuyết tật về học tập
Rối loạn ngôn ngữ
Vì sự nghịch ngợm, hiếu động, bốc đồng, thiếu tập trung, nên trẻ tăng động thường gặp nhiều khó khăn khi học hỏi từ những người xung quanh để gia tăng vốn từ vựng, cách phát âm,… dẫn đến kỹ năng ngôn ngữ kém.
Thậm chí, nhiều trẻ còn gặp tình trạng rối loạn ngôn ngữ khiến trẻ khó tiếp nhận, thấu hiểu lời người khác hoặc giảm khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua ngôn từ. Trong giao tiếp, trẻ khó có thể sử dụng đúng từ ngữ để diễn đạt thành một câu hoàn chỉnh và gặp khó khăn để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, điều này có thể làm chúng tự ti về bản thân, lâu dần sinh ra tâm lý nóng nảy, cáu gắt vô cớ và làm tăng các biểu hiện tăng động giảm chú ý.
Để hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ tăng động mắc kèm rối loạn ngôn ngữ, chậm nói gặp phải, bạn có thể lắng nghe câu chuyện của con trai chị Mút (Đồng Nai) tại video sau:
Hành trình giúp con cải thiện chứng tăng động, chậm nói hiệu quả
Rối loạn tic
Đôi khi trẻ tăng động cũng có những biểu hiện giống như hội chứng Tic như lắc lư đầu hoặc nói những câu từ vô nghĩa. Ngoài ra, một số thuốc điều trị tăng động có thể là yếu tố nguy cơ gây khởi phát các triệu chứng tic.
Rối loạn chức năng điều hành
Rối loạn chức năng điều hành là tình trạng thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý gây suy giảm khả năng quản lý thời gian, tổ chức sắp xếp, lên kế hoạch và tập trung xử lý công việc hiệu quả.
Rối loạn lo âu
Não bộ của trẻ tăng động luôn trong trạng thái kích thích quá mức khiến trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, stress kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác buồn bực, khó chịu, sợ hãi thái quá, gây giảm hứng thú, mất tập trung và ảnh hưởng đến khả năng tạo dựng, duy trì mối quan hệ bạn bè của trẻ.
Trẻ tăng động giảm chú ý thường gặp tình trạng rối loạn lo âu
Nếu con bạn không may mắc chứng tăng động giảm chú ý và bạn đang tìm kiếm giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất hiện nay, hãy chủ động gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0963.048.266 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Rối loạn giấc ngủ
Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ tăng động, theo thống kê có 65% trường hợp gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ, mộng mị, trằn trọc và tỉnh giấc quấy khóc về đêm.
Rối loạn hành vi chống đối
5 – 15% trẻ tăng động gặp tình trạng rối loạn hành vi chống đối. Trẻ thường có những hành động, thái độ tiêu cực mang tính chất đối kháng, không chịu hợp tác, nói dối, kèm theo đó là sự hung hăng, đối xử với người khác một cách khắc nghiệt hoặc bằng thái độ rất thờ ơ. Và bản thân chúng cũng không hề thấy có lỗi hay hối tiếc về những hành vi của mình. Trẻ cũng dễ sa vào các tệ nạn xã hội như lạm dụng rượu bia, nghiện ma túy, cờ bạc, đánh nhau, trộm cắp,…
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực hay chứng hưng – trầm cảm là một rối loạn thần kinh gây ra sự biến đổi về cảm xúc không ổn định. Người bệnh có thể đang vui vẻ, phấn khích,… đột ngột trở nên buồn rầu, chán nản, căng thẳng, lo sợ,… mà chẳng rõ lý do. Tình trạng này có thể gặp ở một số trẻ tăng động giảm chú ý, khiến trẻ khó kiểm soát cảm xúc, vui buồn thất thường và dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có hành vi tự tử.
Một số trẻ tăng động mắc kèm chứng rối loạn lưỡng cực
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Một số trẻ tăng động còn gặp tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến trẻ luôn bị ám ảnh, lo sợ, chúng bị thôi thúc phải thực hiện một hành vi gì đó mới thấy thoải mái. Ví dụ như trẻ luôn cảm thấy sợ bẩn nên phải rửa tay liên tục,….
Giải pháp điều trị tăng động giảm chú ý và hạn chế những rối loạn mắc kèm
Điều trị tăng động giảm chú ý muốn đạt hiệu quả cao cần kết hợp chặt chẽ, linh hoạt nhiều phương pháp bao gồm giáo dục hành vi, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược như cốm Egaruta
Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó trẻ sẽ biết cách kiểm soát hành vi, cảm xúc, bớt nghịch ngợm, hiếu động và có sự tập trung chú ý tốt hơn.
Từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn sử dụng, phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Hà (Điện Biên) trong video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực của sản phẩm thảo dược này:
Với những thông tin trong bài viết, hi vọng các bậc phụ huynh đã có những nhìn nhận cụ thể về các rối loạn thường gặp ở trẻ tăng động giảm chú ý, từ đó nhận thức đúng hơn về tầm quan trọng trong việc điều trị dứt điểm hội chứng này.
DS. Thủy Tiên
Nguồn tham khảo: https://www.additudemag.com/when-its-not-just-adhd/